Nguyên nhân bệnh trĩ và cách chữa triệt để búi trĩ

Điểm trung bình: 4.4/5
Bài viết có ích: 829 lượt bình chọn

Nguyên nhân bệnh trĩ do đâu là vấn đề được nhiều bệnh nhân quan tâm. Trĩ là bệnh lý thuộc khu vực hậu môn – trực tràng, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào. Trĩ không trực tiếp đe dọa tính mạng bệnh nhân. Nhưng chắc chắn gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả lao động, học tập, tâm sinh lý người bệnh.

Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ phổ biến nhất

Nguyên nhân bệnh trĩ bắt nguồn từ hiện tượng giãn tĩnh mạch ở thành hậu môn – trực tràng do tăng áp lực hoặc do thành tĩnh mạch suy yếu. Các yếu tố làm tăng áp lực và gây suy yếu thành tĩnh mạch ở hậu môn – trực tràng là:

Nguyên nhân bệnh trĩ

Nguyên nhân bệnh trĩ

  • Rối loạn tiêu hóa mạn tính: Lị, tiêu chảy, táo bón kéo dài… làm tăng áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn. Gây suy yếu, phình giãn thành mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Ảnh hưởng từ giai đoạn sinh lý: Một số giai đoạn sinh lý như mang thai, hành kinh, quá trình sinh nở, rối loạn nội tiết tố…
  • Thói quen ăn uống: Người bị trĩ đều có thói quen ăn uống thiếu chất xơ, ăn quá mức, sử dụng nhiều cà phê, lạm dụng rượu, bia, thức ăn khó tiêu dễ bị táo bón…
  • Béo phì và lười vận động: Cân nặng quá mức có thể làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn. Nếu có thói quen lười vận động, tĩnh mạch có thể bị suy yếu, phình giãn, ứ máu, tạo thành cấu trúc dạng búi…
  • Dị ứng tại chỗ: Giãn tĩnh mạch ở ống trực tràng cũng có thể do hệ quả từ dị ứng thuốc đặt, thuốc bôi hậu môn.
  • Nguyên nhân khác: Thói quen nhịn đại tiện, lao động nặng, tập luyện thể dục quá mức, quan hệ tình dục đường hậu môn, nhiễm khuẩn hậu môn – trực tràng tái phát nhiều lần…

Các mức độ phát triển điển hình của bệnh trĩ

Nguyên nhân bệnh trĩ bắt nguồn từ đâu đã có câu trả lời. Vậy có những mức độ phát triển nào của bệnh trĩ. Giai đoạn phát triển của bệnh trĩ được xác định thông qua mức độ sa của búi trĩ.

  • Trĩ độ 1. Giai đoạn mới khởi phát, búi trĩ nằm gọn trong ống trực tràng, chỉ lòi ra lỗ hậu môn khi rặn đại tiện hoặc lao động nặng. Lúc này, búi trĩ chỉ thập thò và chưa lòi khỏi hậu môn, dễ gây chảy máu – đặc biệt là sau khi đại tiện.
  • Trĩ độ 2. Búi trĩ phát triển to, rõ rệt, lòi hẳn ra khỏi lỗ hậu môn khi đại tiện. Khi thôi rặn, búi trĩ tự co vào mà không cần sử dụng tay.
  • Trĩ độ 3. Búi trĩ có xu hướng gia tăng kích thước, lòi hẳn ra ngoài khi rặn, lao động nặng. Giai đoạn này, búi trĩ không tự co vào mà bắt buộc phải dùng tay đẩy. Trĩ độ 3 có thể gây chảy máu kéo dài và dẫn đến chứng thiếu máu.
  • Trĩ độ 4. Búi trĩ bị ứ máu và gia tăng kích thước đáng kể. Ngoài búi trĩ chính còn phát triển búi trĩ phụ. Giai đoạn này, búi trĩ sa hoàn toàn ra ngoài ống hậu môn và không thể co vào, dù đã dùng tay.

Dấu hiệu bệnh trĩ ở phụ nữ và nam giới

Ngoài nguyên nhân bệnh trĩ thì triệu chứng bệnh trĩ nhận biết như thế nào cũng được nhiều người quan tâm. Biểu hiện lâm sàng của trĩ khá điển hình và đồng nhất. Tuy nhiên, mức độ triệu chứng có sự khác biệt rõ rệt ở từng loại trĩ, giai đoạn phát triển.

1. Triệu chứng cơ năng của bệnh trĩ

Đại tiện ra máu

Đại tiện ra máu

  • Đại tiện ra máu: Máu chảy nhỏ giọt hoặc phun thành tia, máu có màu đỏ tươi
  • Búi trĩ phát triển lớn, chảy máu thường xuyên hơn khi có va chạm nhẹ, lao động nặng hoặc ma sát với quần.
  • Chảy máu kéo dài gây thiếu máu mạn tính. 
  • Có cảm giác ngứa, đau rát, khó chịu ở hậu môn sau khi đại tiện
  • Búi trĩ sa ra ngoài có thể dẫn tới đại tiện mất tự chủ, ướt đũng quần…

2. Triệu chứng thực thể của bệnh trĩ

  • Sờ vào hậu môn, cảm giác búi trĩ mềm, thập thò hoặc lòi hẳn ra khỏi ống hậu môn
  • Khi ngồi xổm hoặc rặn đại tiện, búi trĩ sa ra bên ngoài
  • Vùng da xung quanh hậu môn ẩm ướt, đỏ, sưng phù

Bệnh trĩ có lây không? Có nguy hiểm không?

Từ nguyên nhân bệnh trĩ, chúng ta hãy tìm hiểu trĩ có lây không, có nguy hiểm không? Đối với vấn đề này, Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – CKII ngoại tiêu hóa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: 

Trĩ thực chất là hệ quả từ việc tăng áp lực lên hậu môn – trực tràng, dẫn tới phình giãn, ứ đọng máu, hình thành búi trĩ. Trĩ có khả năng lây nhiễm. Trong một số trường hợp, trĩ có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái”.

Mức độ nguy hiểm và biến chứng bệnh trĩ:

  • Thiếu máu: Chảy máu hậu môn kéo dài có thể gây thiếu máu cấp và thiếu máu mạn tính. Thiếu máu khiến cơ thể mệt mỏi, xanh xao, người gầy sút,…
  • Xuất hiện khối huyết ở búi trĩ: Búi trĩ có thể xuất hiện cục máu đông do chấn thương búi trĩ, hoạt động co thắt quá mức của cơ thắt hậu môn, chảy máu búi trĩ kéo dài… gây sưng viêm, phù nề, đau nhức dữ dội.
  • Nghẹt búi trĩ: Biến chứng này xảy ra khi búi trĩ sa ra ngoài hoàn toàn, kích thích cơ vòng hậu môn co thắt mạnh khiến búi trĩ phù nề, thiếu máu. Nghẹt búi trĩ có thể dẫn tới sưng viêm, chảy máu, hoại tử.
  • Rối loạn chức năng cơ thắt: Cơ thắt suy yếu làm mất tự chủ khi đại tiện. Ngoài ra, búi trĩ sưng phù có thể kích thích cơ thắt tăng trương lực, gây đau.
  • Vỡ búi trĩ: Vỡ búi trĩ gây đau dữ dội, tụ máu cấp tính ở rìa hậu môn. Vỡ búi trĩ tăng cao nguy cơ viêm nhiễm và hoại tử nếu không được chăm sóc đúng cách.
  • Trĩ vòng: Búi trĩ tiên phát và thứ phát sa hẳn ra ngoài hậu môn, kết hợp với nhau tạo thành vòng trĩ, dẫn tới sa niêm mạc trực tràng.

Biện pháp điều trị bệnh trĩ phổ biến hiện nay

Điều trị bệnh trĩ nên dựa vào nguyên nhân bệnh trĩ mới hy vọng đem lại kết quả khả quan. Mục đích lớn nhất và quan trọng nhất của việc điều trị là cải thiện rối loạn do trĩ gây ra, loại bỏ triệt để búi trĩ…

1. Thuốc chữa bệnh trĩ bằng tây y có hiệu quả?

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh trĩ có tác dụng cải thiện triệu chứng, giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn và ngăn ngừa biến chứng. Một số loại thuốc điển hình:

  • Thuốc điều hòa nhu động ruột: Cải thiện tiêu chảy, táo bón và làm giảm áp lực lên tĩnh mạch trực tràng – hậu môn.
  • Thuốc mỡ và thuốc đặt hậu môn: Tác dụng giảm viêm, ngứa ngáy, giúp phân dễ dàng đào thải ra bên ngoài, hạn chế ma sát và chảy máu búi trĩ.
  • Thuốc chống viêm: Giảm viêm, phù nề, đau nhức. 
  • Thuốc làm bền thành mạch: Làm bền và giảm tính thấm mao mạch, từ đó hạn chế hiện tượng ứ máu, ngăn chặn búi trĩ gia tăng kích thước và phòng ngừa biến chứng vỡ búi trĩ.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp có viêm nhiễm hậu môn, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh dạng bôi và dạng uống để tiêu diệt vi khuẩn và hạn chế biến chứng hoại tử.

Khuyến cáo

Trên thực tế, điều trị nội khoa Tây y cho kết quả rất hạn chế và chỉ được áp dụng cho trĩ độ 1, 2. Vì vậy để kiểm soát tiến triển của bệnh, cần kết hợp sử dụng thuốc với thay đổi lối sống. Nếu tiếp tục duy trì các thói quen xấu, bệnh có thể tiến triển theo chiều hướng xấu, gia tăng kích thước búi trĩ và gây ra các ảnh hưởng nặng nề.

Hơn nữa, cần chú ý rằng, để điều trị bệnh trĩ triệt để, người bệnh cần tìm được giải pháp xử lý tận gốc căn nguyên gây bệnh thay vì chỉ giải quyết các triệu chứng bên ngoài.

2. Điều trị bệnh trĩ triệt để bằng ngoại khoa

Phương pháp ngoại khoa được bác sĩ cũng như bệnh nhân lựa chọn vì tính ưu việt, hiện đại, trị tận gốc búi trĩ. Người bệnh nên chủ động đi thăm khám bác sĩ khi có triệu chứng nghi ngờ trĩ. Qua kết quả thăm khám, bác sĩ chỉ định phương pháp thích hợp.

Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng đang điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp: Đông – Tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT

Chữa bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT

Ưu điểm:

  • Hạn chế đau đớn và chảy máu
  • Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, vết thương nhỏ, thời gian hồi phục vết thương nhanh
  • Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y, nhuận tràng, giảm chứng táo bón, thanh lọc cơ thể…

Cách phòng bệnh trĩ tại nhà đơn giản mà hiệu quả

Nguyên nhân bệnh trĩ là gì đã có lời giải đáp. Vậy cách phòng bệnh trĩ tại nhà như thế nào? Mặc dù phương pháp điều trị có thể cải thiện đau, ngăn ngừa biến chứng, loại bỏ búi trĩ… Tuy nhiên, nếu không kết hợp chăm sóc qua chế độ dinh dưỡng, lối sống… bệnh có thể phát triển nặng.

  • Tăng cường ổ sung rau xanh, trái cây và ngũ cốc trong chế độ dinh dưỡng…
  • Nên cung cấp đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày, có thể dùng thêm nước ép từ trái cây và rau xanh để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và nâng cao hệ miễn dịch. 
  • Ngâm rửa hậu môn sau khi đại tiện nhằm làm giảm triệu chứng đau rát, chảy máu, sưng nóng và ngứa ngáy,… 
  • Thay đổi một số thói quen xấu như rặn khi đại tiện, nhịn đi vệ sinh, lao động nặng, ngồi xổm,… 
  • Tránh sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, dùng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và thức ăn khó tiêu hóa. 
  • Hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ cải thiện hệ thống xương khớp và nâng cao sức khỏe mà còn hỗ trợ điều hòa nhu động ruột, hạn chế chứng táo bón và ổn định cân nặng. 

Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết nguyên nhân bệnh trĩ, triệu chứng, cách điều trị. Bệnh nhân nên chủ động thăm khám, điều trị bệnh càng sớm càng tốt để phòng ngừa biến chứng nguy hiểm. Mọi chi tiết vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối