Tình trạng niệu đạo bị viêm là gì? - Dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm và điều trị như thế nào?
Bài viết có ích: 139 lượt bình chọn
Niệu đạo bị viêm hay viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Trong đó, nam giới trong độ tuổi sinh sản thường có khả năng mắc cao hơn so với nữ. Khi viêm niệu đạo không được phát hiện sớm có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm ảnh hưởng đến tinh thần, sức khoẻ của người bệnh. Nếu chưa nắm rõ các thông tin về bệnh lý này thì hãy theo dõi các thông tin được chúng tôi chia sẻ ngay dưới đây nhé!
Khái niệm niệu đạo bị viêm là gì?
Niệu đạo chính là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể, ở nam giới niệu đạo còn có chức năng dẫn tinh dịch ra bên ngoài khi xuất tinh. Niệu đạo bị viêm là tình trạng cơ quan này bị các yếu tố gây hại tấn công gây viêm nhiễm. Tác nhân gây viêm niệu đạo thường được chia thành 2 nhóm chính là viêm niệu đạo do lậu cầu và viêm niệu đạo không do lậu cầu, cụ thể:
- Viêm niệu đạo do lậu cầu: nguyên nhân chính là do vi khuẩn lậu, thường xảy ra thông qua các con đường như quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh lậu hoặc tiếp xúc với dịch tiết, mủ từ người bệnh
- Viêm niệu đạo không do lậu cầu: thường do các loại vi khuẩn khác như chlamydia, e.coli,...gây ra và thường xảy ra do các thói quen vệ sinh kém, nhịn tiểu trong thời gian dài,...
Thông thường, viêm niệu đạo xảy ra do quan hệ tình dục kém lành mạnh nhưng cũng có thể là biến chứng từ các thủ thuật như đặt ống thông tiểu, nội soi bàng quang,...gây ra.
Dấu hiệu cảnh báo niệu đạo bị viêm
Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo niệu đạo bị viêm sẽ giúp người bệnh chủ động có biện pháp điều trị hiệu quả từ sớm. Viêm niệu đạo là bệnh liên quan đến đường tiểu nên các triệu chứng cũng thường liên quan đến vấn đề tiểu tiện như sau:
Dấu hiệu nhận biết ở nam giới
- Tần suất đi tiểu trong ngày >8 lần, buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít kèm theo cảm giác buốt rát và nước tiểu đục màu
- Đầu niệu đạo sưng đỏ, ngứa lỗ sáo và bao quy đầu, dương vật có cảm giác căng tức, bìu bị đau
- Lỗ niệu đạo tiết nhiều dịch nhầy có màu trắng hoặc vàng xanh
- Trong và sau khi quan hệ tình dục có cảm giác đau buốt, đau nhất khi cương và xuất tinh. Cơn đau có thể âm ỉ lan xuống vùng bụng dưới, thắt lưng và xương mu
- Các trường hợp nặng còn xuất hiện các triệu chứng toàn thân như buồn nôn, nổi hạch, sốt và nóng ran bên trong vùng niệu đạo
Dấu hiệu nhất biết ở nữ giới
- Đi tiểu nhiều lần trong ngày, thường xuyên cảm thấy đau, buốt khi đi tiểu kèm theo nước tiểu có mùi hôi, có thể có mủ
- Đau bụng dưới dữ dội, đau cả khi quan hệ tình dục và lỗ niệu đạo bị sưng đỏ
- Loạn khuẩn niệu đạo gây tiết nhiều khí hư, khí hư có mùi hôi tanh khó chịu và nhầy
- Xuất hiện các triệu chứng toàn thân như nóng, sốt, đau mỏi toàn thân
Các triệu chứng viêm niệu đạo ở nữ có thể hơi khó nhận biết vì có sự tương đồng với các bệnh lý khác như viêm đường tiết niệu hay các bệnh viêm phụ khoa. Do đó, để chắc chắn người bệnh nên chủ động thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết để có kết quả chính xác nhất.
Viêm niệu đạo có thể gây ra biến chứng gì?
Niệu đạo bị viêm dù ở nam hay nữ thì cũng cần điều trị sớm bởi đây không phải bệnh có thể tự khỏi. Nếu để lâu, viêm niệu đạo sẽ chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khoẻ người bệnh như:
- Gây nhiễm trùng các cơ quan lận cận như suy thận, viêm bàng quang hoặc gây viêm tắc vòi trứng ở nữ. Từ đó gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của người bệnh
- Viêm niệu đạo để lâu có thể để lại sẹo khiến cho lỗ niệu đạo hẹp đi. Niệu đạo hẹp sẽ khiến người bệnh khó tiểu, tiểu buốt cũng như lượng nước tiểu không nhiều
- Viêm niệu đạo còn khiến cả nam và nữ gặp đau đớn trong khi quan hệ tình dục. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến người bệnh không đạt được khoái cảm gây chán nản, tự ti, không dám gần gũi bạn tình ảnh hưởng đến hạnh phúc lứa đôi
- Đối với nữ giới, nếu niệu đạo bị viêm khi đang mang thai thì thai nhi cũng cơ nguy cơ nhiễm bệnh từ mẹ. Lúc này, thai nhi rất dễ bị chết lưu, nhiễm trùng hoặc mang thai ngoài tử cung gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người mẹ.
Để hạn chế biến chứng do viêm niệu đạo gây ra, người bệnh cần thận trọng trong việc lựa chọn phương pháp điều trị. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà để tránh trường hợp vi khuẩn kháng thuốc khiến việc điều trị không hiệu quả.
Các phương pháp điều trị viêm niệu đạo đúng hiện nay
Điều trị niệu đạo bị viêm bằng phương pháp nào an toàn, nhanh khỏi mà không để lại biến chứng cũng là vấn đề được rất nhiều bệnh nhân quan tâm. Hiện nay, để điều trị viêm niệu đạo, sau khi xét nghiệm chẩn đoán chi tiết, bệnh nhân có thể được tư vấn điều trị theo 1 trong 2 phương pháp sau:
- Điều trị bằng thuốc chuyên khoa đặc trị có tác dụng tiêu viêm, loại bỏ các triệu chứng khó chịu của viêm niệu đạo. Phương pháp này phù hợp với các trường hợp viêm niệu đạo được phát hiện sớm, các triệu chứng còn nhẹ. Những trường hợp không phát hiện kịp thời thì nên điều trị bằng các biện pháp ngoại khoa để đạt hiệu quả tốt nhất
- Điều trị ngoại khoa bằng hệ thống CRS II: tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và có thể đã lan sang các cơ quan lân cận thì nên điều trị bằng CRS II. Đây là phương pháp điều trị hiện đại với nguyên lý xâm lấn tối thiểu có thể tìm và tiêu diệt chính xác ổ viêm trong niệu đạo. Từ đó, các triệu chứng bệnh được cải thiện, ngăn ngừa ổ viêm lan rộng ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Hiện nay, Đa khoa Quốc tế Cộng đồng là một trong những địa chỉ điều trị viêm niệu đạo uy tín có áp dụng CRS II vào phác đồ điều trị. Nếu bệnh nhân quan tâm đến phương pháp này có thể liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được chuyên gia tư vấn chi tiết hơn về hệ thống CRS II cũng như các phương pháp điều trị khác tại phòng khám.
Bài viết này đã chia sẻ một số thông tin quan trọng liên quan đến tình trạng niệu đạo bị viêm. Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh sẽ có thể tự nhận biết được dấu hiệu bệnh lý cũng như thấy mức độ nguy hiểm của bệnh để chủ động phòng tránh và điều trị khi cần thiết. Nếu cần tư vấn thêm các thông tin liên quan, vui lòng liên hệ theo hotline kể trên để được hỗ trợ.
- Viêm niệu đạo chlamydia là bệnh lý như thế nào? Có nguy hiểm không?
- Tìm hiểu về viêm niệu đạo không đặc hiệu và biện pháp phòng tránh - điều trị an toàn
- So sánh niệu đạo nam và niệu đạo nữ - Tìm hiểu một số bệnh lý thường gặp ở niệu đạo
- Xét nghiệm tế bào biểu mô niệu đạo cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe?
- Ung thư niệu đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu, yếu tố nguy cơ
- Phương pháp tán sỏi niệu đạo: Quy trình điều trị, ưu điểm và hạn chế