Rò hậu môn ở phụ nữ: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Bài viết có ích: 680 lượt bình chọn
Rò hậu môn ở phụ nữ còn gọi với cái tên rò hậu môn – âm đạo. Mặc dù căn bệnh này không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì thế, khi gặp tình trạng này, chị em nên sớm lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Rò hậu môn ở nữ giới là gì?
Rò hậu môn ở phụ nữ là gì? Là rò giữa ống hậu môn phần xa đến đường lược và âm đạo. Rò hậu môn – âm đạo là hiện tượng nhiễm trùng hậu môn dẫn tới các tuyến hậu môn ở giữa hai cơ thắt hậu môn bị viêm. Sau đó tụ mủ phá miệng ra vùng xung quanh hậu môn tạo ra những lỗ rò.
Rò hậu môn ở phụ nữ
Nguyên nhân phái đẹp bị rò hậu môn
Rò hậu môn ở phụ nữ thường xuất hiện nhiều hơn do các đặc điểm sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh vùng kín kém. Ngoài ra, do một số bệnh lý phụ khoa hoặc do biến chứng sau phẫu thuật,...
- Chấn thương sản khoa: Chuyển dạ kéo dài, thủ thuật sản khoa (hút thai, cắt nới tầng sinh môn,...).
- Sau cắt tử cung khó, phẫu thuật liên quan đến thành sau âm đạo hoặc hậu môn – trực tràng
- Viêm nhiễm đường ruột như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng gây rò trực tràng – âm đạo ở phụ nữ
- Do viêm túi thừa đại tràng, ung thư đại tràng, ung thư âm đạo, ung thư ở cổ tử cung, trực tràng tử cung và hậu môn, bệnh hoa liễu
- Biến chứng phẫu thuật trong điều trị sa các tạng chậu hông sử dụng mảnh ghép đưa qua đường âm đạo hoặc tầng sinh môn
- Hậu quả của xạ trị vùng chậu và sau xạ trị 6 – 24 tháng
- Nhiễm trùng do bệnh xã hội HIV, lạm dụng tình dục
Triệu chứng nhận biết rò hậu môn ở phụ nữ
Triệu chứng rò hậu môn ở phụ nữ nhận biết thông qua những đặc điểm nào? Tùy thuộc vị trí, kích thước của lỗ rò trực tràng, hậu môn, âm đạo. Bệnh nhân có thể có những dấu hiệu nhẹ hoặc nặng liên quan tới tiểu tiện và vệ sinh. Các triệu chứng bao gồm:
- Có khí, phân hoặc mủ tiết ra từ âm đạo
- Âm đạo có mùi hôi khắm
- Nhiễm trùng tái phát đường âm đạo hoặc đường tiểu
- Kích thích hoặc đau ở âm đạo, âm hộ hoặc vùng giữa âm đạo và hậu môn (tầng sinh môn)
- Đau khi quan hệ tình dục
Những biến chứng phái đẹp dễ gặp khi bị rò hậu môn
Rò hậu môn ở phụ nữ là một trong những nỗi sợ hãi của phái đẹp. Khi phẫu thuật không thành công hoặc điều trị bệnh rò hậu môn không kịp thời, chị em chắc chắn phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
- Đại tiện không tự chủ
Đi đại tiện không tự chủ là biến chứng chị em sợ hãi. Bệnh nhân đại tiện không theo ý muốn vì bị đứt cơ thắt gây bất tiện trong sinh hoạt.
>>Xem thêm: Rò hậu môn là sao? Tác hại và cách điều trị tích cực nhất
- Mất máu, thiếu máu
Phẫu thuật không cẩn thận, có biện pháp cầm máu không đúng hoặc không điều trị bệnh sớm,... khiến bệnh nhân mất máu, thiếu máu. Cần đi viện truyền máu để bảo toàn sự sống.
Thiếu máu
- Hậu môn bị hẹp
Quá trình phẫu thuật cần loại bỏ dịch mủ, các tế bào hoại tử,... trong lúc khâu có thể khiến ống hậu môn bị thu hẹp, hình thành sẹo. Hậu môn không có khả năng giãn rộng gây bất tiện khi đại tiện, gây ra hiện tượng nứt vỡ hậu môn.
- Dẫn tới viêm nhiễm khác
Rò hậu môn khiến tổ chức ở bộ phận trực tràng bị ảnh hưởng, khiến hậu môn viêm nhiễm, nứt kẽ, tạo polyp tiếp tục áp xe ở khu vực khác,... Đồng thời ảnh hưởng tới âm đạo gây viêm âm đạo, viêm vùng chậu,...
Chẩn đoán rò hậu môn ở nữ giới như thế nào?
Chẩn đoán rò hậu môn ở phụ nữ như thế nào? Khi xuất hiện triệu chứng bệnh, chị em nên đi khám càng sớm càng tốt. Một lỗ rò có thể là biểu hiện đầu tiên cảnh báo nhiều vấn đề nghiêm trọng như áp xe, ung thư,... Các phương pháp chẩn đoán:
- Khám lâm sàng: Bác sĩ kiểm tra âm đạo, hậu môn và đáy chậu với găng tay. Bác sĩ có thể sử dụng dụng cụ mỏ vịt chèn vào âm đạo để mở rộng. Sau đó dùng ống soi ruột thẳng để nhìn rõ hậu môn, trực tràng, quan sát lỗ rò dễ dàng hơn.
- Thụt methylene: Đặt miếng gạc trắng vào âm đạo, bơm xanh methylen vào trực tràng, rút gạc ra sau khoảng 15 – 20 phút. Nếu gạc có màu xanh chứng tỏ có lỗ rò ở âm đạo.
- Siêu âm: Siêu âm hậu môn hoặc siêu âm qua âm đạo bằng cách sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh bên trong xương chậu
- Thụt bari: Đưa chất cản quang vào trực tràng, bác sĩ sẽ thấy được lỗ rò trên phim chụp X-quang.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Sử dụng tia X mạnh để hiển thị hình ảnh chi tiết bên trong xương chậu
Cách điều trị rò hậu môn ở phụ nữ hiệu quả
Cách điều trị rò hậu môn ở phụ nữ hiệu quả là áp dụng phương pháp nào? Theo số liệu thống kê, có khoảng 50% trường hợp phái đẹp rò hậu môn do tai tiến sản khoa có thể tự lành trong vòng 6 tháng. Lấy được dị vật trong đường rò giúp đường rò tự lành.
Trường hợp chị em bị rò hậu môn do viêm nhiễm, xạ trị,... rất khó tự lành dù được điều trị nội khoa tích cực. Với trường hợp nhiễm trùng vùng chậu, cần được lẫn lưu áp xe, thuốc kháng sinh, kháng viêm,... sau khoảng 1 tháng sẽ tự lành.
Trường hợp chị em rò hậu môn do ung thư, cần phẫu thuật giải quyết triệt để khối u. Nếu chỉ điều trị đường rò thì hiện tượng này vẫn có nguy cơ tái phát trong tương lai.
Trường hợp đường rò hậu môn ở nữ giới điều trị nội khoa không đạt kết quả như mong muốn, chị em cần điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên, phẫu thuật chống chỉ định với trường hợp đang bị viêm nhiễm đường ruột, âm đạo, hậu môn,...
Bệnh nhân cần điều trị triệt để tình trạng viêm nhiễm mới được phẫu thuật đóng đường rò. Ngoài ra, bệnh nhân bị bệnh toàn thân như suy tim, bệnh phổi,... cũng không được chỉ định phẫu thuật.
Phương pháp ngoại khoa trị rò hậu môn ở nữ giới
Bệnh rò hậu môn ở phụ nữ được Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng áp dụng theo phương pháp hiện đại, tân tiến. Nhận được phản hồi tích cực của bệnh nhân, sự đánh giá cao của giới chuyên môn.
- Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
Phương pháp HCPT
Ưu điểm: Hạn chế đau đớn và chảy máu, vùng xâm lấn nhỏ nên không để lại sẹo xấu, thời gian vết thương hồi phục nhanh. Tỷ lệ biến chứng và tái phát lại rất thấp. Thuốc đông y có tác dụng tăng cường nội tiết tố nữ, đẹp da, thanh lọc cơ thể, mát gan tiêu độc, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...
>>Xem thêm: Vết mổ rò hậu môn: Hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất
Không chỉ có phương pháp điều trị hiệu quả gây được tiếng vang lớn, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng còn hội tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm, có tâm với nghề:
- Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch hội hậu môn trực tràng Việt Nam. Chuyên gia tư vấn, thăm khám, điều trị các bệnh lý liên quan đến lĩnh vực hậu môn – trực tràng
- Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: Nguyên Phó Giám đốc Phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học Cổ truyền Việt Nam. Bác sĩ Nội trú tại Cộng hòa Pháp, bác sĩ giỏi chữa rò hậu môn, trĩ, áp xe hậu môn,... theo kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II,...
Chăm sóc sức khỏe đúng cách khi phái đẹp bị rò hậu môn
Rò hậu môn ở phụ nữ chăm sóc như thế nào cho hiệu quả là vấn đề được chị em quan tâm. Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – chuyên khoa II Ngoại tiêu hóa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đã có những chia sẻ như sau:
- Vệ sinh vùng kín nhẹ nhàng bằng nước nước ấm mỗi khi thấy dịch tiết âm đạo hoặc phân
- Tránh sử dụng các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ có thành phần làm khô, kích ứng da. Nên dùng xà bông nhẹ, không mùi,...
- Tránh thụt rửa âm đạo sâu vì việc này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Sau khi vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài nên lau khô bằng khăn sạch
- Chỉ sử dụng khăn giấy, khăn lau được làm ẩm, không mùi và không chứa cồn để vệ sinh âm đạo - hậu môn
- Mặc đồ lót vải cotton và quần áo rộng thoáng
- Thay đồ lót bẩn liên tục
- Có thể sử dụng miếng đệm thấm, miếng lót dùng một lần hoặc tã người lớn nếu có dịch lỏng hoặc phân.
Như vậy, rò hậu môn ở phụ nữ gây ảnh hưởng nặng nề tới sinh hoạt của chị em. Không chỉ vậy, đây còn là triệu chứng cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, khi có triệu chứng bệnh, tốt nhất chị em nên đi thăm khám sớm để được chẩn đoán chính xác, điều trị kịp thời. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999
- Chữa rò hậu môn ở đâu tốt? [5 địa chỉ an toàn Hà Nội]
- Chi phí chữa rò hậu môn đắt không? Bao nhiêu là hợp lý?
- Bệnh rò hậu môn và cách điều trị tại nhà có hiệu quả?
- Điều trị rò hậu môn ở đâu tốt [5 địa chỉ chất lượng Hà Nội]
- 7 lý do nên khám rò hậu môn sớm tránh biến chứng nguy hiểm
- Thuốc uống rò hậu môn bằng đông y có an toàn và hiệu quả