Xét nghiệm tế bào biểu mô niệu đạo cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe? 

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 997 lượt bình chọn

Tế bào biểu mô niệu đạo là các tế bào nằm trên bề mặt của niệu đạo, cơ quan dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Chúng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ niệu đạo khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và virus. 

Xác định chỉ số tế bào biểu mô niệu đạo cần xét nghiệm cặn lắng nước tiểu

Để xác định chỉ số tế bào biểu mô ở niệu đạo trong nước tiểu, các bác sĩ thường thực hiện xét nghiệm cặn lắng nước tiểu. Xét nghiệm cặn lắng nước tiểu là một phương pháp quan trọng để đánh giá các thành phần hữu hình trong nước tiểu, giúp chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý về thận và đường tiết niệu. 

Dưới đây là các bước cơ bản của quy trình này:

Thu thập mẫu nước tiểu

Mẫu nước tiểu thường được lấy vào buổi sáng sớm khi nồng độ các chất trong nước tiểu cao nhất. Thường lấy nước tiểu đầu dòng để đảm bảo các chỉ số được chính xác và hiệu quả sau khi xét nghiệm. 

Ly tâm mẫu nước tiểu

Mẫu nước tiểu được đặt vào máy ly tâm để tách các thành phần cặn lắng ra khỏi phần nước. Sử dụng phần cặn lắng lại để đưa vào máy nên được gọi là xét nghiệm cặn lắng nước tiểu. 

Chuẩn bị tiêu bản

Phần cặn lắng sau khi ly tâm sẽ được lấy ra và đặt lên lam kính để quan sát dưới kính hiển vi. Các y tá lấy mẫu cần rất cẩn thận ở khâu này để không ảnh hưởng đến chất lượng của phần cặn lắng. 

Quan sát dưới kính hiển vi

Bác sĩ sẽ sử dụng kính hiển vi để đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, trụ, tinh thể và tế bào biểu mô có trong mẫu nước tiểu. Các tế bào này có thể bao gồm tế bào biểu mô ở  niệu đạo, tế bào biểu mô vảy, và tế bào biểu mô chuyển tiếp. 

Tùy theo số lượng, chỉ số mà bác sĩ quan sát được sẽ đưa ra đánh giá về chức năng và tình trạng thực tế trong nước tiểu của người bệnh cũng như bệnh lý có nguy cơ đang xuất hiện và phát triển ở người bệnh cho mẫu nước tiểu. 

Tầm ảnh hưởng của tế bào biểu mô ở niệu đạo 

Thông thường, một lượng nhỏ tế bào biểu mô niệu đạo có thể xuất hiện trong nước tiểu mà không gây lo ngại. Tuy nhiên, nếu số lượng tế bào này tăng cao, đó có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm niệu đạo, hoặc các vấn đề về thận gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm sinh lý của người bệnh:

Chỉ số bình thường 

Nếu số lượng tế bào là nhỏ hơn 10 tế bào trên mỗi vi trường kính hiển vi được đánh giá là bình thường và không có gì đáng ngại. Bạn có thể ra về mà không cần làm thêm bất ký xét nghiệm nào về bàng quang, hệ tiết niệu của bản thân. 

Chỉ số bất thường

Tuy nhiên với số lượng tế bào biểu mô vượt quá mức bình thường (thường là hơn 10 tế bào trên mỗi vi trường kính hiển vi), đó có thể là dấu hiệu cần được kiểm tra và theo dõi thêm. Bác sĩ sẽ có thể hẹn bạn vào một buổi sáng khác để lấy mẫu nước tiểu và thực hiện test lại để chắc chắn hơn về kết quả. 

Chỉ số nguy hiểm 

Đặc biệt với tình trạng số lượng cao hơn 15 bạn có thể được bác sĩ chỉ định các xét nghiệm phức tạp hơn để loại trừ hoặc phát hiện các bệnh lý niệu đạo, bàng quang...thậm chí một số vấn đề nghiêm trọng như viêm nhiễm, ung thư, sỏi niệu đạo...

[Shortcode tư vấn 1]

 

Tế bào biểu mô niệu đạo cảnh báo bệnh lý nào? 

Mỗi trường hợp bệnh lý sẽ dẫn đến sự gia tăng tế bào biểu mô khác nhau, thông thường sự gia tăng của tế bào biểu mô niệu đạo sẽ cảnh báo:

Nhiễm khuẩn từ niệu đạo hay còn gọi là viêm niệu đạo

Là tình trạng cơ thể bị vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh dẫn đến các triệu chứng như chảy dịch niệu đạo, đau rát khi tiểu và đau bụng dưới. 

  • Đau khi đi vệ sinh nhẹ: Đây là triệu chứng phổ biến nhất.
  • Tiểu gấp, không nhịn được tiểu.
  • Khó khăn khi bắt đầu đi tiểu.
  • Ngứa, đau hoặc khó chịu ở niệu đạo.
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu ra máu hoặc xuất tinh ra máu (ở nam giới).
  • Dịch niệu đạo nhầy đổi màu xanh, xám, trắng đục tiết ra theo đường tiểu ở cả nam và nữ.
  • Sưng đỏ ở đầu dương vật (ở nam giới).

Nhiễm khuẩn âm đạo ở nữ

Do niệu đạo và âm đạo của nữ có cấu tạo gần nhau nên dễ bị xâm nhập và gây bệnh. Khi bị nhiễm khuẩn âm đạo nữ giới sẽ phát hiện ra dịch âm đạo tiết ra nhiều và đặc lại mang màu xanh, màu xám hoặc màu vàng. Cảm giác đi tiểu bị rát và buốt do đang bị viêm niệu đạo kèm theo đó là màu sắc nước tiểu đậm hơn, mùi khai hơn. Các triệu chứng đi kèm như là đau bụng kinh nặng hơn, thay đổi ngày kinh nguyệt, cảm thấy khó chịu và bốc hỏa, đau khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn, khô hạn. 

Viêm bàng quang

Khi niệu đạo bị tổn thương ảnh hưởng nghiêm trọng đến bàng quang gây ra các triệu chứng tương tự như viêm niệu đạo:

  • Nước khi tiểu ra môi trường có thể có màu hồng, đỏ hoặc nâu.
  • Nước tiểu đục hoặc có mùi hôi.
  • Đi tiểu nhiều lần: Cảm giác muốn đi tiểu liên tục, nhưng mỗi lần chỉ tiểu ra một ít.
  • Đau hoặc nóng rát khi đi tiểu.
  • Cảm giác phải đi tiểu gấp: Luôn cảm thấy cần phải đi tiểu ngay lập tức.
  • Đau trằn bụng dưới.
  • Đau lưng: Đau ở hai bên hoặc ở giữa lưng.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường: Đôi khi có thể kèm theo sốt nhẹ

Tổn thương ống thận như là viêm đài thận, viêm bể thận

Thường có các dấu hiệu rầm rộ hơn, dễ nhận biết và cần được xử lý càng sớm càng tốt như 

  • Sốt cao: Thân nhiệt có thể lên đến 39-40°C, kèm theo ớn lạnh và rét run.
  • Đau lưng và hông: Đau tức ở vùng lưng dưới và hông, có thể lan ra phía trước bụng.
  • Đau khi đi tiểu: Cảm giác đau rát và nóng khi đi tiểu.
  • Tiểu nhiều lần: Đi tiểu thường xuyên, nhưng mỗi lần chỉ ra một lượng nhỏ nước tiểu.
  • Nước tiểu đục hoặc có máu: Nước tiểu có thể có màu sắc bất thường, đục hoặc có lẫn máu.
  • Buồn nôn và nôn: Cảm giác buồn nôn và có thể nôn mửa.
  • Cơ thể mệt mỏi: Cảm giác mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Nếu không được phát hiện từ sớm và điều trị kịp thời tình trạng này có thể dẫn đến suy thận mãn tính và bệnh nhân sẽ phải tham gia chạy thận cả quãng đời còn lại. 

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

Giảm số lượng tế bào biểu mô tại niệu đạo cần làm gì?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến các thành phần trong nước tiểu và tế bào biểu mô niệu đạo, để giảm tải số lượng tế bào các bác sĩ đưa ra lời khuyên như sau:

  • Thay đổi chế độ ăn uống: Ăn uống cân bằng các nhóm chất, giảm các thực phẩm chứa nhiều canxi như các loại hải sản có vỏ. 
  • Thay đổi thói quen: Uống đủ nước, ngủ đủ giấc, tập thể thao thường xuyên, vui vẻ, tích cực và yêu đời. 
  • Hạn chế các loại kháng sinh và các loại thuốc vào cơ thể bởi thuốc điều trị ảnh hưởng rất lớn đến hệ bài tiết của cơ thể. 
  • Khám và điều trị càng sớm càng tốt và khám định kỳ theo các mốc 3 tháng - 6 tháng - 9 tháng theo chỉ định từ bác sĩ điều trị. 
  • Không sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc xuất xứ. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Qua bài viết trên, mong rằng bạn sẽ hiểu thêm về chủ đề tế bào biểu mô niệu đạo cũng như những bệnh lý liên quan về hệ bài tiết có ảnh hưởng đến chỉ số này. Nếu vẫn còn băn khoăn và mong muốn được các bác sĩ trực tiếp giải đáp hãy liên hệ ngay 0243 9656 999 - Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng lựa chọn tư vấn trực tuyến và nhận mã khách hàng ưu tiên. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối