Ung thư niệu đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu, yếu tố nguy cơ
Bài viết có ích: 758 lượt bình chọn
Ung thư niệu đạo là tình trạng các tế bào ung thư do sự phát triển sai lệch đã được sinh ra và phát triển gây nguy hại cho tính mạng của con người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sản sinh ra tế bào ác tính cũng như có các dấu hiệu nhận biết từ sớm để có thể chữa trị mang lại kết quả cao và bảo toàn tính mạng và chức năng của hệ tiết niệu.
Một số thông tin về hệ tiết niệu ở người
Hệ tiết niệu là một hệ cơ quan quan trọng giúp cơ thể loại bỏ các chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ máu ra ngoài môi trường.
1. Cấu tạo của hệ tiết niệu
Ở người, hệ tiết niệu bao gồm mô cơ và các cơ quan chính sau:
- Thận: Mỗi người có hai quả thận nằm ở hai bên cột sống, phía sau khoang phúc mạc. Thận có cấu trúc gồm vùng vỏ và vùng tủy, với các đơn vị chức năng nhỏ gọi là nephron. Mỗi thận chứa khoảng 1-1,5 triệu nephron và mang chức năng chính là lọc máu và tạo ra nước tiểu.
- Niệu quản có hình dạng như một chiếc ống dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Niệu quản có 2 ống ở 2 bên trong hệ tiết niệu và có độ dài từ 25-30cm.
- Bàng quang là túi rỗng có chức năng chứa nước tiểu trước khi được thải ra ngoài cơ thể.Khi đầy, bàng quang có thể chứa khoảng 400-600 ml nước tiểu.
- Niệu đạo lại là một chiếc ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Đối với nam giới niệu đạo còn là con đường truyền dẫn tinh dịch trong quá trình phóng tinh khi sinh hoạt tình dục. Niệu đạo ở nam giới dài khoảng 14-16 cm, trong khi ở nữ giới chỉ dài khoảng 3-4 cm.
2. Chức năng của hệ tiết niệu
Mỗi hệ cơ quan sẽ nắm giữ một chức năng cực kỳ quan trọng để vận hành và đảm bảo cơ thể con người phát triển bình thường. Chức năng của hệ tiết niệu là:
- Lọc máu: Thận lọc các chất thải và nước dư thừa từ máu để tạo ra nước tiểu.
- Điều hòa cân bằng nước và điện giải: Hệ tiết niệu giúp duy trì cân bằng nước và các chất điện giải trong cơ thể.
- Điều hòa huyết áp: Thận sản xuất các hormone giúp điều hòa huyết áp.
- Sản xuất hormone: Thận sản xuất erythropoietin, một hormone kích thích sản xuất hồng cầu.
Ung thư niệu đạo do đâu mà ra, cách nhận biết bệnh từ sớm
Ung thư niệu đạo thường xuất hiện ở bệnh nhân có độ tuổi từ 35 hoặc trên 40 tuổi trở lên và có sự khác biệt về tỷ lệ, yếu tố nguy cơ cũng như dấu hiệu nhận biết giữa nam và nữ:
1. Nguyên nhân gây ra ung thư ở niệu đạo
Theo các nhà nghiên cứu khoa học thì nguyên nhân cụ thể dẫn đến ung thư niệu đạo chưa được xác định nhưng có những yếu tố nguy cơ - tác nhân góp phần lớn vào quá trình thúc đẩy sản sinh tế bào ung thư là:
- Tiền sử bệnh lý đã từng điều trị ung thư khác ở hệ tiết niệu như ung thư bàng quang, nhiễm virus HPV đã hoặc đang hoặc chưa được điều trị.
- Đang bị viêm nhiễm hoặc luôn có nguy cơ bị viêm nhiễm do các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh lậu, bệnh sùi mào gà, giang mai, bệnh mụn rộp sinh dục.
- Phụ nữ ngoài độ tuổi 50 và đang trải qua thời kỳ tiền mãn kinh hoặc đang điều trị ung thư vú, ung thư cổ tử cung và có tiền sử tái phát các bệnh phụ khoa nhiều lần trong quá khứ.
Nam giới là đối tượng có tỷ lệ mắc ung thư ở niệu đạo ít hơn do đặc trưng cấu tạo ống niệu đạo dài hơn. Đồng thời nữ giới là nhóm đối tượng dễ bị lây viêm nhiễm do cấu tạo ống niệu đạo gần bộ phận sinh dục.
2. Các triệu chứng nhận biết ung thư ở niệu đạo
Các dấu hiệu chung ở cả nam và nữ khi bị ung thư niệu đạo là:
- Tiểu ra máu: Thường là dấu hiệu đặc trưng nhất của tình trạng ung thư ở niệu đạo, khi này người bệnh sẽ bị tiểu ra máu thời gian dài với các màu như đỏ, hồng, nâu hoặc màu sậm như cô ca kéo dài.
- Tắc nghẽn, gặp khó khăn khi đi tiểu: Tình trạng bị bí tiểu do lỗ niệu đạo bị sưng và chít hẹp thường gặp nhiều hơn ở nam giới.
- Đi tiểu nhiều lần, đau buốt và “ám ảnh” khi phải đi tiểu.
- Khó khăn khi đại tiện do khối u chèn ép đại trực tràng gây ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến quá trình bài tiết của người bệnh.
- Dấu hiệu toàn thân như mệt mỏi, uể oải, ăn uống không ngon miệng và suy nhược cơ thể.
Dấu hiệu riêng ở nữ giới
Chị em phụ nữ nhận thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn kèm theo mùi khai nồng còn có thể lẫn máu. Nếu còn có kinh nguyệt chị em có thể thấy chu kỳ bị thay đổi và cảm giác đau rát trong ngày có kinh đau đớn và nặng nề hơn.
Dấu hiệu riêng ở nam giới
Nam giới sáng ngủ dậy có hiện tượng giọt sương mai ở niệu đạo. Bộ phận sinh dục do tiểu rát buốt bị đau và sưng nghiêm trọng. Có thể sờ thấy hạch bạch huyết nổi lên ở bẹn nếu tình trạng diễn ra kéo dài có thể nhận thấy nhiều hạch hơn ở vùng bẹn.
Xuất tinh kèm theo máu hoặc mủ cũng như bị đau lưng hông, rát dương vật trong khi quan hệ tình dục là dấu hiệu riêng ở nam giới. Đồng thời khi bị bệnh ham muốn và tần suất quan hệ ở nam giới cũng bị suy giảm nghiêm trọng.
Mức độ ảnh hưởng của ung thư ở niệu đạo
Là bệnh ung thư ác tính nên người bệnh tuyệt đối không được chủ quan, phát hiện để khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và tính mạng ở cả 2 giới tính.
Ngoài ra bệnh gây ra các ảnh hưởng từ từ nhưng gây đảo lộn cuộc sống của người bệnh như:
- Gây khó khăn khi tiểu tiện và gây ra các bệnh về đường ruột, gây đau bụng kéo dài và dễ gây ra nhiễm trùng ổ bụng.
- Tiểu ra máu khiến người bệnh hoang mang và có thể gây ra tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể và ngất xỉu nếu không được phát hiện sớm.
- Ảnh hưởng đến ham muốn sinh lý và chức năng sinh sản ở người bệnh.
- Ảnh hưởng đến kinh tế và sức khỏe tinh thần của người bệnh.
- Ung thư có thể di căn sang bàng quang và các cơ quan khác trong hệ tiết niệu dẫn đến khó khăn trong điều trị và đe doạ tính mạng người bệnh.
Chẩn đoán và điều trị ung thư ở niệu đạo như thế nào?
Để chẩn đoán ung thư niệu đạo bác sĩ sẽ chỉ định khám và trao đổi thông tin cơ bản về tiền sử bệnh lý và điều trị cũng như quan sát các dấu hiệu hiện tại của bệnh nhân. Sau đó bạn sẽ cần được nội soi niệu đạo - bàng quang có gây mê hoặc không gây mê tùy theo tình trạng sức khoẻ thực tế.
Một số trường hợp bác sĩ sẽ lấy một phần mô niệu đạo để sinh thiết phân loại ung thư biểu mô niệu đạo hay các bệnh lý khác có dấu hiệu tương tự.
Sau khi xác định được thực tế tình trạng và mức độ bệnh lý bác sĩ thường sẽ cần chỉ định phẫu thuật ngoại khoa bán phần hoặc toàn phần để loại bỏ hoàn toàn khu vực niệu đạo chứa tế bào ung thư:
- Đốt laser: Áp dụng cho tình trạng bệnh nhẹ và khối u có kích thước nhỏ.
- Thực hiện phẫu thuật truyền thống: Đối với các khối u bề mặt hoặc khối u đoạn xa xâm lấn tối thiểu, phẫu thuật cắt bỏ bán phần có thể được thực hiện. Đối với các khối u lớn hơn và xâm lấn sâu hơn, phẫu thuật triệt để có thể cần thiết.
- Xạ trị: Xạ trị có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại
- Hoá trị: Được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư, đặc biệt là khi ung thư đã lan rộng hoặc không thể phẫu thuật.
Nếu còn câu hỏi về bệnh tình ung thư niệu đạo cần giải đáp hãy liên hệ với các bác sĩ có hơn 30 năm kinh nghiệm và chuyên sâu của Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng tại 0243 9656 999.
- Viêm niệu đạo chlamydia là bệnh lý như thế nào? Có nguy hiểm không?
- Tìm hiểu về viêm niệu đạo không đặc hiệu và biện pháp phòng tránh - điều trị an toàn
- Tình trạng niệu đạo bị viêm là gì? - Dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm và điều trị như thế nào?
- So sánh niệu đạo nam và niệu đạo nữ - Tìm hiểu một số bệnh lý thường gặp ở niệu đạo
- Xét nghiệm tế bào biểu mô niệu đạo cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe?
- Phương pháp tán sỏi niệu đạo: Quy trình điều trị, ưu điểm và hạn chế