Nên làm gì khi đau búi trĩ? 8 cách giảm đau an toàn tại nhà
Bài viết có ích: 993 lượt bình chọn
Tình trạng sưng đau búi trĩ thường xuyên luôn là nỗi ám ảnh của bệnh nhân trĩ. Vậy, nên làm gì khi búi trĩ bị sưng đau? Dưới đây là một số gợi ý về cách giảm đau an toàn tại nhà, giúp người bệnh xử lý nhanh triệu chứng khó chịu.
Theo Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam, hiện đang công tác tại Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng cho biết: “Bệnh trĩ là bệnh lý vùng hậu môn trực tràng phổ biến, đứng đầu trong các bệnh lý vùng hậu môn phải nhập viện. Tại Việt Nam, cứ 10 người sẽ có 8 người bị trĩ và là đất nước nằm trong danh sách có tỷ lệ mắc bệnh trĩ cao nhất thế giới”.
8 cách giảm đau búi trĩ nhanh chóng, hiệu quả tại nhà
8 cách giảm đau búi trĩ nhanh chóng, hiệu quả tại nhà là cách nào? Trĩ là căn bệnh gây ra không ít phiền toái trong vấn đề sinh hoạt, vệ sinh. Bởi vậy, khi mắc bệnh trĩ, người bệnh cần hết sức cẩn thận trong việc thăm khám, điều trị.
Nếu đang băn khoăn nên làm gì khi búi trĩ bị sưng đau, người bệnh nên tham khảo một số gợi ý cơ bản dưới đây.
1. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà theo kinh nghiệm dân gian
Cách chữa bệnh trĩ tại nhà theo kinh nghiệm dân gian được nhiều người áp dụng. Các bài thuốc dân gian hầu hết đều lành tính, an toàn với người sử dụng,...
- Dùng gel lô hội: Tách lấy phần gel lô hội. Sau đó, thoa trực tiếp lên vùng trĩ sưng đau sau khi vệ sinh búi trĩ. Đây là nguyên liệu dễ kiếm, có đặc tính làm mát nên có khả năng giảm đau, kháng viêm hiệu quả, làm dịu cảm giác nóng rát khi bị trĩ.
- Dùng quả sung: Mỗi buổi tối, hãy lấy vài quả sung khô đem rửa sạch. Sau đó cho vào cốc nước ngâm để qua đêm. Sáng hôm sau, chắt lấy nước, uống trước bữa ăn, giúp giảm sưng đau trĩ, làm se vết thương và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
- Dùng hạt xoài phơi khô: Lấy hạt xoài đã phơi khô hoặc sấy khô đem giã nhỏ, thêm một chút mật ong vào trộn đều, ăn 2 lần/ngày. Sử dụng thường xuyên bạn sẽ thấy triệu chứng sưng đau cải thiện rõ rệt.
Chữa đau búi trĩ bằng các cách dân gian
2. Giảm đau búi trĩ bằng cách tắm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm
Ưu điểm: Nước ấm vừa có tác dụng thư giãn tinh thần, làm sạch hậu môn lại vừa có tác dụng lưu thông máu và giảm sưng đau búi trĩ.
Cách thực hiện:
- Nếu trong nhà có bồn tắm bạn nên xả đầy nước ấm rồi ngâm mình trong đó 15 – 20 phút.
- Một cách khác đơn giản hơn, pha nước ấm vào chậu, thêm vài hạt muối ăn và ngồi bó gối trong đó 15 phút. Tình trạng búi trĩ bị sưng và đau sẽ nhanh chóng được khắc phục.
Xem thêm: Chi phí cắt trĩ ngoại hết bao nhiêu tiền [5 địa chỉ uy tín]
3. Tránh hoạt động làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn
Mang vác nặng nhọc, rặn mạnh khi đi cầu, đứng hoặc ngồi trong thời gian quá dài,... đều có tác động làm gia tăng áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng. Đây là nguyên nhân khiến búi trĩ sưng đau nặng hơn.
Giải pháp: Đi đại tiện khó khăn, nên ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước,... để tránh táo bón. Sau khoảng thời gian 1-2 giờ, cần đi lại vận động vài phút để kích thích lưu thông tuần hoàn máu giúp cho búi trĩ được thu nhỏ dần dần.
4. Rửa hậu môn bằng nước sạch sau khi đi vệ sinh
Đại đa số mọi người có thói quen sử dụng giấy vệ sinh để lau chùi mỗi khi đại tiện xong. Điều này vô cùng tai hại. Lý do là bởi sử dụng khăn giấy có thể khiến hậu môn bị kích ứng, cọ xát, ngứa rát. Khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập làm búi trĩ sưng đau hơn.
Giải pháp: Phó Giáo sư. Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm – Chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam khuyên, ngay cả khi bạn không bị trĩ, bạn vẫn nên dùng nước sạch để rửa hậu môn sau khi đại tiện thay vì dùng giấy vệ sinh tái chế và tẩm ướp hóa chất độc hại.
5. Giảm đau búi trĩ bằng cách chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh là phương pháp có tác dụng giảm đau tức thì búi trĩ. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp này bất cứ lúc nào rảnh rỗi để không phải chịu bức bối khó chịu do búi trĩ bị sưng và đau.
Cách thực hiện đơn giản:
- Sử dụng vài cục đá nhỏ bọc vào chiếc khăn sạch và chườm vào hậu môn.
- Hơi lạnh tạm thời làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác, giúp xoa dịu các cơn đau.
Chườm đá giảm đau búi trĩ
6. Cách làm co búi trĩ ngoại – Ngồi làm việc trên tấm đệm
Thường xuyên ngồi làm việc trên vật cứng như ghế gỗ, sàn nhà,... chính là yếu tố thuận lợi thúc đẩy búi trĩ hình thành.
Giải pháp: Nên trang bị cho mình một tấm đệm lót mông vừa vặn. Bạn có thể mang bên mình tới nơi làm việc hay bất cứ chỗ nào. Chắc chắn bạn không còn nhăn nhó vì đau khi búi trĩ sưng to.
Xem thêm: Bệnh trĩ có chữa dứt điểm được không [Cách chữa trĩ triệt để]
7. Cách giảm sưng đau búi trĩ – Bấm huyệt giảm đau
Bấm huyệt là phương pháp sử dụng tay, từ đó tạo ra kích thích vật lý lên các huyệt đạo của cơ thể.
Ưu điểm của phương pháp: Đả thông kinh mạch, khắc phục tình trạng ứ trệ máu ở các tĩnh mạch trĩ, giảm sưng và đau do bệnh trĩ gây ra.
Để giảm đau trĩ, bạn có thể tác động vào 3 huyệt đạo sau:
- Huyệt bách hội: Nằm ở giữa đỉnh đầu
- Huyệt thừa sơn: Huyệt này nằm ngay khe của hai cơ bắp sinh đôi nằm ở bắp chân
- Huyệt túc tam lý: Nằm cách hõm ngoài của đầu gối 3 thốn ( khoảng 1 bàn tay)
Lưu ý: Khi thực hiện, nên sử dụng ngón trỏ hoặc ngón cái. Lần lượt ấn và day nhẹ vào các vị trí huyệt đạo ở trên. Giữ trong 10 giây rồi thả ra, thực hiện vài lần liên tiếp để giảm đau và đẩy lùi bệnh trĩ.
8. Sử dụng thuốc tây làm giảm đau búi trĩ
Trường hợp trĩ gây sưng đau nặng, áp dụng các biện pháp tự nhiên không đạt được hiệu quả như mong muốn. Người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được kê đơn một số loại kem hay thuốc giảm đau:
- Kem Preparation H: Tác dụng của loại thuốc này là gây tê hậu môn, làm co mạch máu khiến búi trĩ teo lại và bớt đau.
- Trimebutin (Proctolog): Thuốc được điều chế dưới dạng viên đạn đặt hậu môn hoặc thuốc mỡ. Sau sử dụng khoảng 15 phút, thuốc sẽ phát huy tác dụng làm giảm đau, giải phóng áp lực chèn ép lên các tổ chức bị tổn thương.
- Lidocaine: Lidocaine giúp phong bế đầu mút của các dây thần kinh cảm giác đau nằm ở khu vực hậu môn. Ngăn chặn không để dây thần kinh cảm giác phát tín hiệu đau đến hệ thần kinh trung ương. Người bệnh có thể bôi thuốc mỡ Lidocaine hoặc đặt thuốc dạng viên đạn 2 lần/ngày.
- Pramoxine: Đây là thuốc giảm đau trĩ, cơ chế hoạt động là gây tê vùng hậu môn.
- Thuốc giảm đau theo đường uống: Một số loại thuốc Acetaminophen ( liều 650-1000 mg sau mỗi 4-6 tiếng ), Ibuprofen ( liều 800mg, uống không quá 4 lần/ngày) hoặc Aspirin ( liều dùng 325-650 mg, uống lại sau 4 tiếng nếu trĩ tiếp tục gây đau).
- Thuốc kháng viêm: Ưu điểm là giảm đau gián tiếp sau khi uống thuốc khoảng 3 – 4 giờ. Với tác dụng chống viêm, giảm sưng búi trĩ.
- Thuốc làm mềm phân: Có tác dụng hạn chế tình trạng táo bón, giảm căng tức khi phân đi qua hậu môn, ngăn ngừa đau trĩ sau khi đi đại tiện.
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết nên làm gì khi đau búi trĩ mà không để ảnh hưởng tới sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn đọc tìm thấy cho mình câu trả lời thích hợp. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline 0243.9656.999 hoặc đến trực tiếp Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội).
- [Tổng hợp] Cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật và lưu ý cần biết
- Tham khảo các cách giảm sưng búi trĩ dễ thực hiện tại nhà
- Chuyên gia giải đáp: Bị sa búi trĩ có tự co lại không?
- Bệnh trĩ độ mấy thì phải cắt? Cắt trĩ ở đâu Hà Nội tốt nhất?
- Cắt trĩ bao lâu thì hết dịch, bao lâu thì lành? [Giải đáp]
- Đi vệ sinh ra máu và đau rát hậu môn là dấu hiệu bệnh gì, nguy hiểm không?