Bạn biết gì về bệnh sa tinh hoàn, làm sao để điều trị hiệu quả?
Bài viết có ích: 464 lượt bình chọn
Sa tinh hoàn là một trong nhiều vấn đề mà không ít nam giới hiện đang gặp phải. Bệnh lý nam khoa này không chỉ khiến các quý ông cảm thấy tự ti mà còn có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe sinh sản của phái mạnh. Vậy, nguyên nhân dẫn tới xệ tinh hoàn và cách khắc phục tình trạng này ở nam giới là gì, những thắc mắc này sẽ được bật mí thông qua bài viết dưới đây.
Thế nào là hiện tượng sa bìu tinh hoàn ở nam giới?
Về khái niệm của sa tinh hoàn, bệnh lý này có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, kể cả người trưởng thành lẫn trẻ nhỏ. Sa bìu tinh hoàn là tình trạng túi da bìu bị chảy xệ đến độ dài hơn cả dương vật trong trạng thái thả lỏng không cương cứng.
Bệnh lý này có đặc trưng là phần bìu bị giãn ra, da chảy xệ và mất đi khả năng co cuộn tinh hoàn vào trong được. Tuy nhiên, đây cũng có thể là một trạng thái sinh lý khi bìu co dãn để cân bằng nhiệt độ lý tưởng nhằm tạo ra tinh trùng.
Trung bình, túi bìu chứa tinh hoàn thường có chiều dài từ 4-5cm, tương đương với độ dài của dương vật ở trạng thái không cương. Trong trường bìu tinh hoàn dài quá mức, đồng thời khi ở tư thế ngồi mà da bìu của nam giới không co lại và ôm gọn tinh hoàn thì nguy cơ cao đã xảy ra tình trạng sa bìu tinh hoàn. Ngoài ra, anh em khi bị xệ tinh hoàn còn có thể nhận thấy các biểu hiện như sau:
- Biến dạng bìu, thường gặp là một bên bìu phình to bất thường;
- Đau tinh hoàn, nhất là khi vận động mạnh hoặc không may chạm vào bìu;
- Đau tức từ bìu lan ra vùng bụng dưới;
- Mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn hoặc nôn mửa.
Nguyên nhân nào dẫn tới sự hình thành bệnh sa xệ tinh hoàn?
Nhiều người băn khoăn về việc sa tinh hoàn do đâu mà ra, theo các chuyên gia, có không ít nguyên nhân khiến tinh hoàn bị xệ xuống. Hầu hết các trường hợp sa bìu tinh hoàn xảy ra là do quá trình lão hóa, phản ứng hoặc cấu trúc tự nhiên của cơ thể, tuy nhiên đó cũng là biểu hiện của một số bệnh lý nam khoa cần được can thiệp sớm, cụ thể:
Bẩm sinh
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa xệ tinh hoàn có thể bắt nguồn từ các yếu tố bẩm sinh của cấu trúc cơ thể như:
- Da bìu quá rộng nên không thể ôm sát vào tinh hoàn, vì vậy gây ra hiện tượng chảy xệ túi tinh.
- Kích thước của tinh hoàn quá lớn sẽ khiến da bìu không thể co lại như bình thường, từ đó khiến tinh hoàn càng ngày càng bị xệ xuống.
Nhiệt độ
Nhằm đảm bảo điều kiện nhiệt độ thích hợp để tinh hoàn có thể vận hành bình thường, bìu có cơ chế co lại khi lạnh và giãn ra khi nóng lên. Trong đó, nhiệt độ lý tưởng để tinh hoàn hoạt động là khoảng 34 độ C. Do đó, khi nhiệt độ bên ngoài cao, bìu có xu hướng giãn ra để tỏa nhiệt, ổn định môi trường bên trong tinh hoàn.
Sự lão hoá
Ở những người đàn ông lớn tuổi, quá trình lão hóa xảy ra là điều khó mà tránh khỏi. Khi đó, tình trạng sinh lý này có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến cho phần da bìu trở nên kém đàn hồi hơn và tinh hoàn dễ bị chảy xệ.
Do mắc bệnh về tinh hoàn
Bên cạnh các nguyên nhân sinh lý trên thì xệ tinh hoàn còn là triệu chứng của một số bệnh nam khoa dưới đây:
- Giãn tĩnh mạch tinh: Đây là hiện tượng giãn búi tĩnh mạch ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn, nếu búi tĩnh mạch này bị xoắn lại sẽ gây đau và sưng tấy bìu.
- Viêm tinh hoàn: Bệnh lý viêm nhiễm này thường do tác nhân vi khuẩn hoặc virus xâm nhập vào tinh hoàn. Biểu hiện phổ biến là sưng đỏ, phù nề túi bìu kèm theo sốt cao, đau nhức tinh hoàn, chảy mủ từ lỗ sáo dương vật.
- Viêm mào tinh: Đây là bệnh lý viêm nhiễm khiến cho vùng bìu sưng tấy và chảy xệ xuống. Ngoài ra, người bệnh có thể nhận thấy các cơn đau ở tinh hoàn khi xuất tinh hoặc đi tiểu kèm theo tình trạng chảy dịch mủ ở đầu dương vật.
- Xoắn tinh hoàn: Tình trạng này xảy ra do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây xoắn lại và làm tắc nghẽn lưu thông máu đến tinh hoàn. Điều này khiến máu ứ lại ở tinh hoàn, gây đau dữ dội, sưng nề và xệ tinh hoàn.
- Ung thư tinh hoàn: Tuy là bệnh khá hiếm gặp nhưng căn bệnh ác tính này có nguy cơ khiến nam giới tử vong nếu không chữa trị kịp thời. Ung thư tinh hoàn gây ra triệu chứng bìu đau, nặng nề, tinh hoàn sa xuống dưới.
Ảnh hưởng tai hại của bệnh sa bìu tinh hoàn đối với nam giới?
Theo các chuyên gia, bệnh sa tinh hoàn không chỉ gây mất thẩm mỹ cho bộ phận sinh dục nam mà còn gây ra không ít biến chứng đối với sức khỏe của phái mạnh, cụ thể là những tác hại dưới đây:
- Ảnh hưởng tâm lý
Các triệu chứng đau tức vùng bìu, đặc biệt là khi vận động, khiến người bị sa bìu tinh hoàn cảm thấy khó chịu, gây căng thẳng, mất ngủ. Nguy hiểm hơn, nếu phải chịu đựng tình trạng này trong thời gian dài có thể dẫn đến trầm cảm.
- Suy giảm chức năng sinh lý
Nam giới bị xệ tinh hoàn thường cảm thấy e ngại chuyện chăn gối, thậm chí né tránh quan hệ tình dục. Về lâu về dài, tình trạng này có thể gây suy giảm nhu cầu tình dục, dẫn đến các bệnh lý như rối loạn cương dương, xuất tinh sớm,…
- Khó có con
Sa trễ tinh hoàn do nguyên nhân bệnh lý có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng sinh tinh, gây giảm chất lượng và số lượng tinh trùng, từ đó dẫn đến nguy cơ cao nam giới bị vô sinh, hiếm muộn.
Đề xuất phương án điều trị đối với tình trạng sa trễ tinh hoàn
Tình trạng sa tinh hoàn có thể là dấu hiệu cảnh báo cho nam giới biết về nguy cơ mắc phải các bệnh lý nam khoa nghiêm trọng. Do vậy, khi các triệu chứng bất thường ở tinh hoàn gây ra ảnh hưởng không tốt đến sinh hoạt, các quý ông cần tìm tới các cơ sở y khoa đáng tin cậy để được thăm khám, chẩn đoán và can thiệp điều trị càng sớm càng tốt.
Theo các bác sĩ chuyên khoa đến từ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội), phương pháp điều trị sẽ được tư vấn cụ thể tùy vào tình trạng bệnh lý của từng người như sau:
- Đối với trường hợp viêm nhiễm gây sa bìu tinh hoàn, người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định.
- Can thiệp phẫu thuật được chỉ định đối với những người bị giãn mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn, biến chứng do viêm nhiễm, ung thư tinh hoàn,…
Bên cạnh đó, sa bìu tinh hoàn có thể xuất hiện do quá trình lão hóa, vì vậy việc ngăn chặn hoàn toàn bệnh này là điều gần như không thể. Tuy vậy, anh em có thể tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dưới đây để làm chậm quá trình hình thành của bệnh:
- Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, khoảng từ 1,5-2 lít mỗi ngày.
- Tập thể dục thể thao điều độ và chú ý an toàn, tránh để chấn thương cơ quan sinh dục, đặc biệt là tinh hoàn.
- Tránh xa rượu bia và không hút thuốc lá cũng như các chất kích thích khác.
- Áp dụng chế độ ăn với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu, có thể bổ sung thêm các thực phẩm giàu khoáng chất như vitamin nhóm A, C, E, axit béo như omega-3.
Có thể nói, sa tinh hoàn cần được điều trị kịp thời khi nam giới phát hiện các triệu chứng của bệnh. Nếu anh em còn bất kỳ vấn đề nào cần được hỗ trợ giải đáp hoặc có nhu cầu hẹn lịch thăm khám trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999.
- Thuốc trị giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cách sử dụng và hiệu quả
- Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh ở Hà Nội tại đâu cho hiệu quả, an toàn
- Đừng để giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2 làm phiền bạn
- Tổng hợp thông tin về giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ bạn không nên bỏ lỡ!
- Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y có tốt không? [Giải đáp]
- Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh ở đâu? [5 địa chỉ uy tín Hà Nội]