Bệnh trĩ có di truyền không và nguyên nhân gây bệnh
Bài viết có ích: 202 lượt bình chọn
Bệnh trĩ có di truyền không là câu hỏi khiến nhiều người bị bệnh trĩ quan tâm và lo lắng. Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng, hiện nay số người mắc bệnh trĩ đang không ngừng gia tăng nhưng nhiều người không biết nguyên nhân gây bệnh do đâu và bệnh có di truyền không. Để biết được căn nguyên của bệnh trĩ, mọi người hãy cùng theo dõi chia sẻ của chuyên gia hậu môn trực tràng qua bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ có phải là căn bệnh di truyền không
Hỏi: "Xin chào bác sĩ! Hôm nay em gửi câu hỏi xin bác sĩ tư vấn giúp em về chuyên môn của bệnh trĩ ạ. Em không biết bệnh trĩ có di truyền không? Trong nhà em có 5 người thì bố, mẹ và anh trai em đều bị mắc bệnh trĩ. Liệu bệnh trĩ có tính di truyền không và gia đình em phải làm thế nào để chữa khỏi bệnh trĩ dứt điểm. Xin bác sĩ giải đáp giúp em!" (Ngọc Minh – Hà Nam)
Trả lời: Xin chào bạn Ngọc Minh! Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chuyên mục tư vấn, giải đáp của bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Về câu hỏi của bạn, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Bệnh trĩ có phải là căn bệnh di truyền không? Các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực hậu môn trực tràng cho biết: Bệnh trĩ không phải bệnh lý có tính di truyền và không lây truyền từ người này sang người khác trong gia đình, tập thể…bằng các con đường tiếp xúc cá nhân.
Việc trong gia đình bạn có nhiều người mắc bệnh trĩ là do chế độ sinh hoạt, ăn uống, làm việc giống nhau nên mắc bệnh giống nhau. Hầu hết những trường hợp bị mắc bệnh trĩ là do nguyên nhân tác động từ bên ngoài chứ không mang tính chất di truyền.
Vì vậy, bạn Ngọc Minh có thể yên tâm là bệnh trĩ không có tính di truyền và không thể lây lan từ người này sang người khác giống như một số bệnh truyền nhiễm thông thường.
Tuy nhiên, để có thể phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả, mọi người cần nắm được nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì, từ đó có biện pháp bảo vệ bản thân khỏi những tác nhân gây bệnh
Vạch trần thủ phạm gây ra bệnh trĩ phổ biến nhất hiện nay
Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng, xuất hiện do sự căng giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trong hậu môn gây ra. Có 2 dạng bệnh trĩ thường gặp là trĩ nội và trĩ ngoại, tương ứng với đám rối tĩnh mạch trong và đám rối tĩnh mạch ngoài. Bệnh xảy ra ở vùng rìa hậu môn làm cho các nếp nhăn hậu môn căng mọng.
Các nguyên nhân gây ra bệnh trĩ cần phải kể đến là:
- Người bệnh bị táo bón lâu ngày, kéo dài.
- Chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý: uống ít nước, ăn ít rau, hay sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm cay nóng, rượu bia, đồ uống có cồn…gây ra các bệnh về đường ruột, làm cản trở quá trình tiêu hóa.
- Người bệnh hay có thói quen nhịn đi vệ sinh, đại tiện.
- Vệ sinh không sạch sẽ vùng hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập, tấn công và gây bệnh viêm nhiễm.
- Do tâm lý căng thẳng, áp lực cuộc sống công việc.
- Do quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.
- Những người thường xuyên ngồi lâu, ngồi nhiều, ít vận động như: Lái xe, thợ may, bán hàng, giáo viên, nhân viên văn phòng…làm cho các búi tĩnh mạch chịu áp lực quá lớn, dễ hình thành bệnh trĩ.
Tình trạng này kéo dài chính là nguyên nhân và thủ phạm gây ra bệnh trĩ.
Ngoài ra, một số trường hợp dễ mắc bệnh trĩ như phụ nữ có thai, người lớn tuổi, trẻ em, người có tiền sử mắc bệnh ở hậu môn.
Như vậy, dựa vào nguyên nhân gây bệnh trĩ, bạn Ngọc Minh cũng như tất cả mọi người có thể tìm được đáp án cho câu hỏi: Bệnh trĩ có di truyền không?
Các triệu chứng biểu hiện điển hình của bệnh trĩ
Hỏi: "Chào bác sĩ! Tôi năm nay 52 tuổi. Tôi làm nghề lái xe nên đặc trưng công việc là ngồi nhiều. Cách đây 6 tháng, tôi cảm thấy khó chịu ở vùng hậu môn và sờ thấy có một cục thịt nhỏ. Tôi rất lo lắng, bất an và đi khám thì được biết mình đang bị mắc bệnh trĩ ngoại cấp độ 1. Có điều tôi băn khoăn là con gái tôi (năm nay 17 tuổi), cách đây 1 tuần cháu cũng có biểu hiện khó chịu và chảy máu vùng hậu môn. Tôi đưa cháu đi khám thì được cho biết là cháu đang bị mắc bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi bệnh trĩ có di truyền không? Các dấu hiệu biểu hiện của bệnh trĩ là gì và bệnh trĩ có điều trị dứt điểm được không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ!"
(Trần Văn Công – Hòa Bình)
Trả lời: Xin chào anh Công! Cám ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn, giải đáp cho bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng. Đối với vấn đề của anh, bác sĩ xin được giải đáp như sau:
Bệnh trĩ là căn bệnh khá phổ biến có thể xảy ra ở cả nam và nữ trong mọi độ tuổi. Bệnh hình thành do các tác nhân khách quan từ bên ngoài tác động vào cơ thể trong một thời gian khá dài và liên tục và gây ra.
Cho nên, đối với câu hỏi: bệnh trĩ có di truyền không? Bác sĩ có thể khẳng định với người bệnh rằng bệnh trĩ hoàn toàn không có khả năng di truyền và lây lan từ người này sang người khác do sống chung hay tiếp xúc trực tiếp trong sinh hoạt hàng ngày.
Trong trường hợp của bác Công, là do bác ngồi nhiều, cộng thêm công việc cần có sự tập trung cao độ nên gây tâm lý căng thẳng, làm việc mệt mỏi lâu ngày khiến các đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài hậu môn phải chịu áp lực lớn nên căng giãn quá mức và hình thành nên bệnh trĩ.
Tương tự như vậy, con gái bác còn là học sinh, do ngồi học nhiều, lại áp lực bài vở liên tục cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.
Vì vậy, chúng tôi có thể khẳng định bệnh trĩ không mang yếu tố di truyền và không lây lan mà khởi phát bệnh là do nhiều yếu tố khác nhau từ bên ngoài tác động đến.
Đối với câu hỏi các triệu chứng biểu hiện của bệnh trĩ, bác sĩ xin được giải đáp cho người bệnh như sau:
Khi bị mắc bệnh trĩ, tùy theo nguyên nhân gây bệnh, giai đoạn phát triển của bệnh và cơ địa thể trạng của từng bệnh nhân mà sẽ có những biểu hiện khác nhau:
Nếu không may bị mắc bệnh trĩ, điều này không chỉ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, mà còn trở thành mối nguy hiểm khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, sinh hoạt, công việc và cuộc sống của người bệnh.
Vì vậy, khi mắc bệnh trĩ, người bệnh thường có các triệu chứng biểu hiện như:
- Đau rát vùng hậu môn sau khi đại tiện là triệu chứng biểu hiện thường thấy và dễ nhận biết nhất của bệnh trĩ.
Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau tức vùng hậu môn, đặc biệt là khi bị táo bón và tiêu chảy. Ngoài ra, còn kèm theo các cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, vướng víu, khiến người bệnh gặp rất nhiều những phiền toái, khó khăn, bất tiện trong cuộc sống sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày.
- Đi đại tiện ra máu là triệu chứng tiếp theo khi mắc bệnh trĩ. Ban đầu, lượng máu sẽ ít, người bệnh chỉ phát hiện ra máu khi thấy dính trên giấy vệ sinh sau khi đại tiện. Khi bệnh phát triển nặng, lượng máu sẽ tăng lên, có thể chảy thành giọt thậm chí bắn ra thành tia.
- Sa trĩ búi trĩ là biểu hiện rõ rệt của cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn với mức độ tăng dần theo cấp độ của bệnh. Cụ thể như sau:
+ Búi trĩ có kích thước khá nhỏ như hạt đậu, lòi ra ngoài, không gây đau khi đại tiện và có thể tự co lại thì đây là dấu hiệu của bệnh trĩ cấp độ 1, 2. Dấu hiệu của bệnh trĩ ở giai đoạn này không ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
+ Khi búi trĩ sa ra ngoài và không tự co lại được, làm cho người bệnh luôn cảm thấy vướng víu, khó chịu. Nhất là khi làm việc nặng, đứng nhiều một chỗ búi trĩ sẽ xa xuống gây khó chịu, đây là triệu chứng biểu hiện bệnh trĩ cấp độ 3.
+ Nếu búi trĩ phồng to và hình thành ở phía trên đường lược là trĩ nội.
+ Ngược lại, nếu búi trĩ phồng to, hình thành phía dưới đường lược là trĩ ngoại.
+ Nếu người bệnh bị cả hai triệu chứng trên thì là triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp.
Vì vậy, bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng khuyên mọi người khi có dấu hiệu biểu hiện đầu tiên của bệnh trĩ, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám tư vấn và hỗ trợ điều trị kịp thời.
>>Tin liên quan:
- Phương pháp chữa trĩ không đau nhanh khỏi
- Chuyên gia giải đáp: Có nên phẫu thuật cắt trĩ không?
- [Bác sĩ giải đáp] Sau điều trị bệnh trĩ có tái phát không?
Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng
Bệnh trĩ không phải là căn bệnh di truyền và không có tính chất lây lan. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp cũng đều cần chữa trị ngay và càng sớm càng tốt, tránh để có những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Vậy chữa bệnh trĩ ở đâu hiệu quả?
Để chữa khỏi bệnh trĩ, có rất nhiều cách đơn giản, hiệu quả như dùng lá diếp cá, lá trầu không, hoa thiên lý hay một số loại thuốc chữa bệnh trĩ có tác dụng làm mềm phân, giúp giảm sưng đau, chảy máu nhanh chóng.
Những phương pháp này có thể thích hợp cho cả người mắc bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại. Tuy nhiên, người bệnh cần áp dụng ngay khi mới bị bệnh, kết hợp với việc điều chỉnh, thay đổi lối sống sinh hoạt để đạt được kết quả tốt nhất.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là một trong những địa chỉ y tế tư nhân uy tín và tin cậy mà người bệnh nên lựa chọn.
Khi đến khám và điều trị bệnh trĩ tại đây, tùy theo tình trạng bệnh và nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị cụ thể nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất và an toàn cho người bệnh.
Nếu người bệnh bị mắc bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, mới bị thì sẽ được điều trị bằng thuốc tây y chuyên khoa đặc trị, có thuốc uống, thuốc bôi, hoặc thuốc đặt hậu môn nhằm tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm đau và cầm máu tốt.
Việc điều trị bệnh trĩ bằng thuốc áp dụng cho bệnh ở giai đoạn nhẹ nhưng chỉ có tác dụng tạm thời, làm co búi trĩ và không thể khỏi dứt điểm được.
Hiện nay, hướng điều trị bệnh trĩ hiệu quả và ngăn ngừa tình trạng tái phát, hạn chế các tổn thương do trĩ gây ra, các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng đã và đang áp dụng rất hiệu quả phương pháp HCPT II.
- Bản chất của phương pháp HCPT II là sử dụng nhiệt nội sinh, hoạt động từ 80ºC - 900ºC, xâm lấn tối thiểu công nghệ cao làm đông và thắt nút các mạch máu, búi trĩ lập tức bị cắt rụng đi, hàn gắn những tổn thương ở hậu môn mà không gây tổn hại đến những tổ chức xung quanh.
- Liệu pháp HCPTII được đánh giá cao về chất lượng và được nhiều người bệnh yên tâm điều trị bởi: điều trị trong thời gian ngắn, ít chảy máu, không đau, không cần nằm viện, không để lại di chứng về sau và tránh được khả năng tái phát.
- Liệu pháp HCPTII tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng được Tiến sĩ – bác sĩ CKII Trịnh Tùng trực tiếp thực hiện nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng khi chữa trị bệnh trĩ tại đây.
Ngoài ra, khi điều trị bệnh, người bệnh còn được áp dụng phương pháp Đông tây kết hợp tây y tạo hiệu quả cao nhất. Thuốc đông y có nguồn gốc từ tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe khi điều trị.
Trên đây là những thông tin về vấn đề bệnh trĩ có di truyền không và nguyên nhân gây bệnh. Hi vọng qua bài viết này người bệnh sẽ nắm bắt được nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh trĩ và có cách phòng tránh bệnh an toàn, bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Nếu còn có thắc mắc gì liên quan đến bệnh trĩ hay các bệnh lý hậu môn – trực tràng khác, mọi người hãy nhấn chọn [Khung chat trực tuyến] chuyên gia hậu môn trực tràng của phòng khám sẽ giải đáp cụ thể. Hoặc người bệnh có thể gọi điện thoại đến số máy: 0243.9656.999 để đặt lịch hẹn khám.
Ngoài ra, mọi người có thể trực tiếp đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng theo địa chỉ 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội để được gặp chuyên gia tư vấn miễn phí.
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?