2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần là bình thường hay bất thường?
Bài viết có ích: 772 lượt bình chọn
2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần là hiện tượng là bất cứ ai cũng gặp phải ít nhất 1 lần trong đời. Có ý kiến cho rằng đây là triệu chứng bình thường của cơ thể, nhưng cũng có ý kiến cho rằng đây là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về đường tiêu hóa mà bạn có thể gặp phải. Vậy 3 ngày mới đi ngoài 1 lần là dấu hiệu của bệnh gì, có cần điều trị không bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần có phải là dấu hiệu bình thường?
Đi đại tiện là dấu hiệu sinh lý khi có nhu cầu loại bỏ chất thải phân và chất thải trong cơ thể ra bên ngoài đường tiêu hóa. Tùy thuộc vào cấu tạo đường ruột cũng như chế độ dinh dưỡng của mỗi người mà thói quen đi đại tiện của mỗi người lại khác nhau, có người 2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần nhưng có người ngày nào cũng đi.
Nếu tần suất đi đại tiện của bạn thay đổi do công việc, môi trường hoặc do thói quen nhưng tình trạng sức khỏe của bạn vẫn tốt thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn có tần suất đi đại tiện quá 3 lần mỗi ngày hoặc quá ít kèm theo các dấu hiệu như chảy máu, đi ngoài ra chất nhầy… thì cần lưu ý thăm khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa.
Có thể thấy, tần suất đi đại tiện phổ biến nhất là mỗi ngày 1 lần, có những người đi nhiều hơn khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày nhưng cũng có những người đi ít hơn khoảng 3 – 4 ngày mới đi ngoài 1 lần, nếu không kèm theo dấu hiệu khó chịu thì vẫn được xem là dấu hiệu bình thường.
Nguyên nhân 2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần?
Bình thường cơ thể sẽ đi vệ sinh mỗi ngày 1 lần nhưng cũng có trường hợp 2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này có rất nhiều, cụ thể như:
Thói quen nhịn đi vệ sinh
Có nhiều người có thói quen nhịn đi vệ sinh, tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng không nên bởi nếu diễn ra thường xuyên, trực tràng đầy phân, nhưng không được giải phóng, ruột sẽ tiếp tục hấp thụ nước khiến cho phân bị khô cứng lại trong ruột, gây khó khăn khi đi ngoài.
Ăn ít chất xơ, nhiều chất béo
Thói quen không ăn rau xanh, ăn nhiều chất béo khiến nhu động ruột bị yếu đi, hấp thụ nhiều nước, gây nên tình trạng phân khô cứng
Dư thừa canxi, sắt
Bổ sung canxi, sắt là điều tốt, giúp xương chắc khỏe, trí tuệ minh mẫn, tuy nhiên khi bổ sung quá nhiều sẽ khiến phân bị ứ đọng ở trực tràng lâu hơn, ruột lại hấp thụ nước, gây khó khăn trong việc đẩy phân ra ngoài và khiến người bệnh 2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần.
Bất đồng vận cơ sàn chậu
Để đào thải phân ra ngoài, cần lục tác động lên hậu môn, cơ vùng sàn chậu giãn ra. Tuy nhiên, có một số trường hợp cơ sàn chậu không thực hiện được chức năng co giãn, dẫn đến cơ hậu môn chỉ có tác dụng điều hòa, phải hoạt động mạnh hơn để tống phân ra ngoài. Với lực đẩy yếu nên phân không thể xuất ra hoàn toàn, ứ đọng phân trong ruột.
Người bị trầm cảm hay đang sử dụng thuốc trầm cảm
Theo nghiên cứu cứ 3 người mắc bệnh trầm cảm sẽ có 1 người bị táo bón, bởi người trầm cảm thường có lối sống khác thường, chính điều này khiến đường ruột bị ảnh hưởng. Người mắc bệnh trầm cảm sẽ có thói quen lười ăn, nghỉ ngơi không hợp lý. Điều này cũng khiến tần suất đi ngoài mỗi lần sẽ ít hơn bình thường.
Sử dụng thuốc chống trầm cảm cũng được coi là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng 2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần, bởi thành phần Anticholinergic trong thuốc có tác dụng ức chế chất dẫn truyền với thụ thể tế bào, làm ruột giảm hoạt động, thức ăn sẽ bị chậm tiêu hóa, phân cứng và khó đào thải ra ngoài.
Tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng
Thuốc nhuận tràng có tác dụng ổn định hệ tiêu hóa, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tuy nhiên nếu làm dụng thuốc sẽ gây ra hiện tượng rối loạn chức năng tiêu hóa, ruột khó hoạt động lại bình thường.
Sử dụng thuốc giảm đau opioid
Gần một nửa bệnh nhân sử dụng thuốc opioid gặp phải tình trạng 2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần. Thuốc tác động đến nhu động ruột, khiến phân bị mất nước và tồn tại lâu trong ruột
Đái tháo đường
Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, bệnh xã hội do hệ miễn dịch suy yếu, gây tổn thương hệ thần kinh, nhu động ruột vận động kém, gây nên hiện tượng táo bón.
Các thói quen trên không chỉ là nguyên nhân gây ra tình trạng 2, 3 ngày mới đi ngoài 1 lần mà còn có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Chính vì vậy, bạn nên chú ý và thay đổi thói quen hàng ngày của mình và sử dụng thuốc theo liều lượng của bác sĩ. Nếu bạn không chịu thay đổi, hiện trạng trên sẽ càng ngày càng nặng và khó điều trị hơn.
Làm sao để đi vệ đại tiện mỗi ngày đều đặn
Tình trạng 2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần mặc dù chưa quá nghiêm trọng nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được thăm khám và áp dụng những cách cải thiện bệnh hiệu quả. Trong đó việc thăm khám sức khỏe đường tiêu hóa định kỳ được đánh giá là cách hiệu quả nhất giúp bạn nhận được lời khuyên hữu ích từ bác sĩ.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng cách đi ngoài ngay lập tức dưới đây:
Massage vùng bụng
Một trong những nguyên nhân khiến bạn gặp khó khăn khi đi đại tiện đó chính là do vùng đáy chậu bị ảnh hưởng. Đây là bộ phận nằm giữa hậu môn và cơ quan sinh dục. Nên nếu khó đi đại tiện bạn hãy massage để tạo áp lực lên bộ phận này đồng thời nới lỏng cơ, phân không còn bị cứng và kích thích.
Bạn hãy massage vùng đáy chậu bằng cách xoa quanh rốn theo chiều kim đồng hồ với lực vừa phải rồi di chuyển lên khung xương sườn, dạ dày rồi đến phần bụng dưới bên trái.
Sử dụng các loại thảo dược dân gian
Để đi đại tiện dễ dàng và đều đặn bạn có thể sử dụng những loại thảo dược từ dân gian. Những loại thảo dược này tương đối lành tính, ít có tác dụng phụ nên đảm bảo an toàn.
Bạn hãy uống 1 cốc nước chanh ấm, dùng 1 thìa cà phê dầu ô liu vào buổi sáng, uống nước ép mận hoặc ăn mận khô… Tuy nhiên, sử dụng những loại thảo dược dân gian này còn phụ thuộc hiệu quả điều trị của mỗi người.
Tăng cường thêm chất xơ nhiều hơn
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng 2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần thì hãy bổ sung thêm nhiều chất xơ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chất xơ có tác dụng giúp nhuận tràng, giúp vi khuẩn ở ruột già lên men và hút nước hiệu quả để làm mềm phân và giúp phân dễ thảo thải ra bên ngoài.
Bạn có thể bổ sung chất xơ từ các loại rau xanh như rau bina, mồng tơi, rau đay, các loại trái cây khô, trái cây họ cam quýt… Đảm bảo mỗi ngày sẽ có khoảng 25- 38g chất xơ để tránh táo bón, đầy hơi và đau bụng.
Uống nhiều nước mỗi ngày
Mỗi ngày bạn có thể uống từ 6 – 8 ly nước (khoảng 2 – 2.5 lít nước) để tăng cường lượng nước cho nhu động ruột, tránh tình trạng bị táo bón đồng thời giúp cân bằng lượng nước trong cơ thể.
Bạn có thể bổ sung thêm các loại nước ép trái cây hoặc nước ép từ các loại rau xanh để vừa bổ sung nước lại vừa tăng cường thêm vitamin.
Thay đổi chế độ vận động lành mạnh
Để đi đại tiện dễ dàng bạn hãy luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng mỗi ngày bằng các bài tập như đi bộ, tập yoga, chạy bộ… Bạn không cần tập quá nhiều nhưng cần chú ý tập đều đặn.
Bên cạnh đó bạn cần chú ý ngủ đủ giấc, không nên thức khuya, ngủ đúng giờ, dậy sớm, tập thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ nhất định, tránh nhịn đi đại tiện quá lâu.
Tóm lại 2 3 ngày mới đi ngoài 1 lần cũng chưa hoàn toàn là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm, đa số chỉ là dấu hiệu sinh lý bình thường. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn bạn vẫn cần theo dõi sức khỏe, có kế hoạch thăm khám định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường. Nếu cần được tư vấn bạn có thể liên hệ các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng qua số 0243.9656.999.
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?