5 mẹo chữa nứt kẽ hậu môn nhẹ tại nhà, giảm đau nhanh
Bài viết có ích: 989 lượt bình chọn
Nứt kẽ hậu môn nhẹ điều trị tại nhà có hiệu quả không? Đây là thắc mắc được nhiều bệnh nhân quan tâm. Theo đánh giá của những người sử dụng, cách chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, tiết kiệm chi phí,... Tuy nhiên, người bệnh cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp những vấn đề cụ thể.
Mẹo chữa nứt hậu môn nhẹ tại nhà thích hợp với đối tượng nào?
Mẹo chữa nứt kẽ hậu môn nhẹ tại nhà thích hợp với đối tượng nào? Nứt kẽ hậu môn là tình trạng niêm mạc hậu môn xuất hiện vết rách, có thể gây đau hoặc chảy máu. Nứt kẽ hậu môn thường gặp ở người cao tuổi, thừa cân, béo phì, người có chế độ ăn ít chất xơ,...
Nứt kẽ hậu môn nhẹ
Thông thường, bệnh nứt kẽ hậu môn thường dễ dàng kiểm soát bằng các biện pháp nội khoa. Tuy nhiên, nếu bệnh kéo dài hơn 6 tuần, hiện tượng nứt kẽ hậu môn sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính, triệu chứng diễn biến nặng, có thể phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Với trường hợp nứt kẽ hậu môn giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà để cải thiện. Ngoài ra, mẹo chữa nứt kẽ hậu môn tại nhà còn thích hợp với phụ nữ mang thai, phụ nữ sau khi sinh và trẻ nhỏ,... vì độ an toàn cao, ít gây ra tác dụng phụ.
>>Xem thêm: Nứt kẽ hậu môn lâu ngày: Tác hại và cách trị dứt điểm
5 cách điều trị nứt kẽ hậu môn nhẹ tại nhà
Nứt kẽ hậu môn nhẹ điều trị tại nhà có các bước thực hiện đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, lành tính và đặc biệt tiết kiệm chi phí,... Tuy nhiên, để đạt được kết quả điều trị cao, người bệnh cần chọn lọc cách chữa phù hợp với tình trạng bệnh lý.
1. Nha đam giúp giảm đau do nứt kẽ hậu môn
Nha đam giúp làm dịu, làm mát da nhanh chóng. Cải thiện hiện tượng sưng đau ở vùng hậu môn bị tổn thương. Ngoài ra, hàm lượng khoáng chất và vitamin có tác dụng hồi phục tế bào tổn thương, chống viêm, kháng khuẩn, hạn chế chảy máu, sưng và nhiễm trùng ở vết nứt.
Cách thực hiện:
- Cắt bỏ vỏ nha đam, cạo lớp gel trong suốt
- Vệ sinh hậu môn với nước sạch, thoa gel trực tiếp lên vết nứt
- Đợi gel nha đam khô hẳn trước khi mặc quần
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày
Lưu ý: Mủ từ lá nha đam có thể gây ngứa, kích ứng với một số trường hợp. Vì vậy, trước khi thoa lên hậu môn, bạn có thể thử 1 ít gel lên vùng bẹn hoặc mông để quan sát.
2. Bị nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì – Dầu dừa
Tác dụng: Dầu dừa có hàm lượng chất béo lành mạnh. Axit lauric trong dầu dừa có khả năng tiêu diệt và ức chế nấm, vi khuẩn, virus,... Giảm nguy cơ bội nhiễm nứt kẽ hậu môn, làm dịu da,...
Dầu dừa
Cách thực hiện:
- Vệ sinh hậu môn với nước sạch và lau khô với khăn
- Thoa một ít dầu dừa lên vùng hậu môn
- Thực hiện 2 – 3 lần/ngày
3. Điều trị nứt kẽ hậu môn nhẹ với dầu oliu
Tác dụng: Dưỡng ẩm và làm dịu hiện tượng viêm ở hậu môn. Ngoài ra, với hàm lượng polyphenol cao, dầu oliu có tác dụng chống nhiễm trùng, phục hồi mao mạch, mô bị tổn thương,...
Cách thực hiện: Sử dụng đều đặn 2 – 3 lần/ngày để thúc đẩy quá trình liền vết nứt.
- Rửa sạch vùng hậu môn với nước, dùng khăn lau khô
- Thoa dầu oliu vào hậu môn, tập trung vào các vết nứt
- Đợi dầu thẩm thấu hoàn toàn trước khi mặc quần
4. Thuốc bôi nứt kẽ hậu môn bằng lá mồng tơi
Theo y học cổ truyền, lá mồng tơi có vị chua, tính hàn, giảm sưng nóng hiệu quả. Ngoài ra, nghiên cứu y học đã chứng minh, pectin – chất nhầy trong mồng tơi có tác dụng làm dịu niêm mạc bị tổn thương, giảm đau mô mềm,...
Lá mồng tơi
Đặc biệt, rau mồng tơi bổ sung vào chế độ dinh dưỡng còn giúp tăng cường nhu động ruột, hạn chế tình trạng táo bón.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch 1 nắm mồng tơi và để ráo nước
- Giã nát và thêm một ít nước lọc vào
- Vệ sinh hậu môn và lau khô với khăn
- Chắt lấy nước và thoa lên hậu môn
- Để khoảng 15 – 20 phút và rửa lại với nước sạch
- Thực hiện 2 lần/ngày
5. Ngâm nước ấm hỗ trợ điều trị nứt kẽ hậu môn
Tác dụng: Làm giảm hiện tượng đau đớn, chảy máu, khó chịu,... Nhiệt độ từ nước có thể làm dịu niêm mạc, hạn chế tình trạng khô và nứt nẻ. Giúp hậu môn nở rộng để chất thải dễ dàng đi ra bên ngoài.
>>Xem thêm: Viêm nứt kẽ hậu môn và cách điều trị không gây đau
Cách thực hiện:
- Pha nước sôi với nước lạnh cho nước ấm vừa phải
- Thêm 1 – 2 thìa muối
- Vệ sinh hậu môn và ngâm nước muối trong 15 phút
- Thực hiện trước và sau khi đại tiện
Khuyến cáo: Mẹo điều trị nứt kẽ hậu môn nhẹ tại nhà chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, bệnh giai đoạn đầu. Thêm nữa, cách điều trị tại nhà chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh. Hoàn toàn không có tác dụng trị dứt điểm. Cách tốt nhất bệnh nhân nên chủ động đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được siêu âm, xét nghiệm,... Từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Hiện nay, Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng trị nứt kẽ hậu môn bằng phương pháp đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Ưu điểm: Giảm đau đớn và chảy máu, tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp, kỹ thuật xâm lấn nhỏ nên vùng tổn thương hẹp, không ảnh hưởng mô lành tính xung quanh, thời gian vết thương hồi phục nhanh,... Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...
Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì và không ăn gì?
Nứt kẽ hậu môn nhẹ nên ăn gì và không nên ăn gì? Nứt kẽ hậu môn là căn bệnh phổ biến liên quan đến hậu môn – trực tràng. Vết nứt khiến người bệnh phải đối mặt với cơn đau, ngứa, chảy máu hậu môn mỗi khi đại tiện. Để giải quyết tình trạng này, bên cạnh thăm khám, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cần quan tâm đến chế độ ăn uống sao cho hợp lý để bệnh không có cơ hội phát triển.
1. Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì?
Nứt kẽ hậu môn nên ăn gì để tình trạng bệnh thuyên giảm là vấn đề được bệnh nhân quan tâm. Người bệnh nên ăn thực phẩm nhuận tràng, thực phẩm nhiều chất xơ, thực phẩm chứa nhiều sắt,...
- Thực phẩm nhuận tràng
Thực phẩm nhuận tràng: bí đỏ, khoai tây, rau dền, rau mồng tơi, mè đen,...
Táo bón chính là “thủ phạm” gây nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn sẽ tiếp tục hoành hành và ngày càng nghiêm trọng đến tình trạng táo bón chưa được khắc phục.
Thức ăn nhuận tràng rất cần thiết cho những ai mắc chứng nứt kẽ hậu môn. Có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mạnh mẽ. Thúc đẩy đại tiện đều đặn, ngăn ngừa táo bón,...
- Thức ăn giàu chất xơ
Chất xơ có tác dụng tốt cho hệ tiêu hóa. Hỗ trợ làm mềm phân, có khả năng phân hủy chất cặn bã, nhuận tràng,... Nhờ vậy hạn chế tối đa táo bón.
Thức ăn giàu chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ: rau xanh, ngũ cốc, các loại đậu,... Đây là những thực phẩm mà bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng khuyến khích bệnh nhân nên dùng. Hỗ trợ tốt cho việc điều trị nứt kẽ hậu môn.
- Thức ăn chứa nhiều sắt
Một trong những triệu chứng nguy hiểm của bệnh nứt kẽ hậu môn là đại tiện ra máu. Nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn nặng, thể lực yếu,... dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Cần có kế hoạch ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ sắt cho cơ thể. Các thực phẩm cung cấp chất sắt cho bệnh nhân là: huyết, tiết canh, nội tạng động vật, thịt bò, gạo lứt,...
2. Nứt kẽ hậu môn nên kiêng ăn gì?
Ngoài những thực phẩm nên ăn, người bệnh bị nứt kẽ hậu môn nhẹ cần kiêng ăn thực phẩm nào? Bệnh nhân cần kiêng thực phẩm cay nóng, đồ ăn có vị mặn, đồ ăn chứa dầu mỡ,...
- Thực phẩm cay nóng
Thực phẩm có tính cay, nóng được liệt kê vào danh sách thức ăn có hại cho hệ tiêu hóa. Ăn quá nhiều thực phẩm cay, nóng,... là nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày, cản trở hoạt động tiêu hóa, khiến việc đại tiện khó khăn, đau khi đại tiện, hình thành nứt kẽ hậu môn.
Thực phẩm cay nóng
Bệnh nhân bị nứt kẽ hậu môn nên hạn chế tối đa hoặc loại bỏ đồ ăn cay nóng ra khỏi thực đơn. Kể cả trong và sau khi điều trị để bệnh không có nguy cơ tái phát.
- Thức ăn có vị quá mặn, quá nhiều dầu mỡ
Ăn thực phẩm quá mặn hoặc chứa nhiều dầu mỡ khiến tình trạng nứt kẽ hậu môn ngày càng trầm trọng. Vì chất mặn có tính hút nước, khiến cơ thể mất nước. Phân trở nên khô cứng, gây khó khăn việc đại tiện. Bên cạnh đó, nguy cơ mắc bệnh tim mạch khá cao.
Bệnh nhân nên giảm lượng muối và dầu mỡ trong chế biến thức ăn để hỗ trợ việc điều trị nứt kẽ hậu môn. Đồng thời ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh khác.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết nứt kẽ hậu môn nhẹ điều trị tại nhà có hiệu quả không? Khi bị nứt kẽ hậu môn, nên ăn gì và kiêng ăn gì tốt nhất. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Nứt kẽ hậu môn lâu ngày: Tác hại và cách trị dứt điểm
- Chi phí điều trị nứt kẽ hậu môn bằng phẫu thuật bao nhiêu tiền?
- Khám nứt kẽ hậu môn ở đâu Hà Nội an toàn và chính xác?
- Mổ nứt kẽ hậu môn bao lâu thì khỏi [Cập nhật bảng chi phí]
- Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn phổ biến hiện nay
- 7 loại thuốc mỡ bôi nứt kẽ hậu môn bệnh nhân nên thử