Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám? 

Điểm trung bình: 4.8/5
Bài viết có ích: 743 lượt bình chọn

Vành hậu môn có cục cứng khiến bạn lo lắng không biết vì sao bị nổi cục, có phải do bệnh lý không và có nguy hiểm không. Tình trạng nổi cục cứng có thể đau hoặc không đau, tuy nhiên nếu không phải do chấn thương hay kích ứng và kéo dài lâu ngày rất có thể là do bệnh lý hậu môn trực tràng gây ra. Vậy có cục cứng ở vành hậu môn là bệnh gì, điều trị như thế nào sẽ được chuyên gia giải đáp sau đây.

Vành hậu môn có cục cứng là bệnh gì? 

Chuyên gia đầu ngành - Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng (Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương): không phải tự nhiên mà hậu môn bị nổi cục cứng, nếu loại trừ nguyên nhân do chấn thương hay dị ứng thì đa phần đều là do bệnh lý gây ra. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình có thể gây ra hiện tượng vành hậu môn có cục cứng. 

1. Vành hậu môn có cục cứng không đau - ung thư hậu môn 

Ung thư hậu môn là sự hình thành tế bào ác tính tại ống hậu môn, có khả năng lây lan sang các khu vực khác. Những triệu chứng có thể gặp ở người bệnh ung thư hậu môn bao gồm: 

  • Hậu môn nổi u cục, sờ vào thấy cứng và không đau. 
  • Cảm giác sưng phồng xung quanh lỗ hậu môn. 
  • Chảy máu hậu môn, cảm giác căng tức nặng ở hậu môn. 
  • Rối loạn tiêu hoá, có thể do táo bón/ tiêu chảy thất thường. 
  • Hậu môn có nhiều dịch nhầy (có thể lẫn máu) kèm theo mùi khó chịu.

2. Vành hậu môn nổi cục cứng đau - Bệnh trĩ 

Vành hậu môn nổi cục và đau rát rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy búi trĩ đang sa ra ngoài (cấp độ 2). Bệnh được chia thành hai dạng chính như sau: 

  • Búi trĩ nội: Dễ nhầm lẫn với bệnh sa trực tràng do triệu chứng khá tương đồng. Tuy nhiên, sa trực  tràng là khối sa đồng tâm ở giữa, còn sa búi trĩ gồm nhiều búi trĩ kích cỡ khác nhau sa xuống hậu môn mỗi khi đại tiện. 
  • Búi trĩ ngoại: Cục thịt nhỏ mọc ngoài rìa hậu môn được bao bọc bởi lớp da hậu môn. Kích thước búi trĩ ngày càng lớn có xu hướng phình to, lòi ra ngoài hậu môn. Từ đó gây hẹp lỗ hậu môn, tắc nghẽn sa nghẹt, thậm chí hình thành huyết khối nếu không chữa trị kịp thời. 

Một số triệu chứng bệnh trĩ khác có thể gặp phải bao gồm: Đau rát hậu môn (điển hình hơn ở trĩ ngoại); đại tiện ra máu (điển hình hơn ở trĩ nội), cảm giác sưng ngứa rát, xuất hiện dịch nhầy hậu môn gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.

3. Nổi cục cứng ở gần hậu môn - Apxe hậu môn 

Vành hậu môn có cục cứng có thể do bệnh apxe hậu môn gây ra. Đây là tình trạng mưng mủ gần hậu môn, nguyên nhân chủ yếu do tình trạng nhiễm trùng tuyến hậu môn nhỏ, nếu không được phát hiện và chữa trị sớm có thể sưng to vỡ mủ, hình thành các đường rò hậu môn phức tạp. 

Apxe hậu môn là các ổ mủ nhiễm trùng, gây đau nhức, sưng đỏ quanh hậu môn và có tình trạng chảy mủ ở hậu môn.

4. Vành hậu môn nổi cục thịt - Sùi mào gà 

Nếu trước đó bạn có quan hệ tình dục không an toàn mà xuất hiện cục thịt mềm ở vành hậu môn rất có thể do bệnh sùi mào gà. Khả năng càng cao nếu cục thịt có hình dạng nhú gai hoặc hoa mào gà/ hoa súp lơ, không đau không ngứa nhưng rất dễ vỡ ra. 

Đây là bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, do virus HPV gây ra cần sớm được phát hiện và điều trị. Virus HPV tuýp nguy cơ cao có thể dẫn đến bệnh ung thư trong đó có ung thư hậu môn. 

5. Vành hậu môn có cục cứng - Sa trực tràng 

Vành hậu môn nổi cục cứng còn có thể do bạn bị sa trực tràng. Tình trạng một phần hoặc toàn bộ thành trực tràng lộn lại và sa ra bên ngoài hậu môn. 

Các triệu chứng sa trực tràng mà bạn có thể gặp phải bao gồm đại tiện mất kiểm soát, táo bón/ tiêu chảy kéo dài, nổi cục thịt nhỏ ngoài vành hậu môn, tiết dịch nhầy kèm theo máu sau đại tiện…

[Shortcode tư vấn 1]

 

Vành hậu môn có cục cứng khi nào nên đi khám? 

Như đã chia sẻ, hiện tượng vành hậu môn có cục cứng có thể do nhiều nguyên nhân bệnh lý gây ra. Ngoài những bệnh lý trên, một số bệnh lý như ung thư biểu mô tuyến, u bã đậu hậu môn, u nang ống hậu môn…cũng có thể gây ra triệu chứng này. Vậy khi nào bạn nên đi khám chuyên khoa? 

  • Phát hiện hậu môn nổi cục u, có triệu chứng viêm cấp hoặc kèm theo tình trạng chảy mủ hôi thối. 
  • Vành hậu môn nổi cục cứng kích thước khác nhau, gây đau nhức hoặc tình trạng sưng đỏ phù nề…
  • Hậu môn bị kích ứng, chảy mủ ngứa ngáy. 
  • Hậu môn nổi cục không đau, kèm theo nổi hạch bẹn hay hậu môn. 
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt cao, sụt cân…không rõ nguyên nhân.

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

Có cục cứng ở vành hậu môn phải làm sao? 

Khi phát hiện triệu chứng vành hậu môn có cục cứng, tốt nhất nên đi thăm khám chuyên khoa càng sớm càng tốt. Tránh việc tự chẩn đoán và tự mua thuốc điều trị tại nhà hay tự ý áp dụng các mẹo dân gian chưa có kiểm chứng khoa học. 

Bạn cần biết hậu môn nổi cục cứng chứng tỏ hậu môn đang bị tổn thương, có thể do tế bào ác tính hoặc tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng xấu. Tiến hành thăm khám, nội soi hậu môn trực tràng là biện pháp tốt nhất giúp phát hiện sớm tình trạng mình đang gặp phải, điều trị hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng. 

Sau khi chẩn đoán xác định được tình trạng bệnh cụ thể, căn cứ vào nguyên nhân mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp chữa bệnh phù hợp, hiệu quả:

  • Điều trị Tây y chuyên khoa với các tình trạng bệnh trĩ nhẹ, apxe hậu môn. Thuốc cần sử dụng đúng như kê đơn của bác sĩ, tuyệt đối không tự tham khảo mua thuốc trên mạng. 
  • Tiến hành phẫu thuật, thủ thuật cho các trường hợp bệnh trĩ nặng, ung thư hậu môn hay sa trực tràng. 

Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sử dụng máy nội soi hậu môn 3D không dây không thụt tháo, không gây mê giúp đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân gây nổi cục cứng ở vành hậu môn. 

Khi tiến hành điều trị, Phòng khám áp dụng phương pháp HCPT II tiên tiến trong điều trị các bệnh hậu môn trực tràng, trong đó có bệnh trĩ, apxe hậu môn…Phương pháp sóng cao tần giúp hạn chế đau đớn khi điều trị, hiệu quả đạt đến 99%, giảm tối đa tái phát, hồi phục nhanh và bệnh nhân không cần nằm viện. 

Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về việc điều trị, chế độ chăm sóc sau điều trị và tái khám đúng hẹn. Đồng thời, cần thực hiện các biện pháp dưới đây để hỗ trợ mang lại hiệu quả điều trị cao nhất: 

  • Bổ sung chất xơ hàng ngày giúp chống táo bón, hỗ trợ bệnh nhanh khỏi hơn. 
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoa học, hạn chế sử dụng chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều gia vị…
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, ngâm rửa nước ấm hàng ngày. 
  • Không quan hệ qua đường hậu môn để tránh gây viêm nhiễm.
  • Không rặn mạnh khi đại tiện, thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ,
  • Tái khám định kỳ để bác sĩ đánh giá hiệu quả điều trị. Nếu có hiện tượng bất thường sẽ được thăm khám và khắc phục kịp thời. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Trên đây, những nguyên nhân gây hiện tượng vành hậu môn có cục cứng đã được giải thích cụ thể. Nếu đang gặp tình trạng này, đừng ngần ngại liên hệ với bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám để được tư vấn giải đáp sớm nhất và hoàn toàn miễn phí. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối