Phương pháp tán sỏi niệu đạo: Quy trình điều trị, ưu điểm và hạn chế

Điểm trung bình: 4.3/5
Bài viết có ích: 569 lượt bình chọn

Tán sỏi niệu đạo là một trong số các phương pháp điều trị, khắc phục và cải thiện tình trạng sỏi hình thành trong niệu đạo ảnh hưởng đến sức khỏe tiết niệu của người bệnh. Quy trình diễn ra cũng như ưu và nhược điểm của phương pháp sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây! 

Tổng quan về sỏi niệu đạo 

Tán sỏi niệu đạo là phương pháp tác động vào viên sỏi tại niệu đạo - hình thành do các tinh thể vi chất tích tụ tại niệu đạo sau quá trình trao đổi và bài tiết. Sỏi niệu đạo là tình trạng sỏi hình thành hoặc mắc kẹt trong niệu đạo, ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Sỏi niệu đạo có thể hình thành tại nhiều vị trí khác nhau trong niệu đạo, nhưng thường gặp nhất ở các vị trí hẹp hoặc có túi thừa. 

Nguyên nhân hình thành sỏi niệu đạo có nhiều như:

  • Sỏi từ bàng quang hoặc thận di chuyển xuống và mắc kẹt tại niệu đạo, được bồi đắp và phát triển ngày càng to dần tại niệu đạo.
  • Túi thừa niệu đạo: Túi thừa là các túi nhỏ hình thành trong niệu đạo, nơi nước tiểu có thể đọng lại và tạo điều kiện cho sỏi hình thành.
  • Chít hẹp niệu đạo: Các vị trí hẹp trong niệu đạo do viêm nhiễm, chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh có thể làm nước tiểu khó thoát ra, dẫn đến sự hình thành sỏi.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Nhiễm trùng có thể làm thay đổi thành phần nước tiểu, tạo điều kiện cho các khoáng chất kết tinh và hình thành sỏi.
  • Bất thường trong cấu tạo bộ phận sinh dục: Ở nam giới, niệu đạo dài hơn và có nhiều đoạn cong, làm tăng nguy cơ sỏi mắc kẹt. 

Các dấu hiệu phát hiện bệnh 

Triệu chứng nổi bật cũng như đặc trưng nhất của sỏi tiết niệu hay sỏi niệu đạo là cảm giác đau quặn thắt lại tại khu vực bụng dưới bàng quang và gặp các vấn đề về tiểu tiện như:

  • Khó khăn khi đi tiểu, tiểu ngắt quãng, tiểu ngập ngừng, tiểu buốt và cảm giác nóng rực niệu đạo khi đi tiểu với dòng nước tiểu nóng ấm. 
  • Cơn đau quặn thắt tại niệu đạo và bộ phận sinh dục, đau nhiều hơn khi bạn đi lại, vận động mạnh. 
  • Khi gặp tình trạng khó tiểu người bệnh sẽ cảm nhận đau đớn rõ ràng ở khu vực thận. 
  • Nước tiểu có màu đục bất thường và mùi hôi gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh. 

Biến chứng ảnh hưởng của sỏi niệu đạo 

  • Tắc nghẽn đường tiểu: Gây ra trào ngược, nước tiểu đi ngược dòng gây ra viêm nhiễm và nhiễm trùng hệ tiết niệu và gây đau bụng dữ dội. 
  • Giãn đài bể thận hoặc ứ nước tiểu tại thận: Lượng nước tiểu không được đào thải ra ngoài sẽ bị tích tụ lại và di chuyển ngược lại vào thận và gây ra tình trạng ứ nước tại thận. 
  • Làm suy giảm chức năng và khả năng làm việc của thận, lâu dài gây ra suy thận cấp và mãn tính. 

[Shortcode tư vấn 1]

 

Các phương pháp tán sỏi niệu đạo hiện nay 

Được coi là phương pháp mang lại hiệu quả cao nhất hiện nay, tán sỏi niệu đạo thường được áp dụng các loại kỹ thuật sau: 

  • Sử dụng sóng xung động tác động ngoài cơ thể: Thông qua môi trường nước trong cơ thể làm vỡ những viên sỏi và đẩy viên sỏi ra khỏi cơ thể bằng thuốc điều trị nội khoa. Với ưu điểm là hiệu quả đến 70% tuy nhiên không thể áp dụng cho sỏi niệu đạo với kích thước lớn hơn 0.7cm. 
  • Phương pháp tán sỏi nội soi: Sử dụng nội soi kết hợp với laser để loại bỏ viên sỏi ra ngoài theo con đường truyền thống. Ưu điểm được kể đến là có thể sử dụng ống nội soi mềm và loại bỏ trực tiếp các viên sỏi. Hạn chế là nếu bệnh nhân bị viêm nhiễm hoặc bị hẹp ống niệu đạo thì sẽ không thể thực hiện được. 

Ngoài các phương pháp trên thì bệnh nhân có thể cần mổ nội soi lấy sỏi đối với tình trạng bệnh lý nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. 

Quy trình tán sỏi đúng chuẩn Y tế

Sau khi khám xét và có kết quả cũng như chỉ định thực tế từ bác sĩ bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng để chuẩn bị quần áo cũng như thuốc thang trước khi thực hiện tán sỏi: 

Chuẩn bị

Bệnh nhân được bác sĩ hướng dẫn vệ sinh cơ thể thay từ trang phục thường ngày sang quần áo của cơ sở y tế. Bệnh nhân sẽ được gây mê hoặc gây tê tủy sống và đặt ở tư thế ngửa, dạng hai chân.  

Thực hiện nội soi

Sau khi kiểm tra ống nội soi cứng hoặc mềm tùy theo lựa chọn của bệnh nhân, khử khuẩn và đảm bảo vệ sinh. Bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đi từ niệu đạo lên niệu quản, tiếp cận viên sỏi.

Thực hiện tán sỏi

Sử dụng tia laser hoặc năng lượng khí nén, sóng xung kích để phá vỡ viên sỏi thành các mảnh nhỏ dựa theo số lượng và kích thước ban đầu của viên sỏi để lựa chọn mức độ và lực tán. 

Loại bỏ sỏi

Các mảnh sỏi lớn sẽ được gắp bỏ bằng dụng cụ chuyên dụng ra khỏi cơ thể hoặc được đào thải sau khi sử dụng thuốc uống nội khoa. 

Kiểm tra lại và kết thúc thủ thuật

Bệnh nhân sẽ được đẩy về phòng hồi sức, kiểm tra lại các thông số để đảm bảo không gặp vấn đề gì sau khi thực hiện thủ thuật. 

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

Những điều cần lưu ý sau khi tán sỏi 

Tán sỏi niệu đạo là một thủ thuật không quá phức tạp nhưng cũng đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao và bệnh nhân sau đó cần được nghỉ ngơi và thư giãn thật sự đầy đủ. Nếu đang hoặc sắp thực hiện tán sỏi ở niệu đạo hoặc các vị trí khác trong hệ tiết niệu bạn cần: 

  • Nghỉ ngơi: Nên nằm nghỉ tại giường hoặc đi lại nhẹ nhàng trong ít nhất 1-2 ngày đầu tiên. Hạn chế vận động như chạy nhảy trong 1 tuần đầu tiên. 
  • Uống nhiều nước: Uống đủ nước giúp loại bỏ các mảnh sỏi còn sót lại và ngăn ngừa sỏi tái phát. Cũng như giúp cơ thể tăng cường thanh lọc và loại bỏ các yếu tố nguy cơ. 
  • Chế độ ăn uống: Ăn các loại thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp trong vài ngày đầu. Sau đó, bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, cá, rau xanh, và hoa quả. Tránh các loại thực phẩm độc hại cay nóng, chế biến sẵn, chứa cồn hoặc các loại chất bảo quản...
  • Theo dõi triệu chứng: Nếu có các triệu chứng bất thường như đau quặn thận, tiểu ra máu, tiểu buốt, sốt cao, cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
  • Tái khám: Tuân thủ lịch tái khám của bác sĩ để đảm bảo không có biến chứng và theo dõi quá trình hồi phục.

Phải làm gì để phòng tránh tái phát? 

Như các bệnh lý khác nếu bạn không thực hiện lối sống lành mạnh thì vẫn có thể tái phát sau khi tán sỏi niệu đạo như bình thường. Bác sĩ khuyến cáo người bệnh nên có đời sống tinh thần và sinh hoạt thoải mái cũng như nên uống đủ nước, hạn chế sử dụng các loại nước uống có ga, nước ngọt chế biến sẵn gây ra các bệnh về thận, hạn chế rượu, bia, đồ ăn đóng gói, đồ ăn có quá nhiều gia vị..

Chăm chỉ nấu ăn tại nhà và ăn các đồ chế biến trong ngày, bổ sung nhiều rau để hỗ trợ quá trình đại tiện được dễ dàng và thoải mái hơn. Tập thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường nhanh chóng quá trình trao đổi chất và hỗ trợ quá trình đại tiện trở nên dễ dàng hơn. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Nếu có vấn đề về sức khoẻ không nên tự chữa bệnh tại nhà mà cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ có đầy đủ chuyên môn và đúng chuyên khoa. Gọi ngay đến 0243 9656 999 để được tư vấn cụ thể về phương pháp tán sỏi niệu đạo, tình trạng của bạn và nhận mã khám, mã khuyến mại lên đến 50% từ Đa khoa quốc tế Cộng Đồng. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối