[Giải đáp] Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh không? 

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 133 lượt bình chọn

Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh không là thắc mắc của mẹ bầu đang vào những tháng cuối thai kỳ. Mang thai là hành trình dài đầy vất vả nhưng chỉ cần nhìn thấy thiên thần nhỏ chào đời thì tất cả mệt mỏi đều tan biến. Trong đó, dấu hiệu sắp sinh là những thông tin thật sự quan trọng bất cứ mẹ bầu nào cũng quan tâm. 

Buồn nôn có phải biểu hiện sắp sinh trước 1 tuần?

Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh không? Bước vào 3 tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi thì đây là điều vô cùng bình thường. Tuy nhiên, nếu giai đoạn này mẹ bầu cảm thấy bụng cồn cào, buồn nôn, nôn khan,... thì có nghĩa mẹ sắp “lâm bồn”.

Buồn nôn có phải biểu hiện sắp sinh trước 1 tuần?

Buồn nôn những tuần cuối thai kỳ xảy ra do sự phát triển của thai nhi ở trong bụng mẹ khiến tử cung chèn lên hệ tiêu hóa. Theo bác sĩ sản phụ khoa, trường hợp này, buồn nôn được coi là triệu chứng sắp sinh. 

Nếu gặp tình trạng buồn nôn những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần kết hợp quan sát với triệu chứng chuyển dạ khác: Máu báo sinh, cơn gò, tiêu chảy, rỉ ối,... để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cuộc sinh nở sắp tới.

Dấu hiệu buồn nôn nguy hiểm mẹ bầu cần chú ý

Như vậy, buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh nhưng phải là những tháng cuối thai kỳ. Trường hợp không phải những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu cần hết sức lưu ý. Có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm:

1. Ợ nóng, đầy hơi

Buồn nôn có thể do chứng ợ nóng, đầy hơi, trào ngược axit dạ dày. Ngoài buồn nôn, mẹ bầu còn cảm thấy nóng bỏng ở vùng thực quản.

Cảm giác buồn nôn do chứng ợ nóng gây ra có thể gây đau thượng vị. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng lo lắng quá. 

Muốn khắc phục, mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 – 6 bữa, tránh đồ ăn cay nóng. Mẹ bầu cũng nên sử dụng các loại thực phẩm chứa caffeine như trà và cà phê,... Ngoài ra, mẹ bầu không nên nằm ngay sau khi vừa mới ăn xong, phải chờ ít nhất 1 giờ.

2. Nhiễm độc thai nghén

Buồn nôn có thể cảnh báo nhiễm độc thai nghén. Tình trạng này có thể ảnh hưởng trực tiếp sức khỏe cũng như tính mạng mẹ bầu lẫn thai nhi. Dẫn tới một số biến chứng trong quá trình mang thai và lúc trước sinh như tiền sản giật với triệu chứng: Mắt mờ, choáng váng, buồn nôn, tăng huyết áp, phù 2 chân,...

Kết luận: Khi gặp triệu chứng buồn nôn, mẹ bầu cần đi khám thai thường xuyên. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, vitamin, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ngoài ra, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh mang vác vật nặng,... 

Nhiễm độc thai nghén

Danh sách 6 dấu hiệu sắp sinh ở tuần 38

Ngoài việc quan tâm buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh, chị em cần biết có những dấu hiệu sắp sinh nào ở tuần cuối thai kỳ. Trên thực tế, tùy cơ địa mỗi người mà dấu hiệu sắp sinh xuất hiện ở mỗi mẹ bầu sẽ khác nhau. 

1. Bụng bầu hạ xuống thấp

Những ngày cuối thai kỳ, để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, thai nhi sẽ di chuyển dần xuống dưới vùng xương chậu, quay đầu xuống dưới và ở vị trí thấp – tư thế sẵn sàng chào đời.

Lúc này, đầu bé chèn lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu nhiều hơn, khó di chuyển vì bụng có cảm giác nặng nề. 

Hiện tượng này chỉ xảy ra trước lúc sinh vài giờ hoặc sớm hơn một vài tuần. Tuy nhiên, ở những người sinh bé thứ 2 trở đi, dấu hiệu này không rõ ràng và khó cảm nhận.

2. Cổ tử cung co thắt mạnh và giãn nở

Đây là dấu hiệu sắp sinh phổ biến. Tử cung co thắt mạnh với tần suất liên tục, mẹ bầu đau nhiều hơn dù có ở tư thế nào. 

Hiện tượng này cũng xảy ra trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, mức độ đau và tần suất ít hơn nên dễ để mẹ phân biệt giữa co thắt sinh lý và co thắt khi chuyển dạ. 

3. Vỡ ối

Ngoài câu hỏi buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh, thì vỡ ối cũng là một trong những triệu chứng sắp sinh điển hình.

Em bé khi còn trong bụng mẹ được phát triển trong một túi nước ối. Khi túi này vỡ ra đồng nghĩa em bé chuẩn bị chào đời. Mỗi mẹ bầu có cảm giác nước ối tuôn ra nhanh, mạnh khác nhau. Nước ối bất ngờ tuôn ra từ âm đạo và không có bất kỳ đau đớn nào.

4. Âm đạo tiết nhiều dịch nhầy

Sang tuần 37 thai kỳ, mẹ bầu sẽ gặp tình trạng âm đạo tiết nhiều dịch nhầy hồng hoặc đỏ. Thời gian xuất hiện dịch nhầy sẽ khác nhau ở mỗi thai phụ. Vì vậy, mẹ bầu nên chuẩn bị tâm lý để chào đón bé yêu. 

Tuy nhiên, sẽ nguy hiểm nếu dịch nhầy tiết ra quá nhiều máu. Lúc này, mẹ bầu nhanh chóng đi kiểm tra ngay lập tức.

Âm đạo tiết nhiều dịch nhầy

5. Thắt lưng đau mỏi, chuột rút, giãn khớp

Ngoài băn khoăn buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh, mẹ bầu cần biết đau mỏi thắt lưng, chuột rút, giãn khớp cũng là triệu chứng sắp sinh. 

Những hiện tượng này sẽ rõ ràng hơn ở phụ nữ mang thai lần đầu. Tuy nhiên, mẹ bầu đừng lo lắng quá. Vì đây là dấu hiệu tốt để tạo thuận lợi cho bé chào đời.

6. Tiêu chảy

Tình trạng tiêu chảy là triệu chứng sắp sinh do hormone ở những người sắp sinh được tạo ra nhiều hơn, ảnh hưởng đường ruột của mẹ, khiến mẹ buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi hơn.

Mẹ bầu giai đoạn sắp sinh gặp nhiều khó khăn cả về thể xác lẫn tinh thần. Vì vậy, giai đoạn này, mẹ bầu cần được quan tâm, chăm sóc từ gia đình để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng chào đón con yêu. Đặc biệt, giai đoạn này, mẹ bầu cần bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ. 

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn sắp sinh

Buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh, vì vậy, mẹ bầu cần xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn, lành mạnh. Điều này không chỉ tốt cho thai nhi, còn đem lại sức khỏe và năng lượng cho người mẹ. Vì vậy, mẹ bầu luôn luôn phải chú ý về chế độ dinh dưỡng của mình thông qua 4 nhóm thực phẩm cần thiết sau:

  • Nhóm chất bột: Gạo, lúa mỳ, ngô, khoai lang,...
  • Nhóm chất đạm: Thịt, cá, trứng, tôm, cua,...
  • Nhóm chất béo: Vừng, lạc, dầu,...
  • Nhóm những vitamin, khoáng chất, chất xơ: Rau xanh, trái cây tươi,...

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn sắp sinh

Những vấn đề mẹ bầu cần lưu ý

Ngoài việc quan tâm buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh, để không có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề dưới đây. 

1. Nên làm gì khi xuất hiện dấu hiệu sắp sinh?

Ngày sinh chỉ là dự kiến nên không chính xác tuyệt đối. Vì vậy, điều đầu tiên thai phụ cần làm khi xuất hiện triệu chứng sắp sinh là phải giữ bình tĩnh, thực hiện các bước sau:

  • Đi khám thai đúng lịch theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi và kiểm tra tình trạng thai nhi thường xuyên
  • Những tháng cuối thai kỳ, chuẩn bị đầy đủ vật dụng và giấy tờ cần thiết để tạo cho mình cảm giác yên tâm, bớt lo lắng
  • Tập làm quen với cơn đau vì đây là triệu chứng tích cực giúp thai nhi ra đời thuận tiện
  • Học kiểm soát và điều tiết hơi thở, thả lỏng cơ thể giúp mẹ bầu bớt lo âu

Khi nào cần gọi cho bác sĩ?

2. Khi nào cần gọi cho bác sĩ?

Vào những tháng cuối thai kỳ, hãy đến bệnh viện và gặp bác sĩ nếu mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng sau: 

  • Sinh non: Chảy máu âm đạo, đau bụng,...
  • Nước ối rò rỉ có màu nâu vàng hoặc xanh là dấu hiệu của phân su, rất nguy hiểm nếu thai nhi hít hoặc nuốt phải
  • Dịch âm đạo tiết ra kèm máu giống kinh nguyệt
  • Cảm nhận em bé hoạt động ít hơn bình thường
  • Cơ thể sưng phù hoặc nghiêm trọng hơn: Dấu hiệu tiền sản giật hoặc tăng huyết áp thai kỳ

Nếu chưa biết địa chỉ khám thai nào uy tín, chị em có thể nhanh chóng đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là địa chỉ sản phụ khoa nói chung, khám thai nói riêng uy tín, chất lượng. 

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết buồn nôn có phải dấu hiệu sắp sinh, địa chỉ khám thai nào uy tín. Nếu còn bất cứ điều gì băn khoăn, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối