Viêm niệu đạo mãn tính: Dấu hiệu và cách điều trị
Bài viết có ích: 652 lượt bình chọn
Viêm niệu đạo mãn tính xảy ra do tình trạng viêm niệu đạo cấp không phát hiện và điều trị đúng cách, bệnh dai dẳng và tái phát nhiều lần gây nên. Việc điều trị khi đã tiến triển mãn tính thường phức tạp hơn, đòi hỏi sự kiên trì và phác đồ đủ mạnh. Dưới đây là những thông tin chi tiết về bệnh viêm niệu đạo giai đoạn mãn tính cần biết để tiến hành thăm khám điều trị kịp thời.
Viêm niệu đạo mãn tính là như thế nào?
Viêm niệu đạo là tình trạng viêm nhiễm tại niệu đạo do sự tấn công gây bệnh của các tác nhân có hại (điển hình là vi khuẩn E.coli, lậu cầu, vi khuẩn Chlamydia…). Theo đó, bệnh tiến triển giai đoạn nặng hoặc tình trạng nhiễm trùng dai dẳng tái phát nhiều lần được gọi là viêm niệu đạo mãn tính.
Các triệu chứng viêm niệu đạo giai đoạn mãn tính thường không mạnh mẽ như giai đoạn cấp tính nhưng sẽ mang tính chất nghiêm trọng hơn:
- Buồn tiểu và đi tiểu nhiều lần, trong khi lượng nước tiểu mỗi lần không nhiều.
- Khi đi tiểu người bệnh có cảm giác bị buốt và rát dọc niệu đạo.
- Quan sát trong nước tiểu có lẫn máu hoặc mủ.
- Lỗ tiểu ngứa ngáy, có thể kèm theo sưng đỏ đau rát.
- Ở nam giới, thấy niệu đạo tiết mủ trắng hoặc xanh vàng có mùi hôi. Ở nữ giới, dịch âm đạo tiết ra máu trắng hay vàng xanh bất thường, tiết nhiều hơn và sáng sớm.
- Khi quan hệ thấy đau rát, đau vùng xương chậu, đau vùng lưng.
- Một số triệu chứng khác: buồn nôn, sốt, nổi hạch bẹn, sưng khớp…
Nguyên nhân dẫn đến viêm niệu đạo mãn tính
Trong hầu hết trường hợp viêm niệu đạo mãn tính, vi khuẩn là tác nhân chính gây bệnh. Theo đó, vi khuẩn tấn công từ bên ngoài vào niệu đạo, thông qua vùng lỗ tiểu gần đầu âm đạo nữ giới hoặc đầu dương vật ở nam giới.
- Không chú trọng vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày. Niệu đạo dẫn nước tiểu mỗi ngày nên sẽ dễ tích tụ nhiều cặn bẩn, chất thải nếu không được vệ sinh sớm sẽ là điều kiện thuận lợi để viêm nhiễm nặng nề hơn.
- Đời sống tình dục kém lành mạnh, quan hệ không sử dụng biện pháp, quan hệ nhiều bạn tình…có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục và viêm niệu đạo.
- Biến chứng sau các thủ thuật nong niệu đạo, nội soi bàng quang, đặt sonde tiểu…
- Nam giới mắc mắc các bệnh lý bao quy đầu như dài/ hẹp bao quy đầu, viêm bao quy đầu…dẫn đến việc vệ sinh dương vật khó khăn dễ gây viêm niệu đạo.
- Có dị vật hay sỏi trong niệu đạo cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm niệu đạo giai đoạn mãn tính.
- Thường xuyên mặc đồ bó sát, chất liệu không thấm hút khiến vùng sinh dục luôn ẩm ướt khó chịu, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển.
- Sử dụng nguồn nước không sạch sẽ, lạm dụng dung dịch vệ sinh hay hóa mỹ phẩm không rõ nguồn gốc với bộ phận sinh dục cũng khiến nguy cơ viêm nhiễm tăng lên.
Viêm niệu đạo mãn tính có chữa được không?
Bệnh viêm niệu đạo mãn tính có thể chữa được nhưng khó khăn và đòi hỏi rất nhiều sự kiên trì của bệnh nhân và bác sĩ khi điều trị. Nguyên nhân do viêm niệu đạo giai đoạn mãn tính thường vi khuẩn đã nhờn thuốc hoặc kháng thuốc. Do đó, phác đồ điều trị lúc này cần mạnh mẽ và chỉ định các loại thuốc điều trị đặc hiệu.
Viêm niệu đạo giai đoạn mãn tính cần điều trị sớm, kéo dài lâu ngày sẽ phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm:
- Suy thận
Viêm niệu đạo có thể gây tình trạng tắc nghẽn đường tiểu. Tình trạng này kéo dài có thể làm suy yếu và mất dần chức năng bài tiết nước tiểu. Đây được cho là nguyên nhân gây suy thận hiện nay.
- Bí tiểu
Niêm mạc niệu đạo tổn thương nặng nề hình thành các mô sẹo. Kéo theo đó diện tích ống niệu đạo bị thu hẹp khiến đường đi của dòng tiểu gặp nhiều khó khăn. Đây là một trong nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt…
- Rối loạn chức năng tình dục
Viêm niệu đạo tái phát nhiều lần gây suy giảm ham muốn, ở nam giới có thể gây rối loạn chức năng cương cứng, nặng hơn là liệt dương. Ở nữ giới, chị em thấy phiền toái, khó chịu khi quan hệ, tình trạng đau rát khó chịu không thể quan hệ được.
- Viêm nhiễm lây lan
Niệu đạo nằm trên hệ tiết niệu và gần cơ quan sinh dục. Do đó, khi bị viêm niệu đạo rất dễ lây lan sang các khu vực khác, dẫn đến viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn…
Phác đồ điều trị viêm niệu đạo mãn tính hiệu quả
Trước tiên, cần thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng viêm niệu đạo nặng hay nhẹ. Các triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thận tiết niệu nên bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm liên quan khác để đưa ra kết quả chính xác (xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch niệu đạo). Vậy cách điều trị viêm niệu đạo mãn tính như thế nào?
1. Thuốc chữa viêm niệu đạo mãn tính
Viêm niệu đạo giai đoạn mãn tính cũng tương tự giai đoạn cấp tính, được chia thành 2 dạng là viêm niệu đạo do lậu và không do lậu. Căn cứ vào đó mà bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ điều trị bằng thuốc khác nhau:
- Viêm niệu đạo giai đoạn mãn tính không do lậu
Trong trường hợp này, các tác nhân gây bệnh thường là vi khuẩn E.Coli, nấm candida, chlamydia, mycoplasma, vi khuẩn kỵ khí lây lan từ bạn tình.
Thuốc được kê đơn có thể là kháng sinh, kết hợp thuốc đặc trị chuyên biệt như doxycycline, tetracycline, azithromycin.
- Viêm niệu đạo giai đoạn mãn tính do lậu
Phác đồ điều trị lậu chuyên biệt được chỉ định, kết hợp thuốc điều trị viêm niệu đạo không do vi khuẩn lậu. Cụ thể:
+ Đơn thuốc 1: Ceftriaxone 250g tiêm bắp liều duy nhất. Kết hợp doxycycline 100mg uống 1 viên/ lần, liều lượng 2 lần/ ngày và 1 tuần liên tục.
+ Đơn thuốc 2: Spectinomycin 2g liều duy nhất kết hợp doxycycline 100g 1 viên/ lần, liều lượng 2 lần/ tuần
2. Bài thuốc nam chữa viêm niệu đạo mãn
- Nước râu ngô
Uống nước râu ngô giúp tăng đề kháng, thanh nhiệt giải độc cơ thể. Đặc biệt còn giúp cải thiện các triệu chứng tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu khó chịu.
Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị 100g râu ngô rửa sạch và để ráo nước.
+ Đun râu ngô cùng 200ml nước, khi nước sôi đun trên lửa nhỏ 10 phút.
+ Chắt lấy phần nước, chia thành 2 phần uống 2 lần trong ngày.
+ Nên uống trước mỗi bữa ăn khoảng 2 tiếng đồ hồ.
- Lá chè xanh
Hàm lượng lớn tinh dầu trong lá chè xanh chứa nhiều tanin, vitamin A - B2 - B3 - B5 - C, flavonoid…có hiệu quả khắc phục triệu chứng viêm niệu đạo.
Cách thực hiện:
+ Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh, đem rửa sạch và vò cho nhàu.
+ Đem đun cùng 2 lít nước, uống hàng ngày.
+ Kết hợp nấu nước trà xanh vệ sinh vùng sinh dục mỗi ngày.
3. Cách chữa viêm niệu đạo mãn tính bằng CRS II
Phác đồ điều trị kết hợp thuốc chuyên khoa kê đơn và hệ thống trị liệu CRS II mang lại hiệu quả cao, thời gian khỏi bệnh nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát về sau.
- Sóng quang dẫn tăng khả năng tác động vào vùng viêm, tăng tổ chức bạch cầu nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, tăng cường đào thải dịch viêm ra ngoài.
- Tăng cường lưu thông máu đến vùng tổn thương, kích thích tái tạo tế bào mới chữa lành nhanh chóng các thương tổn.
- Điều trị vật lý nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, không gây đau đớn hay chảy máu.
- Các triệu chứng được loại bỏ hiệu quả, ngăn ngừa tối đa khả năng tái phát tương lai.
- Thời gian điều trị nhanh chóng, hồi phục nhanh và không cần lưu viện.
4. Cách chữa viêm niệu đạo mãn tính tại nhà
Các biện pháp điều trị và chăm sóc tại nhà giúp dự phòng tái phát viêm niệu đạo được khuyến nghị bao gồm:
- Vệ sinh vùng sinh dục sạch sẽ, nhất là trước - sau khi giao hợp.
- Có đời sống tình dục lành mạnh, sử dụng bao su để phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Uống nhiều nước tăng cường đào thảo vi khuẩn, cặn bẩn ra ngoài.
- Điều chỉnh chế độ sinh hoạt lành mạnh, không nhịn tiểu, thường xuyên vận động thể dục thể thao.
- Cần kiêng việc quan hệ tình dục khi đang trong quá trình điều trị bệnh.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều rau xanh hoa quả trái cây, kiêng đồ ăn nóng, dầu mỡ hay bánh kẹo ngọt, chất kích thích.
Trên đây là thông tin bác sĩ chia sẻ về bệnh viêm niệu đạo mãn tính và cách điều trị hiệu quả. Để được tư vấn phác đồ điều trị, liên hệ ngay về Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng qua hotline 0243.9656.999 để được hỗ trợ.
- Viêm niệu đạo chlamydia là bệnh lý như thế nào? Có nguy hiểm không?
- Tìm hiểu về viêm niệu đạo không đặc hiệu và biện pháp phòng tránh - điều trị an toàn
- Tình trạng niệu đạo bị viêm là gì? - Dấu hiệu nhận biết, mức độ nguy hiểm và điều trị như thế nào?
- So sánh niệu đạo nam và niệu đạo nữ - Tìm hiểu một số bệnh lý thường gặp ở niệu đạo
- Xét nghiệm tế bào biểu mô niệu đạo cảnh báo vấn đề gì về sức khỏe?
- Ung thư niệu đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu, yếu tố nguy cơ