Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả
Bài viết có ích: 988 lượt bình chọn
Bệnh viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Nếu bạn có những triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu rắt, đau bụng dưới, mệt mỏi, sốt nhẹ,... đừng chủ quan, khả năng cao bạn đang bị viêm đường tiết niệu. Căn bệnh này đôi khi dẫn đến biến chứng nhiễm trùng máu. Nắm rõ cách phòng tránh và điều trị viêm đường tiết niệu là giải pháp giữ gìn sức khỏe cho chính mình và người thân.
Viêm đường tiết niệu là gì? Những đối tượng dễ mắc bệnh nhất
Viêm đường tiết niệu là gì? Có thể nói, căn bệnh này phổ biến ở cả nam và nữ giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ chi tiết về căn bệnh này.
Đường tiết niệu gồm 4 bộ phận: 2 quả thận, 2 niệu quản, niệu đạo và bàng quang.
Nhiệm vụ của đường tiết niệu: Chịu trách nhiệm lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu. Bài tiết độc tố, bài tiết các sản phẩm của chuyển hóa ra ngoài qua niệu đạo.
Viêm đường tiết niệu
Khi vi khuẩn (chủ yếu là E. coli) xâm nhập, chúng sinh sôi và phát triển ở đường tiết niệu gây viêm nhiễm, dẫn đến các triệu chứng khó chịu. Người ta gọi là bệnh viêm đường tiết niệu.
Trước khi tìm hiểu: Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Hãy tìm hiểu những đối tượng dễ mắc bệnh nhất:
Thực tế, phụ nữ nguy cơ viêm đường tiết niệu cao gấp 5 lần nam giới. Theo số liệu thống kê từ Tổ chức Y tế, cứ 5 người phụ nữ thì có 1 – 2 người mắc viêm đường tiết niệu.
Lý giải cho điều này: Vì niệu đạo của nữ giới ngắn hơn nam giới.
Ngoài ra, do một số yếu tố khác quyết định:
- Không uống đủ nước
- Nhịn tiểu thường xuyên và trong thời gian dài
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ, vi khuẩn nhanh chóng lây lan từ hậu môn sang niệu đạo
- Do phụ nữ mang thai, phụ nữ tiền mãn kinh
- Quan hệ tình dục không lành mạnh
- Do mắc bệnh sỏi tiết niệu
- Do mắc bệnh tiểu đường
- Do hệ miễn dịch suy yếu
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? 5 mức độ nguy hiểm
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có. Mặc dù không ảnh hưởng nặng nề đến tính mạng con người, nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Dưới đây là 5 mức độ nguy hiểm của viêm đường tiết niệu bạn nên đi khám ngay.
1. Ảnh hưởng tới chức năng thận
Niệu đạo và thận có mối liên quan mật thiết đến nhau, chúng nằm gần nhau.
Ảnh hưởng tới chức năng thận
Nếu niệu đạo bị viêm, vi khuẩn, tạp khuẩn, trùng roi,... xâm nhập bàng quang khiến thận nhiễm trùng, tổn thương, chức năng thận suy giảm.
Theo thống kê, 25% bệnh nhân suy thận mãn tính đều do viêm niệu đạo.
2. Hẹp niệu đạo và ảnh hưởng bộ phận sinh dục
Tác hại: Ống niệu đạo bị viêm quá lâu sẽ để lại sẹo làm chít hẹp niệu đạo, người bệnh đi tiểu khó khăn, đau khi đi tiểu, nước tiểu đục,...
Bộ phận sinh dục cũng bị tổn thương theo. Có khi đau bụng dưới hoặc đau khi quan hệ tình dục.
Nguyên nhân: Do vi khuẩn, tạp khuẩn,... tấn công.
3. Gây ra tình trạng vô sinh – hiếm muộn
Thiên chức làm cha hoặc làm mẹ ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này giúp bạn hiểu thêm về viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không?
Gây ra tình trạng vô sinh – hiếm muộn
Tác hại: Viêm đường tiết niệu không kiểm soát được sẽ tạo thuận lợi cho vi khuẩn tấn công vòi trứng, buồng trứng, ống dẫn trứng,... ảnh hưởng thụ thai, giảm chất lượng, số lượng tinh trùng, gây vô sinh – hiếm muộn ở nam và nữ.
4. Công việc và đời sống tình dục ảnh hưởng
Triệu chứng của bệnh: Đau buốt khi đi tiểu, đau bụng dưới âm ỉ, trong người bứt rứt,... khó tập trung công việc.
Khi vợ chồng gần gũi, người bệnh có cảm giác buồn tiểu, đau rát ở vùng bị viêm,... khó thỏa mãn “chuyện ấy”. Lâu dần sẽ lãnh cảm và sợ quan hệ tình dục.
5. Giảm sức đề kháng
Tác hại: Khi mắc bệnh, sức khỏe suy giảm, sức đề kháng của cơ thể yếu dần đi. Nguy cơ mắc các bệnh lây nhiễm khác rất cao,...
Giảm sức đề kháng
Bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không?
Bệnh viêm đường tiết niệu có tự khỏi không? Đối với vấn đề này, rất nhiều người nhận thức sai lầm cho rằng bệnh tự khỏi. Bác sĩ CKII Lê Văn Minh – Người có hơn 30 năm công tác trong quân đội chia sẻ: “Viêm đường tiết niệu nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh không thể tự khỏi được. Vì vị trí viêm nhiễm nằm sâu trong cơ thể”.
Nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm: Viêm nhiễm bàng quang, viêm cổ tử cung, viêm tuyến tiền liệt, viêm niệu đạo, suy thận,... thậm chí vô sinh.
Do đó, khi gặp triệu chứng: Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu đêm, nước tiểu có mùi hôi, sốt cao,... người bệnh nhanh chóng đến địa chỉ y tế uy tín để bác sĩ thăm khám, kiểm tra, chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Khuyến cáo: Qua đây, mọi người đã hiểu viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không. Thật sự, bệnh lý này vô cùng nguy hiểm. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng ở nhà khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không bỏ dở quá trình điều trị nếu thấy các triệu chứng vừa thuyên giảm.
Quan hệ tình dục khi viêm đường tiết niệu có lây không?
Quan hệ tình dục khi viêm đường tiết niệu có lây không? Vẫn biết rằng nhu cầu tình dục là cần thiết. Giúp các cặp đôi gắn kết tình cảm, giữ gìn hạnh phúc gia đình,... Tuy nhiên, bác sĩ khuyên người bệnh nên kiêng “chuyện ấy” trong thời gian điều trị. Bởi:
- Tùy từng trường hợp: Ví dụ như nấm, lậu cầu,... Viêm đường tiết niệu lây lan từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục.
- Đường tiết niệu viêm nhiễm dẫn đến xung huyết bộ phận sinh dục. Triệu chứng thường gặp: quan hệ tình dục gây bỏng rát niệu đạo và bàng quang
- Quan hệ tình dục đưa vi khuẩn lây lan viêm nhiễm ngược dòng lên tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng,... Khiến thụ thai khó xảy ra.
Lời khuyên: Trong thời gian điều trị viêm đường tiết niệu, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục. Nếu không thể kiêng “chuyện ấy”, hãy lưu ý một số điều sau:
Sử dụng bao cao su
- Sử dụng bao cao su
- Quan hệ tình dục với thao tác nhẹ nhàng, tư thế phù hợp
- Nếu có cảm giác đau tức khi quan hệ, hãy dừng lại ngay
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục bằng sản phẩm lành tính, an toàn, pH = (4-6).
Viêm đường tiết niệu nên ăn gì cho đúng?
Như vậy, vấn đề viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không đã có câu trả lời rõ ràng. Người bệnh nên phòng ngừa bệnh lý này ngay từ bây giờ bằng chế độ ăn uống hợp lý. Ăn uống đầy đủ dưỡng chất góp phần không nhỏ trong việc hỗ trợ quá trình điều trị thuận lợi hơn.
- Thực phẩm giàu vitamin C
Dâu tây, sơ-ri, ổi, cam,... là những thực phẩm giàu vitamin C, có tác dụng chống viêm, nhiễm trùng ở đường tiết niệu, ngăn bệnh tái phát.
Thực phẩm giàu vitamin C
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin E
Quả bơ, lạc, vừng, gấc, dầu oliu,... chứa nhiều vitamin E, hỗ trợ điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu hiệu quả.
- Rau xanh và trái cây tươi
Rau lá xanh, củ quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt,.. là những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Tăng sức đề kháng cho người viêm nhiễm đường tiết niệu.
- Sữa chua
Sữa chua chứa hàng tỷ lợi khuẩn có ích, giúp ổn định môi trường âm đạo cho chị em.
- Trà thảo dược
Một số loại trà thảo dược: trà gừng, bạc hà, cam thảo,... có tác dụng khá tốt với người bệnh, loại bỏ vi khuẩn có hại trong cơ thể.
Trà thảo dược
- Nước lọc
Uống nhiều nước mỗi ngày cơ thể sẽ được thanh lọc chất độc, thanh lọc vi khuẩn có hại ra bên ngoài cơ thể.
Cách điều trị viêm đường tiết niệu hiệu quả
Viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không phụ thuộc rất nhiều vào quá trình điều trị của bạn. Hiện nay, phương pháp chữa trị viêm đường tiết niệu phổ biến nhất là dùng thuốc. 2 nhóm thuốc chính được sử dụng: kháng sinh và giảm đau chống viêm.
Kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu
Một số kháng sinh thông dụng: Trimethoprim, Fosfomycin, Nitrofurantoin, Ceftriaxone, Cephalexin,...
Kháng sinh Trimethoprim
Nếu bệnh nặng, kháng sinh nhóm fluoroquinolon như: Ciprofloxacin, Levofloxacin,... bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định.
Thuốc giảm đau, chống viêm nhiễm trùng đường tiết niệu
Tác dụng: giảm bớt cảm giác đau buốt, biểu hiện sốt,...
Tùy mức độ bệnh, một số loại thuốc có thể được kê: Paracetamol, Aspirin, Diclophenac, Ibuprofen,...
Khuyến cáo: Đối với tất cả các loại thuốc trên, người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua về sử dụng khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Điều này tránh những ảnh hưởng xấu tác động đến sức khỏe hoặc làm tăng tỷ lệ kháng thuốc.
Qua nội dung trong bài, người bệnh nếu còn điều gì thắc mắc với vấn đề viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không, hãy liên hệ bác sĩ Lê Văn Minh – Chuyên khoa II Nam học – Ngoại tiết niệu thông qua hotline 0243.9656.999 hoặc [Tư Vấn Trực Tuyến]. Bác sĩ hiện đang công tác Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội).
Các tìm kiếm liên quan đến viêm đường tiết niệu có nguy hiểm không
viêm đường tiết niệu có tự khỏi không
hình ảnh viêm đường tiết niệu
viêm đường tiết niệu nam
viêm đường tiết niệu là gì
viêm đường tiết niệu nên ăn gì
viêm đường tiết niệu có lây không
cách điều trị viêm đường tiết niệu
viêm đường tiết niệu ở trẻ em có nguy hiểm không
- Dịch niệu đạo và những căn bệnh phổ biến liên quan đến dịch niệu đạo
- Sỏi kẹt niệu đạo và những điều mọi người cần biết!
- Viêm niệu đạo mãi không khỏi - Đâu là cách điều trị hiệu quả?
- Tổng hợp các thông tin liên quan đến nội soi niệu đạo
- Lỗ niệu đạo và những vấn đề bất thường có thể gặp phải
- Chấn thương niệu đạo và tất tần tật những vấn đề cần biết