So sánh niệu đạo nam và niệu đạo nữ - Tìm hiểu một số bệnh lý thường gặp ở niệu đạo
Bài viết có ích: 721 lượt bình chọn
Niệu đạo là cơ quan quan trọng trong cơ thể con người tuy nhiên giữa nam và nữ cơ quan này lại có một vài điểm khác biệt mà không phải ai cũng biết. Vì vậy, hãy cùng theo dõi bài viết so sánh niệu đạo nam và niệu đạo nữ dưới đây để tìm ra điểm khác biệt nhé!
Niệu đạo nam và niệu đạo nữ khác nhau ở điểm nào?
Trước khi so sánh niệu đạo nam và niệu đạo nữ có gì khác biệt, chúng ta cần biết niệu đạo là một ống dẫn trong cơ thể con người, có chức năng chính là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể. Đây là một phần quan trọng trong hệ thống tiết niệu.
Theo nghiên cứu, niệu đạo giữa nam và nữ chỉ có một vài điểm khác biệt về cấu tạo, vị trí và chức năng như sau:
- Niệu đạo nữ: Niệu đạo nữ có kích thước ngắn khoảng 3 - 5 cm, có tính đàn hồi và có thể giãn nở ra khoảng 1cm. Niệu đạo nữ nằm hoàn toàn bên ngoài cơ thể, mở ra ở âm hộ, sau âm vật và trước lỗ âm đạo. Niệu đạo nữ chỉ có một chức năng duy nhất là dẫn nước tiểu ra ngoài cơ thể.
- Niệu đạo nam: So với niệu đạo nữ, niệu đạo nam có kích thước dài hơn ở khoảng 18-20 cm và được chia thành nhiều đoạn khác nhau. Trong đó, niệu đạo nam thường được chia thành 3 phần gồm một phần đi qua bên trong cơ thể, một phần qua tuyến tiền liệt và một phần qua dương vật. Khác với ở nữ, niệu đạo nam ngoài chức năng dẫn nước tiểu còn có vai trò dẫn tinh dịch ra ngoài trong quá trình xuất tinh.
Các bệnh lý thường gặp ở niệu đạo cần cảnh giác
Thông qua thông tin so sánh niệu đạo nam và niệu đạo nữ, chúng ta đều thấy niệu đạo nữ có chiều dài ngắn hơn so với nam và nằm gần âm đạo nên rất dễ tiếp xúc với vi khuẩn dẫn đến viêm nhiễm. Trong khi đó, niệu đạo nam lại thường gặp vấn đề do ảnh hưởng ở khu vực tuyến tiền liệt hơn.
Dưới đây là một số bệnh lý có thể gặp ở niệu đạo nam và niệu đạo nữ cần cảnh giác:
01- Viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo có thể xảy ra ở cả nam và nữ nhưng tỷ lệ nữ giới mắc bệnh thường cao hơn so với nam. Nguyên nhân là do niệu đạo nữ giới có kích thước ngắn, nằm gần hậu môn nên dễ bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công hơn.
Viêm niệu đạo thường do các loại vi khuẩn, đặc biệt là E.Coli gây ra thông qua một số con đường như:
- Quan hệ tình dục không an toàn, thường xuyên “chơi trần”
- Thao tác vệ sinh kém như cọ rửa từ sau ra trước hoặc thụt rửa sâu vào âm đạo (nữ)
- Do sự thay đổi hormone ở một số thời kỳ như mang thai, sau khi sinh con,...
Người bệnh có thể nhận biết viêm niệu đạo qua một số triệu chứng như tiểu buốt, tiểu rắt, đau ngứa niệu đạo, đau khi quan hệ tình dục,...
02- Hẹp niệu đạo
Ngược lại với viêm niệu đạo, hẹp niệu đạo lại dễ gặp ở nam giới hơn so với nữ giới. Nguyên nhân là do niệu đạo nam giới có cấu trúc phức tạp hơn, lại có nhiều đoạn gấp khúc và các tuyến nhỏ. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, hình thành sẹo, dẫn đến hẹp niệu đạo.
Hẹp niệu đạo thường được nhận biết thông qua một số triệu chứng như sau:
- Dòng tiểu yếu, tia nước tiểu nhỏ, phải rặn mới tiểu được.
- Ngay cả khi bàng quang không đầy bạn cũng có cảm giác buồn tiểu
- Dòng tiểu bị ngắt quãng, phải rặn nhiều lần mới hết.
- Tiểu đêm nhiều lần gây mất giấc ngủ kèm theo máu xuất hiện ở đầu hoặc cuối dòng tiểu
- Cảm giác nóng rát hoặc đau buốt khi đi tiểu.
- Trong trường hợp hẹp niệu đạo nặng, người bệnh có thể bị bí tiểu hoàn toàn.
03- Van niệu đạo sau
Van niệu đạo sau là một dị tật bẩm sinh khá hiếm gặp ở bé trai, thường xảy ra do sự phát triển bất thường của niệu đạo trong giai đoạn bào thai. Tình trạng này gây ra tắc nghẽn đường tiểu, khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng của van niệu đạo sau có thể xuất hiện ngay từ khi bé còn trong bụng mẹ hoặc sau khi sinh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Bụng chướng do bàng quang bị căng to vì nước tiểu ứ đọng.
- Nước tiểu khó thoát ra ngoài khiến bé đi tiểu ít hoặc không đi tiểu được.
- Trong một số trường hợp, nước tiểu của bé có thể lẫn máu.
- Sốt do nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng ứ nước tiểu kéo dài có thể dẫn đến suy thận.
Cách để duy trì niệu đạo khoẻ mạnh cho cả nam và nữ
So sánh niệu đạo nam và niệu đạo nữ cho thấy, dù có khác biệt về vị trí, cấu tạo cũng như chức năng nhưng niệu đạo ở nam và nữ đều là cơ quan dễ bị nhiễm bệnh do tác động từ những yếu tố bên ngoài.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu biện pháp duy trì niệu đạo khoẻ mạnh để hạn chế nhiễm bệnh cũng là điều nên làm. Theo đó, cả nam và nữ giới có thể thực hiện một số biện pháp sau để niệu đạo có sức khoẻ tốt nhất:
- Chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín bằng cách vệ sinh nhẹ nhàng bằng nước ấm. Không nên quá lạm dụng vào hoá chất tẩy rửa vì có thể gây kích ứng dẫn đến viêm nhiễm. Đối với nữ giới, tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo để không bị tổn thương
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể để tạo đủ nước tiểu giúp đào thải vi khuẩn ra ngoài và làm sạch niệu đạo một cách tự nhiên
- Sử dụng các biệ pháp phòng tránh an toàn khi quan hệ tình dục để tránh các nguồn lây bệnh tình dục hoặc nhiễm khuẩn từ bạn tình trong khi quan hệ
- Đừng quên thăm khám sức khoẻ định kỳ để kiểm tra và phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn để kịp thời điều trị bệnh trước khi quá muộn
Hy vọng với thông tin so sánh niệu đạo nam và niệu đạo nữ trong bài, anh chị em có thể hiểu thêm một chút thông tin về cơ quan này. Bên cạnh đó, anh chị em cũng có thêm thông tin về các bệnh lý thường gặp ở niệu đạo và biện pháp phòng tránh. Nếu đang có triệu chứng bất thường cần tư vấn, vui lòng liên hệ hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ 24/7.
- [Giải đáp thắc mắc] Viêm niệu đạo kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?
- Viêm niệu đạo có được quan hệ không và khi nào có thể quan hệ bình thường?
- [Giải đáp] Viêm niệu đạo có bị vô sinh không? Cách điều trị hiệu quả
- Chuyên gia giải đáp viêm niệu đạo bao lâu thì khỏi
- Viêm niệu đạo nên khám ở đâu hiệu quả ở Hà Nội & TP HCM
- Xét nghiệm viêm niệu đạo và những điều bạn cần phải biết