Sùi mào gà có dễ lây không? Lây qua đường ăn uống không?
Bài viết có ích: 85 lượt bình chọn
Sùi mào gà có dễ lây không là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Sùi mào gà là một trong những bệnh lây truyền qua con đường tình dục không an toàn, nguy hiểm nhất hiện nay. Sùi mào gà có thể gây bệnh ở nhiều vị trí trên cơ thể. Vậy sùi mào gà lây qua đường ăn uống không? Cách điều trị thế nào? Theo dõi nội dung bên dưới để biết câu trả lời.
Sùi mào gà là bệnh như thế nào?
Trước khi trả lời câu hỏi sùi mào gà có dễ lây không, mọi người phải biết sùi mào gà là bệnh như thế nào? Sùi mào gà còn có tên gọi khác là bệnh mụn cóc sinh dục hoặc là mụn rộp sinh dục, do Human Papillomavirus (HPV) gây nên.
Đặc điểm của mụn cóc thường là một nốt sùi nhỏ hoặc hình dạng trông giống như cây súp lơ. Đây là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ.
Việc quan hệ tình dục sẽ góp phần lây lan HPV. Nếu hệ miễn dịch đủ khỏe để tiêu diệt được virus HPV, người bệnh sẽ không thấy xuất hiện những dấu hiệu hay triệu chứng của nhiễm trùng.
Sùi mào gà là bệnh gì
Dấu hiệu nhận biết sùi mào gà rõ nhất
Dấu hiệu nào nhận biết sùi mào gà rõ nhất? Bình thường, bệnh sùi mào gà rất dễ nhầm lẫn với với các triệu chứng bệnh thông thường khác. Điều này khiến người bệnh chủ quan trong việc điều trị sớm.
- Những nốt sùi nhỏ đổi màu hoặc màu xám ở bộ phận sinh dục
- Nhiều mụn nhọt nhỏ nằm sát nhau có hình như bông súp lơ
- Bộ phận sinh dục bị ngứa và gây khó chịu
- Chảy máu khi quan hệ tình dục.
Bệnh sùi mào gà ở nữ thường có mụn nhọt phát triển ở âm hộ, thành âm đạo, khu vực xung quanh bộ phận sinh dục, hậu môn ống hậu môn và cổ tử cung. Sùi mào gà ở nam giới có mụn nhọt ở đầu hoặc thân dương vật, tinh hoàn hoặc hậu môn,...
Xem thêm: Sùi mào gà lây qua đường nào? cách phát hiện và điều trị hiệu quả
Bệnh sùi mào gà có dễ lây lan không?
Bệnh sùi mào gà có dễ lây không? Có thể nói, sùi mào gà là một bệnh xã hội nguy hiểm, rất dễ lây lan. Hiện nay, có 3 con đường chính lây nhiễm bệnh sùi mào gà, người bệnh cần nắm rõ để biết cách phòng tránh hiệu quả. Cụ thể:
1. Lây qua đường tình dục
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà. Việc quan hệ không chỉ đơn giản là quan hệ qua âm đạo mà kể cả hình thức tình dục qua đường miệng, quan hệ qua hậu môn cũng lây nhiễm bệnh.
Vì vậy khi một người dùng miệng mình để kích thích cơ quan sinh dục của người bệnh hoặc ngược lại cũng đề có nguy cơ lây nhiễm như nhau.
2. Mẹ lây sang cho con
Việc một người phụ nữ bị mắc bệnh sùi mào gà khi mang thai là điều vô cùng nguy hiểm. Vì khi thai nhi đi qua cổ tử cung và âm đạo của mẹ, chúng sẽ tiếp xúc với virus này qua các tổn thương sùi dẫn đến con khi sinh ra có thể bị sùi mào gà.
Bệnh sùi mào gà có dễ lây không?
3. Lây qua vết thương hở
Virus HPV có thể xuất hiện tại những nơi có vết thương hở. Khi tiếp xúc với những vết thương tại nơi chứa virus gây bệnh sùi mào gà, rồi lại vô tình chạm vào vết thương hoặc những vùng da nhạy cảm trên cơ thể mình, thì có nguy cơ rất cao bị nhiễm sùi mào gà.
Ngoài ra bệnh sùi mào gà còn có thể lây qua đường ăn uống, tuy khả năng này không cao nhưng nó vẫn có khả năng xảy ra. Vì vậy việc phòng bệnh cho mình khi sinh hoạt chung là điều cần thiết, đặc biệt là ở những nơi đông người, nơi mà có những người lạ, người mới gặp lần đầu.
Khi tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những biến chuyển xấu nguy hiểm nhất là bệnh sẽ chuyển thành ung thư.
Để bảo vệ tốt nhất sức khỏe của bản thân, khách hàng nên chủ động thăm khám tại bệnh viện có uy tín để phát hiện sớm nhất dấu hiệu bệnh và có hướng can thiệp kịp thời.
Vậy, bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không?
Người bệnh không chỉ quan tâm bệnh sùi mào gà có dễ lây không? Họ còn quan tâm đến bệnh sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? Đối với câu hỏi này, Bác sĩ Lê Văn Minh – chuyên khoa I Nam học – ngoại tiết niệu Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ:
Virus HPV tồn tại trong máu, tuyến nước bọt, dịch nhầy của người bệnh. Khi tiếp xúc với bất kỳ trường hợp mắc bệnh sùi mào gà nào cũng có khả năng lây nhiễm HPV và gây bệnh sùi mào gà.
Việc ăn uống chưa được báo cáo chính thức nhưng cũng có thể, nếu dùng chung thức ăn hay những vật dụng bị nhiễm virus này trong lúc có tổn thương bề mặt niêm mạc miệng, niêm mạc đường tiêu hóa, có thể kể tới các trường hợp sau đây:
- Ăn uống chung với người bị mắc sùi mào gà khi đang bị tổn thương niêm mạc miệng.
- Sử dụng chung đồ dùng như bát, đũa ăn,... với người mắc sùi mào gà khi đang có tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa.
Khả năng lây nhiễm bệnh sùi mào gà qua đường ăn uống tuy không cao nhưng nó vẫn có khả năng xảy ra. Mỗi chúng ta hãy tự biết cách phòng bệnh cho mình nhất là khi sinh hoạt chung, những nơi đông người đặc biệt là những người lạ, người mới gặp lần đầu.
Khi tình trạng bệnh kéo dài và không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những diễn biến xấu thậm chí là chuyển thành ung thư gây nguy hiểm cho người bệnh.
Xem thêm: Cách chữa sùi mào gà giai đoạn đầu và phòng bệnh hiệu quả
Có thể điều trị bệnh sùi mào gà hay không?
Qua nội dung trong bài, mọi người đã có câu trả lời cho vấn đề sùi mào gà có dễ lây không? Vậy, có thể điều trị bệnh sùi mào gà hay không? Bác sĩ Lê Văn Minh – chuyên khoa I Nam học – ngoại tiết niệu Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết:
Hiện nay vẫn chưa có thuốc diệt virus sùi mào gà. Do vậy, người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng và vẫn có nguy cơ lây nhiễm cho các bạn tình.
Các phương thức điều trị sau đây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn mà không khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh rất dễ tái phát do vệ sinh kém, yếu tố tự lây nhiễm vì HPV vẫn còn trong cơ thể.
Sùi mào gà tiến triển mạn tính, nhiều tháng đến nhiều năm, các triệu chứng không hề giảm đi mà trái lại ngày càng tăng nếu không được điều trị. Thỉnh thoảng có những đợt bội nhiễm gây loét, chảy máu.
Bệnh sùi mào gà có chữa khỏi được không
Đối với trường hợp của bạn, sùi mào gà xuất hiện ở vùng sinh dục ngoài, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết và có thể áp dụng theo chỉ định các phương pháp sau:
- Axit Trichloacetic 50% bôi ngày 1 lần.
- Podophyllin 10% - 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 - 3 lần 1 tuần; 5FU (5-fluorouacil) 5%, Chích Interferon-alpha vào sang thương, bôi Interferon gel...
- Sử dụng phương pháp quang động IRA để loại bỏ hoàn toàn các nốt sùi, ít đau đớn, ít chảy máu, không ảnh hưởng tới các tế bào lành tính xung quanh, hạn chế khả năng tái phát,...
Như vậy, sùi mào gà có dễ lây không? Sùi mào gà có lây qua đường ăn uống không? Sùi mào gà có thể điều trị được không đã có câu trả lời rõ ràng. Nếu còn điều gì thắc mắc, người bệnh hãy liên hệ trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội) thông qua đường dây nóng 0243.9656.999 hoặc để lại số điện thoại tại [Tư Vấn Trực Tuyến].
- Sùi mào gà ở lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
- Sùi mào gà giai đoạn cuối có nguy hiểm không & cách chữa trị hiệu quả
- Bị sùi mào gà có ngứa không? Bệnh có chữa được không?
- Bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu: Nguyên nhân và cách điều trị
- Tìm hiểu bệnh sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu
- Bệnh viện nào chữa bệnh sùi mào gà tốt nhất tại khu vực Hà Nội?