Ẩn tinh hoàn và một số những vấn đề quan trọng cần biết

Điểm trung bình: 4.6/5
Bài viết có ích: 613 lượt bình chọn

Ẩn tinh hoàn hay còn được gọi là tinh hoàn ẩn là một tình trạng rất phổ biến thường gặp ở các bé trai sơ sinh. Trong nhiều trường hợp tinh hoàn ẩn có thể về đúng vị trí trước khi trẻ được 3 tháng tuổi tuy nhiên cũng có khá nhiều trường hợp trẻ dù đã lớn nhưng vẫn gặp phải điều bất thường này. Đó là những trường hợp cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để giảm nguy cơ gặp phải các biến chứng khi trẻ trưởng thành. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh tinh hoàn ẩn, mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết chia sẻ ngay sau đây

Ẩn tinh hoàn là gì?

Ẩn tinh hoàn là một sự bất thường hay gặp ở những đứa trẻ mới sinh ra, đó là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu mà xuất hiện tại những vị trí khác như ống bẹn, lỗ bẹnh, vùng bụng,...Không chỉ gặp phải ở những bé trai sơ sinh mà tinh hoàn ẩn đôi khi nó cũng có nguy cơ tiềm ẩn ở những nam giới trưởng thành. 

Tinh hoàn ẩn khá nguy hiểm khi không được điều trị sớm bởi nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư hóa tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, thoát vị bẹn, hay gây ra những tổn thương trong tâm sinh lý. Thực tế có khá nhiều người bị nhầm giữa 2 thuật ngữ đó là tinh hoàn ẩn và tinh hoàn lạc chỗ. 

Chính xác thì tinh hoàn ẩn không nằm ở bìu nhưng vẫn sẽ nằm dọc theo đường đi đó của tinh hoàn còn tinh hoàn lạc chỗ là tinh hoàn sẽ đi lạc tới những vị trí khác như tầng sinh môn hoặc dây chằng bẹn. Nam giới cũng cần phải hiểu rõ chính xác về 2 bệnh lý này.

Ẩn tinh hoàn nhận biết như thế nào?

Ẩn tinh hoàn được chia thành 2 dạng sờ được và không sờ được, tuy nhiên 80% nam giới bị tinh hoàn ẩn sẽ ở dạng không thể sờ thấy được. 

  • Tinh hoàn ẩn sờ thấy: tinh hoàn ẩn xuất hiện ở vị trí ống bẹn có thể sờ thấy bằng tay
  • Tinh hoàn ẩn không sờ thấy: tinh hoàn ẩn nằm ở những vị trí khuất như lỗ bẹn sâu, vùng ổ bụng và không thể sờ thấy bằng tay thông thường

Việc phát hiện tinh hoàn ẩn có thể thông qua quá trình quan sát túi bìu, nếu túi bìu không cân đối 1 bên thì bình thường 1 bên thì bị xẹp /nhỏ hơn hoặc cả 2 bên đều xẹp và nhỏ. Theo các chuyên gia chia sẻ nam giới có thể nhận biết tình trạng tinh hoàn ẩn qua những dầu hiệu sau đây:

  • Không sờ thấy xuất hiện tinh hoàn trong bìu hoặc sờ thấy có khối u nổi lên ở ống bẹn
  • Bìu kém phát triển
  • Dùng tay đẩy tinh hoàn xuống bìu, khi thả tay tinh hoàn lại trở lại vị trí cũ bên ngoài bìu

[Shortcode tư vấn 1]

 

Những nguyên nhân gây ẩn tinh hoàn nam giới cần biết

Ẩn tinh hoàn được xác định do khá nhiều nguyên nhân gây ra, theo đó các chuyên gia đã chỉ ra một số những nguyên nhân phổ biến sau đây:

  • Sự rối loạn chức năng của vùng hạ đồi: Một trong những vùng có vai trò quan trọng đối với sự giải phóng tuyến yên vào máu đi đến tinh hoàn đó là vùng hạ đồi. Khi vùng hạ đồi gặp phải tình trạng rối loạn sẽ làm suy tuyến yên và từ đó làm ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản, gây tinh hoàn ẩn
  • Sự suy giảm của nồng độ hormone sinh dục nam giới: Khi nồng độ hormone sinh dục nam bị suy giảm sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng sinh dục nam khiến nó không được phát triển bình thường và dẫn tới chứng tinh hoàn ẩn. 
  • Do dây chằng nối bìu và tinh hoàn phát triển bất thường ( ngắn quá hoặc bị lệch) làm tinh hoàn không thể di chuyển được đến bìu và nằm ở sai vị trí
  • Do một số yếu tố cơ học làm cản trở việc tinh hoàn di chuyển như xơ hóa vùng ống bẹn, cuống mạch tinh hoàn ngắn,...

Ẩn tinh hoàn ở nam giới có nguy hiểm không?

Ẩn tinh hoàn tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, cụ thể:

  • Ung thư tinh hoàn: những đối tượng bị tinh hoàn ẩn sẽ có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn cao hơn gấp 10 lần so với những đối tượng không mắc bệnh
  • Xoắn tinh hoàn: ở nam giới bị tinh hoàn ẩn thuộc độ tuổi từ 13 cho tới 42 tuổi sẽ có nguy cơ bị xoắn tinh hoàn, đó là tình trạng dây thần kinh xoắn nhiều vòng quanh trục khiến các mạch máu dẫn tới tinh hoàn bị tắc nghẽn, gây sung huyết, sưng phù nề và thậm chí là hoại tử tinh hoàn. Trong trường hợp này nếu không được cấp cứu sớm có thể gây biến chứng teo tinh hoàn, nhồi máu tinh hoàn
  • Vô sinh - hiếm muộn: Qua kết quả làm xét nghiệm tinh dịch đồ có thể thấy 89% nam giơi bị ẩn tinh hoàn 2 bên không thấy xuất hiện tinh trùng ở trong tinh dục. Do tinh hoàn có vai trò rất quan trọng đối với quá trình sản xuất hormone testosterone và tinh trùng nên khi tinh hoàn ẩn sẽ không sản sinh ra đủ tinh trùng hoặc gây giảm chất lượng tinh trùng từ đó làm tăng nguy cơ vô sinh - hiếm muộn
  • Ảnh hưởng tâm lý: Ở nam giới khi trưởng thành sẽ có áp lực khá lớn khi không có tinh hoàn, khả năng sinh sản kém từ đó cũng tạo nên tâm lý mặc cảm, tự ti,...Tâm lý này kéo dài cũng có gây ra những vấn đề về xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, xuất tinh ngược dòng,...

Theo một số chuyên gia cho biết trẻ bị tinh hoàn ẩn cần được điều trị trước 2 tuổi sẽ cho kết quả tốt nhất bởi thế các cha mẹ nên thường xuyên theo dõi tới trẻ đối với quá trình di chuyển tinh hoàn của trẻ. Can thiệp sớm và kiểm soát kịp thời sẽ dễ dàng ngăn chặn được những biến chứng về sau cho trẻ.

[Shortcode bác sĩ Thế]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Cách điều trị ẩn tinh hoàn hiệu quả hiện nay

Theo như chuyên gia cho biết ẩn tinh hoàn ở trẻ cần được phát hiện sớm và nên điều trị trước khi trẻ được 2 tuổi. Điều trị tinh hoàn ẩn có thể thực hiện bằng các phương pháp khác nhau, có thể sử dụng thuốc hoặc có thể cần chỉ định phẫu thuật điều này phụ thuộc vào tình tình trạng bệnh cụ thể.

Trước khi tiến hành điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bằng cách quan sát, sờ nắn bằng tay và chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết điển hình như:

  • Siêu âm để xác định vị trí của tinh hoàn khi không thể dùng tay cảm nhận được
  • Nội soi tìm vị trí của tinh hoàn
  • Xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu đo nồng độ hormone
  • Xét nghiệm di truyền để xác định tìm nhiễm sắc thể giới tính

Với những trường hợp dùng thuốc không mang lại hiệu quả sẽ cần tiến hành phẫu thuật. Đối với phương pháp điều trị phẫu thuật cần được thực hiện theo đúng nguyên tắc:

  • Đưa tinh hoàn ra bên ngoài lớp phúc mạc rồi đóng phúc mạc
  • Phẫu tích để bóc tách kết hợp kéo dài cuống tinh hoàn giúp tinh hoàn di chuyển vào bìu.
  • Do đây là một phẫu thuật bảo tồn nên rất cần được thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn cao vào giàu kinh nghiệm

Tinh hoàn ẩn ở nam giới trưởng thành nên được phẫu thuật càng sớm càng tốt, có thể phẫu thuật hạ tinh hoàn và kết hợp với thực hiện cân bằng nội tiết tố.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Qua những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng ẩn tinh hoàn. Trong mọi trường hợp, chúng ta đều không nên tự ý điều trị tinh hoàn ẩn tại nhà bởi điều này có nguy cơ tiềm ẩn nhiều rủi ro không thể lường trước. 

Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn có thể trang bị tốt hơn cho bản thân. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối