Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không [Cách chữa trĩ triệt để]
Bài viết có ích: 330 lượt bình chọn
Bệnh trĩ có chữa dứt điểm và khỏi hoàn toàn được không là vấn đề mà người bị trĩ mong muốn nhận được lời giải đáp cụ thể, chính xác. Nếu không điều trị sớm, bệnh trĩ có thể để lại hậu quả khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của bệnh nhân.
Tìm hiểu bệnh trĩ có chữa dứt điểm được hay không?
Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được hay không còn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh. Từng giai đoạn bệnh trĩ sẽ có một mức độ nguy hiểm riêng, vì vậy, phát hiện sớm ra căn bệnh này ở giai đoạn đầu tiên, việc điều trị sẽ dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều.
Thực tế, có nhiều trường hợp mắc bệnh trĩ thường chủ quan cho rằng bệnh không nguy hiểm tính mạng nên không cần đi khám. Đến khi bệnh gây đau đớn, chảy máu nhiều, búi trĩ sưng to,... mới tìm gặp bác sĩ. Lúc đó việc điều trị khó khăn, phức tạp và tốn kém hơn.
Chính vì thế, người bệnh trĩ cần nắm rõ từng giai đoạn phát triển của bệnh để kịp thời điều trị đúng lúc. Cụ thể:
Giai đoạn 1: Trĩ cấp độ 1 (nhẹ)
- Khi đại tiện, vùng hậu môn sẽ ra máu, máu có thể lẫn trong phân hoặc giấy vệ sinh
- Nếu có đi khám, nội soi niêm mạc sẽ thấy các nốt to, nhỏ khác nhau, có màu đỏ và mềm.
- Giai đoạn này, búi trĩ còn nhỏ, không thể sa ra ngoài hậu môn
Giai đoạn 2: Trĩ cấp độ 2
- Khi đại tiện, máu chảy nhiều, có thể thành tia hoặc từng giọt.
- Trĩ cấp độ 2 dễ dàng gây viêm nhiễm, sưng, đau ở vùng hậu môn, luôn có cảm giác đi đại tiện chưa hết
- Búi trĩ giai đoạn này khá to, lòi ra khỏi hậu môn sau đó tự thu vào được
- Khi nội soi sẽ thấy lớp niêm mạc dày hơn, búi trĩ chuyển sang màu đỏ tím kèm dịch tiết
Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không?
Giai đoạn 3: Trĩ cấp độ 3
- Người bệnh nhận thấy trĩ ngày càng phát triển nặng nề hơn trước, luôn có cảm giác đau đớn, khó chịu gấp đôi trĩ độ 1 và độ 2.
- Búi trĩ tăng lên đáng kể về kích thước, niêm mạc dày hơn, bề mặt thô ráp, có màu đỏ sẫm hoặc hồng đậm.
- Khi đại tiện, búi trĩ lòi ra khỏi hậu môn và không tự thu lại được. Người bệnh chỉ cần ngồi xổm, rặn mạnh lúc đi vệ sinh, ho nhiều, đi bộ nhiều,... đều khiến búi trĩ sa ra ngoài.
Giai đoạn 4: Trĩ cấp độ 4 (độ nặng)
- Búi trĩ đã lòi hẳn ra ngoài, có dùng tay nhét vào bên trong cũng không thể được. Nguyên nhân là do cơ vòng bị co thắt.
- Búi trĩ bị tụ máu, tắc nghẽn và sưng to. Hình thành các máu cục bên trong, gây đau nhức, sa nghẹt búi trĩ và hoại tử.
Khuyến cáo: Để biết bệnh trĩ có chữa dứt điểm được hay không, người bệnh khi phát hiện những triệu chứng của trĩ, cần chủ động và nhanh chóng đến địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín hoặc phòng khám chất lượng. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, thăm khám xem trĩ đang ở giai đoạn nào và đưa ra phương án điều trị thích hợp.
Xem thêm: Nên làm gì khi đau búi trĩ? 8 cách giảm đau an toàn tại nhà
Tổng hợp 3 cách chữa dứt điểm bệnh trĩ (nội khoa, thủ thuật, phẫu thuật)
Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được hay không phụ thuộc nhiều vào mức độ nặng nhẹ của bệnh và loại bệnh trĩ nội hay trĩ ngoại. Theo thống kê, khoảng 90% trường hợp bệnh trĩ được chỉ định điều trị nội khoa hoặc can thiệp thủ thuật. 10% còn lại là chuyển sang phẫu thuật khi các phương pháp trên không hiệu quả.
1. Điều trị nội khoa bằng thuốc chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất
Để điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp nội khoa đạt hiệu quả, người bệnh cần ngăn chặn các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh trĩ. Cụ thể:
- Tập thói quen đi đại tiện đều đặn hàng ngày
- Điều chỉnh thói quen ăn uống, tránh cà phê, rượu, trà,...
- Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu,...
- Uống nhiều nước
- Ăn nhiều chất xơ (rau xanh, củ, quả)
- Vận động thể dục thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, đi bộ, đá cầu,...
Tác dụng: Giúp nhu động ruột hoạt động tốt, tiêu hóa tốt, tuần hoàn máu vùng hậu môn tốt, không ứ trệ máu làm giảm nguy cơ căng phồng tĩnh mạch hậu môn,...
- Sử dụng thuốc uống:
- Là các loại thuốc chứa hoạt chất rutin (vitamin P), điều hòa tính thẩm thấu, tăng sức bền chắc thành tĩnh mạch, giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ, cầm máu đối với trĩ chảy máu, co búi trĩ.
- Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các loại thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau, thuốc nhuận tràng,... người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định, kiên trì dùng thuốc đủ thời gian.
Điều trị trĩ bằng phương pháp nội khoa
- Sử dụng thuốc đặt hoặc thuốc bôi:
- Dùng thuốc mỡ bôi lên vùng bị tổn thương, giúp giảm đau, giảm ngứa, sát trùng, chống viêm nhiễm,...
Hạn chế: Tuy nhiên, loại thuốc đặt hoặc thuốc bôi chỉ có tác dụng giảm đau tức thì, không thể làm búi trĩ co lên được, cũng không điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh.
Xem thêm: Chi phí cắt trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền [5 địa chỉ uy tín]
2. Cách điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật
Bệnh trĩ có chữa dứt điểm bằng thủ thuật được không? Hiện nay, các phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thủ thuật phổ biến là: chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, sử dụng tia hồng ngoại,...
Đối tượng áp dụng: Đây là thủ thuật đơn giản, thủ thuật này chỉ đạt hiệu quả khi điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, bệnh chưa tiến triển nặng,...
Hạn chế: Nhiều trường hợp được ghi nhận là không giải quyết triệt để các búi trĩ, sau một thời gian bệnh có thể tái phát lại,...
- Chích xơ
Cách thực hiện: Tiêm thuốc làm xơ hóa vùng dưới niêm mạc để giảm lưu thông lượng máu đến búi trĩ.
Lưu ý: Dù thủ thuật đơn giản nhưng cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề, có nhiều năm kinh nghiệm,... nhằm tránh biến chứng như xuất huyết hoặc tiêm quá sâu vào tuyến tiền liệt, trực tràng.
- Thắt trĩ bằng vòng cao su
Cách thực hiện: Búi trĩ được cột, thắt lại bằng vòng cao su nhỏ và sẽ hoại tử sau 3-4 ngày.
Hạn chế: Mặc dù hiệu quả cao, nhưng nhiều trường hợp được ghi nhận, tại vị trí thắt vẫn có nguy cơ xuất huyết, nhiễm trùng huyết, loét,...
Giải pháp: Nên thực hiện thủ thuật tại địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng, có đội ngũ bác sĩ lành nghề,...
- Quang đông hồng ngoại
Nguyên lý hoạt động: Đây là thủ thuật phổ biến, dùng sức nóng tia hồng ngoại để làm cho mô bị đông lại, tạo sẹo xơ, giảm lượng máu đến búi trĩ, cố định trĩ vào ống hậu môn.
Hạn chế: Tuy thủ thuật này hiệu quả, nhưng đòi hỏi người bệnh phải tái khám nhiều lần.
3. Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp phẫu thuật
Bệnh trĩ có chữa dứt điểm bằng phương pháp phẫu thuật được không? Những trường hợp mắc bệnh trĩ nặng, lâu năm, có biến chứng,... thường phải phẫu thuật cắt búi trĩ.
- Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc da:
- Cắt khoanh niêm mạc và lớp dưới niêm mạc có các búi tĩnh mạch trĩ, sau đó kéo niêm mạc từ trên xuống khâu với da ở hậu môn.
- Phẫu thuật này có thể xử lý triệt để búi trĩ nhưng dễ gây ra hẹp hậu môn và rỉ dịch ở hậu môn.
- Phẫu thuật cắt từng búi trĩ:
- Cắt riêng biệt từng búi trĩ một, để lại ở giữa các búi trĩ các mảnh da - niêm mạc.
- Ưu điểm: Tránh được biến chứng của phẫu thuật cắt trĩ khoanh niêm mạc da.
- Nhược điểm: Đau sau mổ, thời gian nằm viện dài, thời gian trở lại lao động muộn và không hiệu quả trong các trường hợp trĩ vòng.
- Phẫu thuật Longo:
- Phương pháp này sử dụng máy khâu vòng để cắt một khoanh niêm mạc trên đường lược khoảng 2-3 cm và khâu vòng bằng máy bấm.
- Tác dụng: Giảm lưu lượng máu đến đám rối tĩnh mạch trĩ để thu nhỏ thể tích trĩ và treo được đệm hậu môn vào ống hậu môn.
- Phương pháp này được áp dụng nhiều vì không đau, thời gian nằm viện ngắn, nhanh phục hồi, nhưng chi phí cao hơn so với các loại phẫu thuật khác.
- Khâu treo trĩ bằng tay:
- Đây là phương pháp cải biên của phẫu thuật Longo để giảm chi phí cho mỗi ca phẫu thuật.
- Nguyên tắc là làm giảm lưu lượng máu đến búi trĩ để thu nhỏ thể tích khối trĩ và treo búi trĩ lên ống hậu môn bằng các mũi khâu tay khâu xếp nếp niêm mạc trên đường lược 2-3 cm.
- Khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler:
- Đầu dò siêu âm Doppler gắn liền trong một ống soi hậu môn, qua dụng cụ này bác sĩ dò tìm 6 động mạch và khâu cột ở vị trí trên đường lược 2cm.
- Ưu điểm của phương pháp này là không đau và bảo tồn được đệm hậu môn.
Chữa trĩ dứt điểm tại đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng
Qua nội dung trong bài, mọi người đã trả lời được câu hỏi bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không. Cách điều trị hiệu quả và triệt để là gì? Để biết thêm thông tin chi tiết, người bệnh có thể đến trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội) hoặc liên hệ theo hotline 0243.9656.999.
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?