Uống thuốc tránh thai trong ngày đèn đỏ có ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc?
Bài viết có ích: 995 lượt bình chọn
Uống thuốc tránh thai trong ngày đèn đỏ có phải thời điểm phù hợp? Hay có thể gây ra ảnh hưởng tới hiệu quả ngừa thai không? Thuốc tránh thai là biện pháp ngừa thai có khả năng tác động tới nội tiết tố, vì thế không ít chị em quan niệm rằng uống thuốc dựa theo chu kỳ kinh nguyệt có thể tác động tới công dụng mà nó mang lại. Vậy sự thực vấn đề này là như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu rõ hơn qua những thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Uống thuốc tránh thai trong ngày đèn đỏ có gây tác dụng gì không?
Đối với vấn đề uống thuốc tránh thai trong ngày đèn đỏ, các bác sĩ sản phụ khoa cho hay việc làm này hoàn toàn không gây hại nếu nữ giới thực hiện theo đúng hướng dẫn.
Thuốc tránh thai thường được bào chế dưới dạng viên nén và dùng qua đường uống. Nhìn chung, thuốc tránh thai hiện nay được chia làm 2 loại chính là:
- Thuốc tránh thai hàng ngày
Có thành phần chính là hormone estrogen và progesterone - đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng để sản xuất thuốc tránh thai hàng ngày. Khi đưa vào cơ thể, thuốc ngừa thai hàng ngày sẽ tạo ra môi trường âm đạo không lý tưởng, đồng thời ngăn ngừa khả năng rụng trứng. Từ đó, hạn chế tối đa khả năng thụ thai xảy ra.
Không những thế, dùng thuốc tránh thai hàng ngày vào những ngày hành kinh còn mang lại nhiều lợi ích cho chị em như: giảm đau bụng kinh, ngăn ngừa mụn xuất hiện, cải thiện rối loạn kinh nguyệt.
Trong thời gian sử dụng, nhất là những ngày đầu, nữ giới sẽ gặp một số tác dụng phụ như: xuất huyết âm đạo bất thường, buồn nôn, căng tức ngực, đau đầu,... Những triệu chứng này sẽ diễn ra vài ngày và dần mất đi khi cơ thể dần thích ứng với thành phần thuốc.
Thuốc ngừa thai hàng ngày có thể bắt đầu dùng bất kỳ thời điểm nào bạn có nhu cầu sử dụng. Có 2 loại thuốc tránh thai hàng ngày là vỉ 21 viên và vỉ 28 viên. Trong trường hợp dùng loại vỉ 21 viên thì cần dùng liên tục 21 ngày rồi dừng uống 7 ngày và sau đó dùng tiếp vỉ sau. Còn nếu dùng vỉ 28 viên thì bạn nên uống thuốc theo số thứ tự và chuyển sang vỉ tiếp theo mà không cần phụ thuộc vào ngày hành kinh. Trong quá trình uống, việc đến ngày kinh nguyệt sẽ không ảnh hưởng tới liệu trình dùng thuốc tránh thai.
- Thuốc tránh thai khẩn cấp
Thuốc khẩn cấp chứa thành phần chủ yếu là hormone levonorgestrel, dùng trong trường hợp quan hệ tình dục nhưng không áp dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào. Hormone levonorgestrel có khả năng ngừa thai ngoài ý muốn bằng cách ngăn chặn trứng rụng đúng chu kỳ và khiến trứng đã thụ tinh không thể làm tổ trong tử cung.
Thuốc sử dụng càng sớm, hiệu quả tránh thai càng cao. Tốt nhất là trong vòng 24 giờ kể từ khi quan hệ không an toàn và không để quá 72 giờ.
Thêm nữa, thuốc tránh thai khẩn cấp được khuyến cáo không nên dùng quá 2 lần/tháng và quá 3 lần/năm. Theo các chuyên gia, do chứa hàm lượng nội tiết tố lớn có khả năng tác dụng nhanh nên nếu lạm dụng quá đà có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và khả năng mang thai của nữ giới.
Chính vì thế, dù sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày hay khẩn cấp, nữ giới không nên quá lo lắng vào vấn đề uống thuốc vào ngày đèn đỏ ảnh hưởng tới công dụng của thuốc hay không. Thay vào đó nên kiểm tra với bác sĩ chuyên khoa để biết được sức khỏe bản thân có phù hợp áp dụng phương pháp tránh thai này không. Một số trường hợp do dị ứng với thành phần của thuốc, có tiền sử về bệnh mạn tính, đang dùng các loại thuốc điều trị khác,... mà dẫn đến hệ quả bị mang thai ngoài ý muốn dù đã uống thuốc tránh thai.
Bên cạnh đó, chị em cần lưu ý về chuyện quan hệ trong ngày đèn đỏ uống thuốc tránh thai. Thông thường vào những ngày “rụng dâu”, nữ giới sẽ có ham muốn tăng cao hơn so với những ngày bình thường. Lý do là bởi trong những kinh nguyệt, lượng hormone estrogen sản sinh ra nhiều, khiến chị em có cảm giác muốn làm “chuyện ấy” hơn.
Uống thuốc tránh thai trong ngày đèn đỏ tuy không ảnh hưởng đến hiệu quả ngừa thai nhưng biện pháp này lại không phòng tránh được nguy cơ viêm nhiễm vùng kín nếu bạn quan hệ tình dục trong thời điểm này. Trong những ngày hành kinh, niêm mạc âm đạo cực kỳ nhạy cảm, nên khi “cậu nhỏ” thâm nhập vào âm đạo, việc cọ xát liên tục dễ gây ra tổn thương cho “cô bé”. Chưa kể tử cung vào ngày “rụng dâu” trở nên giãn rộng hơn, công thêm máu kinh ẩm ướt là môi trường để vi khuẩn xâm nhập vào bên trong gây viêm nhiễm phụ khoa.
Những lưu ý khi uống thuốc tránh thai trong ngày đèn đỏ
Cho đến thời điểm hiện tại chưa hề có công bố nào chứng minh uống thuốc tránh thai trong ngày đèn đỏ làm giảm công dụng hay gây vô sinh ở nữ giới. Ngoài công dụng tránh thai chủ động, sản phẩm này còn mang tới nhiều lợi ích cho chị em trong những ngày đèn đỏ. Vì thế, bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng biện pháp tránh thai này ngay khi đang “đến”.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tránh thai và an toàn với sức khỏe, chị em nên lưu ý một số vấn đề sau trong quá trình sử dụng:
- Với thuốc hàng ngày: Nếu quên uống thuốc thì phải uống bù ngay khi nhớ ra. Trường hợp bị nôn ngay khi uống cũng cần bổ sung sớm nhất trong khoảng 3 giờ đồng hồ. Đồng thời, nên uống theo khung giờ cố định để tránh việc quên uống thuốc.
- Với thuốc khẩn cấp: Chị em được khuyến cáo không nên uống quá 2 lần/tháng và 3 lần/năm. Cần nhớ rằng, thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian nhất định. Sản phẩm chỉ giúp ngăn ngừa trứng thụ tinh, nếu quá trình thụ thai đã diễn ra thì thuốc không còn tác dụng. Vì thế, càng uống thuốc sớm thì hiệu quả ngừa thai càng cao và chị em nên lựa chọn loại thuốc tránh thai theo giờ tương ứng kể từ lúc phát sinh quan hệ.
- Trường hợp có những bất thường như nôn, đau bụng kéo dài, âm đạo chảy nhiều máu,... chị em nên tới gặp bác sĩ để kiêm tra cơ thể có đang bị kích ứng với thành phần thuốc hay không và tư vấn biện pháp ngừa thai khác phù hợp hơn.
Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp về vấn đề uống thuốc tránh thai trong ngày đèn đỏ có sao không. Hy vọng sẽ hữu ích cho chị em trong việc kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ sức khỏe sinh sản.
Nếu còn thắc mắc nào, chị em hãy đến trực tiếp Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng tại địa chỉ 193C1 Bà Triệu - Hai Bà Trưng - Hà Nội hoặc liên hệ qua hotline 0243 9656 999 để trò chuyện với các chuyên gia sức khỏe hoàn toàn bảo mật thông tin và miễn phí tư vấn.
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?