Rò hậu môn là sao? Tác hại và cách điều trị tích cực nhất

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 897 lượt bình chọn

Rò hậu môn là sao? Rò hậu môn là căn bệnh khiến bệnh nhân đau nhức, tiết nhiều dịch mủ khó chịu ở hậu môn,... Nếu không điều trị sớm, hậu môn ngày càng lở loét, hình thành lỗ rò mới,... Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thuốc trị triệt để căn bệnh này. Bệnh nhân thường được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt đường rò.

Rò hậu môn là gì?

Rò hậu môn là sao? Rò hậu môn là một đường hầm nhỏ phát triển khi các tuyến bã nhờn trong hậu môn bị nhiễm trùng, áp-xe. Theo thời gian, đường rò phát triển thêm và nối thông với da bên ngoài hậu môn.

Rò hậu môn

Rò hậu môn

Rò hậu môn thường gặp phổ biến ở đối tượng từ 30 – 50 tuổi. Tuy nhiên, những người ngoài độ tuổi này không vì thế mà chủ quan. Bất cứ ai cũng có thể chịu ảnh hưởng từ căn bệnh này.

Tùy thuộc từng đặc điểm đường rò, căn bệnh này được chia thành 7 loại chính:

  • Rò hậu môn ngoài cơ thắt: Đường rò xuất hiện phía trên cơ thắt hậu môn
  • Rò trong cơ thắt: Là một lỗ rò nông, phát triển bên dưới da cạnh hậu môn
  • Rò hậu môn qua cơ thắt: Đường rò nằm cắt ngang cơ co thắt của hậu môn
  • Rò hậu môn đơn giản: Đường rò phát triển theo đường thẳng, có ít hoặc không có ngóc ngách.
  • Rò hậu môn phức tạp: Loại rò này còn có tên gọi là rò móng ngựa. Lỗ rò ngoằn nghèo, phát triển nhiều nhánh thông ra ngoài.
  • Rò hậu môn hoàn toàn: Lỗ rò có hai đầu nối thông từ lòng hậu môn đến bề mặt da nằm gần hậu môn
  • Rò hậu môn không hoàn toàn: Đường rò này chỉ có một lỗ được tạo thành phía trong hay ngoài hậu môn

Lưu ý: Bệnh rò hậu môn có diễn biến đường đi khá phức tạp. Do đó, hầu hết bệnh nhân đều được bác sĩ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ mủ dịch hoặc sửa chữa tổn thương do đường rò gây ra.

Nguyên nhân hình thành bệnh rò hậu môn

Rò hậu môn là sao? Thực tế, có khá nhiều tác nhân dẫn đến căn bệnh rò hậu môn nguy hiểm. Trong nội dung dưới đây, chúng tôi xin nêu ra một số nguyên nhân chính bạn có thể gặp phải.

Apxe hậu môn

Apxe hậu môn

  • Do biến chứng của bệnh áp-xe hậu môn: Cũng có thể coi rò hậu môn và áp-xe hậu môn là 2 biểu hiện lâm sàng. Vì cùng nguyên nhân là rò hậu môn ở dạng mạn tính và áp-xe hậu môn ở dạng cấp tính.
  • Do viêm nhiễm tuyến hậu môn: Hình thành từ một số loại vi khuẩn gây ra như E.Coli, vi khuẩn trực tràng, liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn,...
  • Ảnh hưởng từ một số bệnh khác như: Lao, Crohn, dị vật tầng sinh hậu môn, dị vật vùng hậu môn, ung thư hậu môn – trực tràng, ung thư bạch huyết,...
  • Do phẫu thuật: Phẫu thuật tuyến tiền liệt, cắt tầng sinh môn khi sinh mổ, phẫu thuật cắt búi trĩ,...
  • Do chiếu xạ vùng chậu

Nhận biết các triệu chứng rò hậu môn phổ biến

Rò hậu môn là sao? Nhận biết các triệu chứng rò hậu môn phổ biến. Triệu chứng rò hậu môn thường xuất hiện rõ nét hơn khi ổ áp-xe bị vỡ. Bệnh nhân có thể nhận thấy các triệu chứng bất thường như:

  • Đau nhói ở hậu môn. Tình trạng đau tăng mạnh hơn khi ngồi, khi hắt hơi hoặc vận động
  • Lỗ rò có thể chảy mủ hoặc dịch vàng gây mùi hôi khó chịu. Lúc này cơn đau có thể thuyên giảm sau khi lỗ rò thoát dịch. 
  • Một số người có cảm giác ngứa ngáy khó chịu
  • Xì hơi hoặc rò rỉ phân, máu qua lỗ rò
  • Sốt
  • Đi ngoài phân có lẫn máu hoặc mủ. Đại tiện không tự chủ trong một số trường hợp
  • Vùng da xung quanh hậu môn bị kích ứng, sưng đỏ
  • Ấn vào khu vực lỗ rò thấy cứng, đau
  • Quan sát bên ngoài thấy có một lỗ nhỏ ( đầu ngoài của lỗ rò) nằm trên da gần hậu môn.
  • Có ổ áp xe quanh hậu môn tái phát nhiều lần.

Khuyến cáo: Thời điểm nên đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức nếu gặp các triệu chứng trên kéo dài. Đặc biệt khi sốt cao, đau nhức nhiều hoặc có hiện tượng chảy máu khi đại tiện.

Bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không? 

Rò hậu môn là sao? Bệnh rò hậu môn có nguy hiểm không? Bệnh nhân cần nhớ, đối với bất cứ bệnh gì, kể cả rò hậu môn. Nếu không điều trị kịp thời và đúng phương pháp, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Lở loét xung quanh hậu môn: Mủ và chất dịch tiết ra từ lỗ rò có thể khiến khu vực da xung quanh hậu môn bị nhiễm khuẩn, sưng tấy và lở loét
  • Hình thành lỗ rò mới ở bộ phận khác: Bệnh càng kéo dài thì lỗ rò càng có điều kiện phát triển thêm về số lượng đường rò và lỗ rò ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực khác như trực tràng, niệu đạo, âm đạo,...
  • Tâm lý bị ảnh hưởng: Triệu chứng rò hậu môn khiến người bệnh luôn mang trong mình tâm trạng lo lắng, bất ổn, cảm thấy tự ti với người xung quanh. Do đó, chất lượng cuộc sống bị suy giảm nghiêm trọng.

Khuyến cáo: Việc phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh rò hậu môn là điều cấp thiết và quan trọng. Nếu nghi ngờ bị rò hậu môn, cần tìm gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán và tiến hành điều trị.

Phương pháp chẩn đoán bệnh rò hậu môn

Rò hậu môn là sao? Chẩn đoán rò hậu môn bằng cách nào? Thông thường, bác sĩ chẩn đoán lỗ rò hậu môn bằng cách kiểm tra khu vực xung quanh hậu môn. Điều này giúp phát hiện, tìm kiếm lỗ rò mở bên ngoài da. Nếu đầu ngoài của lỗ rò được nhìn thấy, bác sĩ sẽ cố gắng xác định độ sâu và hướng của đường rò.

Một lỗ rò có thể không nhìn thấy trên bề mặt da. Trường hợp này, bác sĩ sẽ thực hiện thêm một số xét nghiệm bổ sung như nội soi ống hậu môn, chụp MRI hoặc siêu âm để xác định rõ về đường rò.

Chụp MIR

Chụp MIR

Ngoài ra, bệnh nhân có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu, chụp X-quang, nội soi đại trực tràng để xác định xem liệu tình trạng này có liên quan đến bệnh Crohn, viêm đại tràng hay bệnh viêm ruột nào khác.

Kinh nghiệm chữa rò hậu môn cách nào hiệu quả

Rò hậu môn là sao? Kinh nghiệm chữa rò hậu môn cách nào hiệu quả? Thực tế, sử dụng thuốc không giúp khỏi bệnh rò hậu môn. Phẫu thuật là phương pháp điều trị duy nhất cho căn bệnh này. Dưới đây là một số phương pháp phẫu thuật phổ biến:

1. Phẫu thuật bằng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II

Đây là phương pháp được Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế áp dụng. Được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, có trình độ, có chuyên môn,... Cụ thể:

  • Phó giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm: Chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam. 
  • Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng: Nguyên Phó giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

Phương pháp HCPT

Phương pháp HCPT

Ưu điểm của kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II:

  • Hạn chế tình trạng đau đớn và chảy máu
  • Điều trị triệt để, không tái phát, không biến chứng
  • Kỹ thuật xâm lấn nhỏ, không ảnh hưởng mô lành tính lân cận
  • Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, tiêu viêm, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y

>>Xem thêm: Vết mổ rò hậu môn: Hướng dẫn cách chăm sóc tốt nhất

2. Đặc seton chữa rò hậu môn

Phương pháp này được tiến hành lần đầu tiên vào năm 1956. Thích hợp với ca bệnh có đường rò phức tạp, rò trên cơ thắt hoặc rò xuyên cơ thắt cao.

Đặt seton giúp dẫn lưu chất lỏng bị nhiễm trùng trước khi phẫu thuật. Quá trình này có thể mất khoảng 6 tuần hoặc lâu hơn.

3. Các phương pháp phẫu thuật rò hậu môn khác

  • Khoét bỏ đường rò và khâu lại cơ thắt bị đứt
  • Chuyển vạt niêm mạc để che lỗ trong của đường rò
  • Lấp đầy lỗ rò bằng cách sử dụng một loại keo đặc biệt. Sau một thời gian, các mô lành sẽ hình thành và thay thế vật liệu.

>>Xem thêm: Trị rò hậu môn bằng thuốc nam có an toàn như lời đồn?

Một số biến chứng sau mổ rò hậu môn

Rò hậu môn là sao? Biến chứng để lại sau phẫu thuật rò hậu môn là gì? Phụ thuộc nhiều yếu tố như cơ địa từng người, mức độ bệnh, địa chỉ y tế thực hiện,... mà người bệnh rò hậu môn sau khi phẫu thuật xong gặp phải một số biến chứng như:

  • Đau
  • Chảy nhiều máu
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Đường rò để lại sẹo mất thẩm mỹ
  • Khó tiểu, bí tiểu
  • Đại tiện mất tự chủ do tổn thương cơ hậu môn

Như vậy, để ngăn chặn bệnh rò hậu môn tái phát hoặc xảy ra biến chứng sau phẫu thuật. Bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề trong ăn uống và sinh hoạt như:

Thực phẩm giàu chất xơ

Thực phẩm giàu chất xơ

  • Nạp cho cơ thể thật nhiều rau xanh, trái cây,... bổ sung chất xơ, mềm phân, ngăn tình trạng táo bón. Thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, tăng cường sức đề kháng, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào mới.
  • Uống 6 – 8 ly nước mỗi ngày (tương đương 2 – 2,5 lít nước). Cơ thể được cung cấp đầy đủ chất lỏng thì quá trình tiêu hóa mới thuận lợi.
  • Có thể sử dụng thêm thuốc nhuận tràng theo chỉ dẫn của bác sĩ nếu bạn táo bón kéo dài
  • Nhớ vệ sinh hậu môn và xung quanh hậu môn sạch sẽ, giữ vùng này luôn khô.
  • Mặc quần rộng, chất liệu cotton, thay thường xuyên khi lỗ rò có hiện tượng chảy dịch.

Rò hậu môn là sao đã có câu trả lời cho những người chưa hiểu về căn bệnh này. Có thể thấy, mức độ nguy hiểm của rò hậu môn là không cần bàn cãi. Vì thế, bệnh nhân cần chủ động điều trị càng sớm càng tốt, tránh biến chứng nguy hiểm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối