Rò hậu môn bệnh học: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 899 lượt bình chọn

Rò hậu môn bệnh học là bệnh lý khu vực hậu môn – trực tràng nhiều người mắc phải. Những bệnh nhân ung thư, có chấn thương hậu môn hay mắc bệnh Crohn,... nguy cơ rò hậu môn càng cao. Rò hậu môn gây đau nhức, tiết dịch mủ, khiến bệnh nhân khó chịu,... Nắm rõ cách điều trị để phòng tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Bệnh rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn bệnh học là gì? Là đường hầm nhỏ phát triển khi các tuyến bã trong hậu môn bị nhiễm trùng, áp-xe. Theo thời gian, đường rò ngày càng phát triển, nối thông với da bên ngoài hậu môn.

Rò hậu môn bệnh học

Rò hậu môn bệnh học

Rò hậu môn xảy ra phổ biến ở độ tuổi từ 30 đến 50 với diễn biến khá phức tạp. Tùy từng đặc điểm của đường rò, căn bệnh này được chia thành các loại:

  • Rò hậu môn hoàn toàn: Lỗ rò có hai đầu nối thông từ trong lòng hậu môn ra bề mặt da nằm gần hậu môn
  • Rò hậu môn không hoàn toàn: Đường rò này chỉ có một lỗ được tạo thành phía trong hay ngoài hậu môn.
  • Rò hậu môn đơn giản: Đường rò phát triển theo đường thẳng, không có hoặc có ngóc ngách nhưng ít.
  • Rò hậu môn phức tạp: Còn gọi là rò móng ngựa. Trường hợp này lỗ rò ngoằn nghèo, phát triển nhiều nhánh thông ra ngoài da.
  • Rò hậu môn ngoài cơ thắt: Đường rò xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn
  • Rò hậu môn trong cơ thắt: Là một lỗ rò nông phát triển ngay bên dưới da cạnh hậu môn.
  • Rò hậu môn qua cơ thắt: Đường rò nằm cắt ngang cơ co thắt của hậu môn

Nguyên nhân gây bệnh rò hậu môn

Rò hậu môn bệnh học do nguyên nhân nào hình thành? Có 2 tác nhân chính gây rò hậu môn là khách quan và chủ quan. Nắm rõ từng tác nhân để có biện pháp điều trị phù hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.

1. Nguyên nhân chủ quan

Do các ổ áp-xe nằm cạnh hậu môn không được phát hiện và điều trị kịp thời, dẫn đến rò hậu môn.

2. Nguyên nhân khách quan

Do người bệnh đã mắc một số bệnh lý có khả năng cao gây rò hậu môn, ví dụ như ung thư, lao, Crohn,... Ngoài ra, bệnh nhân từng gặp chấn thương ở hậu môn, làm thủ thuật tại tuyến tiền liệt, phụ nữ đã qua sinh đẻ,...

3. Một số nguyên nhân khác

Ngoài nguyên nhân chủ quan và khách quan ở trên, bị rò hậu môn có thể xuất phát từ những lý do sau:

  • Người bệnh bị táo bón, tình trạng táo bón đã kéo dài một thời gian
  • Chưa vệ sinh hậu môn sạch sẽ, cẩn thận
  • Bị nhiễm trực khuẩn E.coli, vi khuẩn lao, tụ cầu,...
  • Đã làm thủ thuật liên quan đến hậu môn
  • Đã mắc một số bệnh lý về đường ruột
  • Người bị nhiễm HIV, hệ miễn dịch suy giảm nghiêm trọng.

Triệu chứng nhận biết bệnh rò hậu môn

Triệu chứng nhận biết rò hậu môn bệnh học là gì? Thực tế, triệu chứng rò hậu môn có rất nhiều, đa dạng ở từng bệnh nhân. Song, nhìn chung có những biểu hiện chính sau đây:

  • Ổ áp-xe chảy ra mủ

Đầu tiên, ổ áp-xe chỉ sưng, phồng. Người bệnh có thể cảm thấy tưng tức, khó chịu hậu môn. Bệnh nhân có dấu hiệu đi kèm như: sốt, da đổi màu tại khu vực hậu môn,... Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, áp-xe sẽ chảy mủ, vô cùng nguy hiểm.

 Áp-xe chảy mủ

 Áp-xe chảy mủ

  • Sưng phù ở hậu môn

Triệu chứng rò hậu môn mà bệnh nhân dễ nhận thấy là da bao quanh hậu môn xuất hiện tình trạng sưng phồng, ửng đỏ. Thêm nữa, hậu môn viêm nhiễm khuẩn, có mủ nổi.

  • Đau hậu môn

Bệnh nhân bị vi khuẩn xâm nhập, gây viêm nhiễm, chảy mủ kéo theo cảm giác đau rát khi chạm vào hay vận động mạnh.

  • Ngứa hậu môn

Khi mụn và mủ của ổ áp-xe xuất hiện, chúng sẽ ảnh hưởng tới nhiều vị trí xung quanh hậu môn. Khiến bệnh nhân luôn có cảm giác ngứa, khó chịu ở hậu môn.

  • Sốt

Khi bị rò hậu môn, bệnh nhân bị sưng viêm kèm mưng mủ. Cơ thể phải sản sinh ra các yếu tố chống lại. Vì thế, bệnh nhân có hiện tượng sốt.

Sốt

Sốt 

  • Các yếu tố khác

Ngoài triệu chứng điển hình trên, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng khác như: Xì hơi nhiều lần trong ngày, phân rò ra ngoài, máu đi qua lỗ rò, đại tiện kèm máu, ổ áp-xe tái phát nhiều lần đã lâu không khỏi,...

Tác hại và biến chứng của bệnh rò hậu môn 

Rò hậu môn bệnh học nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Có thể để lại cho sức khỏe con người nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là 3 tác hại chính được liệt kê:

  • Lở loét xung quanh hậu môn: Mủ và chất dịch tiết ra từ lỗ rò có thể khiến khu vực da xung quanh hậu môn bị nhiễm khuẩn, sưng tấy, lở loét
  • Hình thành lỗ rò ở bộ phận khác: Bệnh càng kéo dài thì lỗ rò càng có điều kiện phát triển thêm về số lượng đường rò. Lỗ rò ảnh hưởng xấu đến các khu vực khác như trực tràng, niệu đạo, âm đạo,...
  • Tác hại về mặt tâm lý: Triệu chứng của rò hậu môn khiến bệnh nhân luôn mang trong mình tâm trạng lo lắng, bất an, cảm thấy tự ti với người xung quanh. Từ đây, chất lượng cuộc sống giảm sút nghiêm trọng.

 >>Xem thêm: Áp xe rò hậu môn – bệnh lý biến chứng nguy hiểm tính mạng!

Kết luận: Phát hiện và điều trị bệnh sớm và điều vô cùng cần thiết. Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh, bạn nên tìm tới bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán, tiến hành chữa trị.

Cách điều trị bệnh rò hậu môn phổ biến nhất

Rò hậu môn bệnh học và cách điều trị bệnh phổ biến nhất hiện nay là gì? Bệnh nhân nên nhớ một điều, đối với bệnh rò hậu môn, dùng thuốc không thể chữa khỏi hoàn toàn. Phẫu thuật mới là phương pháp điều trị duy nhất cho căn bệnh này. 

Có nhiều phương pháp phẫu thuật được tiến hành. Tuy nhiên, để bệnh được điều trị triệt để, dù áp dụng theo cách thức nào, bệnh nhân cần tuân thủ theo nguyên tắc:

  • Lựa chọn phương pháp ngoại khoa phù hợp nhất cơ địa
  • Cần tìm ra đường rò nằm trong ống hậu môn
  • Cắt bỏ hết tổ chức xơ
  • Phá bỏ tất cả ngóc ngách của đường rò
  • Tránh gây tổn thương các cơ co thắt nằm trong ống hậu môn
  • Sau phẫu thuật, phải đảm bảo đường rò liền từ trong ra ngoài và từ dưới lên trên

Hiện nay, điều trị rò hậu môn bằng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II được Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng. 

Phương pháp HCPT

Phương pháp HCPT

Phương pháp này có nhiều ưu điểm vượt trội so với phương pháp truyền thống: 

  • Độ chính xác cao: Nhờ thiết bị kỹ thuật hiện đại, xác định chính xác vị trí bệnh lý, loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây bệnh.
  • Ít đau đớn và giảm thiểu máu chảy: Hạn chế đau đớn về thể xác cũng như tình trạng chảy máu vì được gây tê kết hợp nhiệt lượng thấp và vùng xâm lấn tối thiểu.
  • Thời gian hồi phục nhanh: Vết thương nhỏ, không để lại sẹo, thời gian hồi phục bệnh nhanh chóng.
  • An toàn, biến chứng thấp và thời gian thủ thuật diễn ra nhanh.

>>Xem thêm: Rò hậu môn phức tạp là gì? Cách chữa khỏi 100%

Không chỉ có phương pháp phẫu thuật tân tiến, hiện đại. Phòng khám có đội ngũ bác sĩ hậu môn – trực tràng giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, có chuyên môn, có tâm với nghề:

  • Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam. Nguyên Trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa (Bệnh viện Việt Đức). Chuyên gia đầu ngành trong việc khám và điều trị bệnh trĩ, áp-xe, rò hậu môn,...
  • Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: Phẫu thuật viên, Trưởng khoa phẫu thuật tiêu hóa bệnh viện Xanh-pôn Hà Nội (1997 – 2003). Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương (2003 – 2011). 
  • Bác sĩ Lê Văn Minh: Từng công tác tại đơn vị bệnh viện trong quân đội hơn 33 năm. Thực hiện cắt trĩ, polyp hậu môn, rò hậu môn,... theo phương pháp hiện đại HCPT II.

Rò hậu môn đơn giản nên ăn uống sinh hoạt thế nào?

Rò hậu môn bệnh học nên ăn uống, sinh hoạt như thế nào? Để ngăn chặn tình trạng rò hậu môn phát triển hoặc tái phát sau phẫu thuật. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trong ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Ăn nhiều rau xanh

Ăn nhiều rau xanh

  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ, làm mềm phân, ngăn ngừa tình trạng đau mỗi khi đại tiện. Những thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới, chữa lành tổn thương. 
  • Uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày. Chỉ khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất lỏng thì quá trình tiêu hóa mới diễn ra suôn sẻ.
  • Sử dụng thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu bị táo bón kéo dài và chế độ ăn uống không thể cải thiện.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng da xung quanh hậu môn, giữ cho vùng da luôn khô và sạch sẽ.
  • Mặc quần rộng rãi, thay quần thường xuyên khi lỗ rò hậu môn có triệu chứng tiết dịch. Tránh mặc quần có chất liệu cứng hoặc bó chặt gây cọ xát vào lỗ rò dẫn đến đau, nhiễm trùng nặng.

Như vậy, rò hậu môn bệnh học là gì đã có câu trả lời chính xác. Nắm rõ từng nguyên nhân, triệu chứng và tác hại của bệnh rò hậu môn để có cách xử lý kịp thời. Mọi chi tiết còn thắc mắc vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối