Tìm hiểu trĩ ngoại độ 1 và cách khắc phục thích hợp nhất
Bài viết có ích: 811 lượt bình chọn
Trĩ ngoại độ 1 là giai đoạn đầu của bệnh trĩ ngoại. Triệu chứng nhẹ, ít cản trở sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Giai đoạn này, búi trĩ mới bắt đầu hình thành nên việc điều trị rất dễ dàng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chủ quan, coi thường bệnh không điều trị, nguy cơ biến chứng rất cao. Vậy nguyên nhân, triệu chứng, tác hại và cách khắc phục trĩ ngoại cấp độ 1 là gì?
Tổng quan về bệnh trĩ ngoại cấp độ 1
Trĩ còn gọi là bệnh lòi dom. Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ là do tĩnh mạch cạnh hậu môn – trực tràng giãn quá mức gây sưng, đau, viêm... Đối tượng mắc bệnh trĩ là: người bị táo bón mãn tính, phụ nữ mang thai, người ít vận động...
Trĩ được phân thành 2 loại chính: trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, trĩ nội chỉ có thể nhận biết khi bệnh chuyển sang cấp độ nặng. Trĩ ngoại được phát hiện dễ dàng ngay khi bệnh mới hình thành.
Trĩ ngoại cấp độ 1 là gì?
Trĩ ngoại độ 1 là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ. Giai đoạn này, búi trĩ mới hình thành nên còn nhỏ, chưa có biểu hiện rõ ràng, chưa tác động nhiều tới sức khỏe, cuộc sống, sinh hoạt, công việc bệnh nhân.
Trĩ ngoại độ 1
Khác trĩ nội, trĩ ngoại dễ phát hiện hơn do nằm ở phía dưới đường lược và thò ra ngoài hậu môn ngay khi mới hình thành. Vì vậy, bệnh nhân dễ dàng quan sát thấy búi trĩ bằng mắt thường và dùng tay cảm nhận được.
Nguyên nhân hình thành trĩ ngoại cấp độ 1
Có rất nhiều nguyên nhân hình thành trĩ ngoại độ 1. Việc nắm rõ nguyên nhân giúp bệnh nhân chủ động trong việc phòng tránh hiệu quả. Dưới đây là một số tác nhân điển hình:
- Thói quen xấu đi đại tiện: Đại tiện quá lâu, nghịch điện thoại, đọc báo khi đại tiện...
- Ăn uống không lành mạnh: Ăn nhiều đồ cay nóng, ăn ít rau củ quả tươi, uống ít nước... dẫn tới táo bón, nguyên nhân hình thành búi trĩ ngoại.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học: Ngồi quá lâu một chỗ, nhịn đại tiện, đi đại tiện quá lâu, khuân vác vật nặng quá nhiều...
- Nguyên nhân khác: Phụ nữ mang thai, người bị béo phì, người viêm mãn tính trực tràng...
Nhận biết dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại độ 1
Trĩ ngoại độ 1 rất dễ nhận biết. Nếu chú ý quan sát và để ý khu vực hậu môn sẽ thấy những triệu chứng bất thường, khó chịu, kèm theo đó là biểu hiện đặc trưng:
- Ngứa hậu môn
- Nóng rát hậu môn, đôi khi sưng phồng. Cảm giác này sẽ xuất hiện nhiều hơn dựa trên mức độ sưng phồng của búi trĩ
- Búi trĩ có màu hồng nhạt hoặc đậm, kích thước khá nhỏ, chỉ bằng hạt đỗ xanh và mềm như cục thịt thừa
- Một hoặc nhiều búi trĩ nhỏ thò ra bên ngoài hậu môn.
Bệnh trĩ ngoại độ 1 có nguy hiểm không?
Trĩ ngoại độ 1 thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể chuyển biến sang các cấp độ nghiêm trọng hơn, gây đau. Thậm chí ảnh hưởng sức khỏe, nhịp sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Đại tiện ra máu
- Bệnh nhân có cảm giác khó chịu, bứt rứt vùng hậu môn, tâm trạng và cơ thể mệt mỏi
- Đau rát mỗi khi đại tiện, bệnh nhân phải rặn mạnh để tống phân ra ngoài. Phân cọ sát vào búi trĩ gây cảm giác đau nhức.
- Đau nhức mỗi khi vận động, đi đứng. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp khó khăn khi ngồi.
- Xuất huyết mỗi lần đại tiện. Đối với bệnh trĩ ngoại cấp độ 1, lượng máu chảy ra không nhiều. Vì máu thường dính ở giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân.
- Bệnh nhân đau đầu, chóng mặt, mất tập trung khiến công việc bị cản trở
- Đời sống tình dục vợ chồng bị ảnh hưởng, đau rát mỗi khi quan hệ, suy giảm ham muốn tình dục, mất khoái cảm tình dục...
Trĩ ngoại độ 1 có cần phẫu thuật không?
Trĩ ngoại độ 1 có cần phẫu thuật? Như đã nói, trĩ ngoại cấp độ 1 là giai đoạn bệnh ở mức độ nhẹ. Nên việc điều trị chủ yếu là nội khoa bằng thuốc và thay đổi lối sống, thói quen sinh hoạt. Giải pháp phẫu thuật cắt búi trĩ chưa được cân nhắc.
Thực tế, trĩ nói chung, trĩ ngoại cấp độ 1 nói riêng không phải là bệnh khó chữa. Tuy nhiên, việc điều trị cần diễn ra càng sớm càng tốt, tránh để lâu khiến bệnh khó chữa. Đặc biệt, người bệnh cần kiên trì điều trị, không nản chí.
Liệt kê các cách điều trị trĩ ngoại cấp độ 1
Giai đoạn trĩ ngoại độ 1, búi trĩ mới xuất hiện, kích thước còn nhỏ, công tác điều trị chủ yếu dùng thuốc tây, phối hợp thay đổi lối sống, chế độ sinh hoạt... để làm teo nhỏ búi trĩ, hạn chế triệu chứng bệnh phát triển nặng.
1. Cách chữa bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 tại nhà bằng thuốc tây y
Thông thường, bệnh nhân bị trĩ ngoại cấp độ 1 được chỉ định thuốc uống kết hợp thuốc bôi để điều trị bệnh. Các thuốc dùng trong bệnh trĩ:
- Thuốc kháng viêm, giảm đau, cầm máu để giảm đau rát, viêm ngứa hậu môn...
- Thuốc chống co thắt đại tràng, giúp tĩnh mạch trĩ co lại, tiêu búi trĩ
- Thuốc nhuận tràng, thanh nhiệt, trị táo bón
Lưu ý: Hầu hết thuốc tây y đều để lại tác dụng phụ không mong muốn. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua, lạm dụng thuốc trong điều trị vì có thể tăng nguy cơ biến chứng.
2. Cách chữa trĩ ngoại độ 1 tại nhà bằng mẹo dân gian
Bài thuốc trị bệnh trĩ ngoại cấp độ 1 từ mẹo dân gian luôn được áp dụng phổ biến nhờ tính chất an toàn, lành tính, tiện lợi khi áp dụng tại nhà. Dưới đây là một số biện pháp người bệnh nên tham khảo.
Rau diếp cá
Nhờ chất Quercetin, Isoquercetin – có khả năng làm chắc, bền mao mạch quanh hậu môn – trực tràng. Ngoài ra, tinh dầu diếp cá có khả năng tiêu viêm, kháng khuẩn. Bệnh nhân trĩ ngoại uống nước ép rau diếp cá còn hỗ trợ điều trị chứng táo bón.
Cách 1. Uống nước ép diếp cá
Cách 2. Đắp rau diếp cá
Rau diếp cá
Nha đam
Gel nha đam được cấu tạo từ 99% nước, 1% chất glycoprotein và polysacarit. Tác dụng giảm viêm, đau búi trĩ, hỗ trợ phục hồi da.
Mủ nha đam chứa anthraquinone có đặc tính nhuận tràng, kích thích nhu động ruột, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn, giảm nguy cơ trĩ do táo bón.
- Cách 1. Bôi gel nha đam
- Cách 2. Ăn nha đam
Lá trầu không
Thành phần trong lá trầu không có thể hạn chế, ức chế sự hoạt động của nhiều chủng vi khuẩn ở hậu môn như trực khuẩn coli, phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn...
Tinh dầu trong lá trầu không tăng khả năng đàn hồi của mao mạch. Hàm lượng chất oxy hóa trong lá trầu không hỗ trợ cầm máu, phục hồi vết loét ở trực tràng, làm se búi trĩ.
Hoa thiên lý
Hoa thiên lý vị ngọt nhẹ, tính bình, thanh nhiệt, an thần, tiêu viêm, ngủ ngon giấc, giảm đau lưng, trị lòi dom...
Lưu ý: Trên thực tế, những mẹo này chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng, hoàn toàn không thể loại bỏ căn nguyên bên trong. Người bệnh nên thăm khám tại địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, tham khảo ý kiến bác sĩ để có giải pháp kết hợp tốt nhất.
3. Cách điều trị trĩ ngoại độ 1 tại nhà – Thay đổi lối sống, sinh hoạt
Chế độ ăn uống, lối sống, sinh hoạt hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế sự phát triển của bệnh, hỗ trợ làm teo búi trĩ. Bệnh nhân trĩ ngoại giai đoạn 1 cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc
- Uống nhiều nước
- Hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều đạm khó tiêu
- Hạn chế ngồi quá lâu
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để ngăn ngừa táo bón
- Vệ sinh hậu môn sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn
- Không sử dụng giấy vệ sinh thô ráp, bẩn, kém chất lượng
- Chườm đá để giảm sưng, viêm (nếu có)
Nhìn chung, trĩ ngoại độ 1 nhẹ, có thể khắc phục nhanh chóng, hiệu quả khi người bệnh lựa chọn đúng phương pháp. Hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế chất lượng để thăm khám cũng như tích cực điều trị để ngăn chặn triệu chứng, biến chứng có thể xảy ra.
- 10 cách chữa trĩ ngoại hiệu quả và nhanh chóng tại nhà
- Bệnh trĩ ngoại uống thuốc gì tốt và an toàn nhất hiện nay
- Cắt trĩ ngoại ở đâu tốt? [5 địa chỉ cắt trĩ an toàn Hà Nội]
- Chi phí cắt trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền [5 địa chỉ uy tín]
- Phẫu thuật cắt trĩ ngoại và những điều cần lưu ý
- Trĩ ngoại đau rát phải làm sao?