Bệnh trĩ là bệnh như thế nào có nguy hiểm không?
Bài viết có ích: 470 lượt bình chọn
Có rất nhiều người thắc mắc bệnh trĩ là bệnh như thế nào có nguy hiểm không? Những đối tượng nào mới bị trĩ? Căn bệnh khó nói này có thể bắt gặp ở bất kỳ ai và nó có thể gây nguy hiểm cho cá nhân người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.
Vậy bệnh trĩ là bệnh như thế nào? Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh?
Bệnh trĩ là bệnh xuất hiện ở khu vực nhạy cảm của cả nam và nữ. Vì vậy, tâm lý ngượng ngùng, xấu hổ chính là nguyên nhân khiến đại đa số mọi người không đi khám và chữa trị. Từ đó bệnh ngày một nặng hơn. Vậy bệnh trĩ là bệnh như thế nào? Và nguyên nhân gây nên bệnh trĩ? Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để rõ hơn về căn bệnh này.
1. Bệnh trĩ là bệnh như thế nào? Có nguy hiểm không?
Bệnh trĩ xuất hiện ở hậu môn của người bệnh do sự phình to quá mức ở các tĩnh mạch, nó gây ra tình trạng sưng, viêm, xung huyết hậu môn, khiến người bệnh đau rát, rất khó chịu. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh.
Bệnh trĩ được phân thành 2 loại chính:
- Trĩ ngoại (external hemorrhoids): là do các búi trĩ xuất phát phía dưới đường lược (hay còn gọi là đường hậu môn – trực tràng), gọi là trĩ ngoại. Lúc đó búi trĩ được phủ bởi lớp biểu mô vảy (squamous epithelium) và nằm bên dưới lớp da bao quanh hậu môn.
- Trĩ nội (internal hemorrhoid): Nếu búi trĩ xuất phát phía trên đường lược thì được gọi là trĩ nội, và búi trĩ được bao phủ bởi niêm mạc và lớp biểu mô chuyển tiếp (transitional epithelium).
Bệnh trĩ được phân chia thành các cấp độ sau, dựa theo sự tiến triển của búi trĩ còn nằm bên trong hay đã sa ra khỏi hậu môn:
- Độ 1: Ở cấp độ này, búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Độ 2: Bình thường trĩ sẽ nằm gọn trong ống hậu môn, nhưng lúc đi đại tiện dùng sức rặn thì búi trĩ thập thò hay lòi ít ra ngoài. Đại tiện xong, đứng dậy thì búi trĩ tự thụt vào trong.
- Độ 3: Ở cấp độ này, không chỉ riêng đi đại tiện mà khi người bệnh đi lại nhiều, ngồi xổm, làm việc nặng thì búi trĩ lại sa ra ngoài. Lúc này, người bệnh phải nằm nghỉ ngơi một lúc búi trĩ mới tụt vào hoặc dùng tay đẩy nhẹ vào.
- Độ 4: Có thể coi là mức độ nặng nhất, lúc này búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn.
2. Vậy nguyên nhân gây nên bệnh trĩ là do đâu?
Đến bây giờ y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nên bệnh trĩ, nhưng có thể xác định thông qua một số yếu tố thuận lợi làm bệnh xuất hiện:
- Đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại đều dễ mắc bệnh trĩ
- Do di truyền từ bố hoặc mẹ
- Tình trạng táo bón thường xuyên, lâu năm cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
- Do rối loạn chức năng của ruột, như hội chứng kích thích ruột
- Do thói quen ngồi lâu trong nhà vệ sinh
- Phụ nữ mang thai và sinh nở có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn do các tĩnh mạch bị dồn ép bởi trọng lượng của thai nhi
- Vấn đề về tuổi tác càng cao thì các cơ ở vùng hậu môn càng bị thoái hóa, co thắt, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 30 - 60
- Trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa và trong u bướu hậu môn – trực tràng hay trong các u bướu của chậu hông, đường về của máu tĩnh mạch bị cản trở làm căng phồng các đám rối trĩ. Các trường hợp này gọi là triệu chứng bệnh trĩ
- Vai trò của tăng sinh mạch máu và sự sa sượt của lớp niêm mạc ống hậu môn, chi phối các nguyên tắc của một vài phương pháp phẫu thuật điều trị.
Làm thế nào để phát hiện những dấu hiệu bệnh trĩ nặng hay nhẹ?
Dấu hiệu bệnh trĩ thường có những biểu hiện và triệu chứng như sau:
- Chảy máu mà không gây đau trong quá trình đi đại tiện. Lúc đầu có thể có 1 lượng nhỏ máu đỏ trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Hiện tượng chảy máu là triệu chứng sớm nhất và hay gặp nhất. Về lâu về dài khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Dấu hiệu bệnh trĩ nặng hơn là khi ngồi xổm cũng chảy máu
- Bị ngứa hoặc bị kích thích ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn
- Dấu hiệu bệnh trĩ còn thể hiện khi bị đau hoặc khó chịu, dao động từ không đau, đau ít đến rất đau do nứt hậu môn, tắc hoặc nghẹt
- Bị sưng quanh vùng hậu môn
- Xuất hiện một khối nhô lên gần khu vực hậu môn, gây đau hoặc rát (có thể đây là huyết khối tại búi trĩ)
Muốn ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ, người bệnh cần lưu ý đến các triệu chứng bệnh trĩ lâm sàng và cận lâm sàng điển hình sau:
- Triệu chứng bệnh trĩ lâm sàng:
- Đại tiện ra máu
- Đau rát, khó chịu ở hậu môn
- Sa búi trĩ: là khi búi trĩ hình thành, sưng to và sa ra ngoài hậu môn dần theo cấp độ trĩ
- Triệu chứng bệnh trĩ cận lâm sàng:
- Soi hậu môn trực tràng: sẽ thấy niêm mạc phồng lên, lồi vào lòng trực tràng, tĩnh mạch trĩ giãn ra tạo thành búi trĩ rõ rệt
- Nắn hậu môn: bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng mắt quan sát hoặc dùng tay để nắn hậu môn và nhận thấy búi trĩ ở phía trong hoặc ngoài hậu môn
>>Tin liên quan:
- Bệnh trĩ không nên ăn gì để đạt hiệu quả chữa bệnh cao?
- Bệnh trĩ có chữa khỏi được không
- Bệnh trĩ ở trẻ em có nguy hiểm không?
Cách chữa bệnh trĩ có khó không? Những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
1. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ
Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến ở nhiều người, điều trị bệnh trĩ không khó. Tuy nhiên, khi phát hiện mắc bệnh cần đến khám và điều trị tại các cơ sở uy tín và thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để phòng ngừa những biến chứng có thể xảy ra của bệnh trĩ bao gồm:
+ Bị thiếu máu: Do mất máu mãn tính qua búi trĩ, cơ thể lúc đó sẽ không có đủ lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra.
+ Bị nghẹt búi trĩ: Nếu búi trĩ sa vào và bị mắc kẹt làm cho mạch máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc đó sẽ xuất hiện triệu chứng đau rõ ràng, ấn nhẹ sẽ có cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.
+ Tắc mạch: là cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ được hình thành. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, mang thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại là vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Còn tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.
+ Bị viêm da quanh hậu môn: viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.
Biến chứng bệnh trĩ cấp tính sẽ cảm thấy đau, nhiễm trùng, chảy máu và bí tiểu. Đặc biệt là ung thư hậu môn – trực tràng, lở loét hậu môn…
Vậy nên ngay khi phát hiện có những dấu hiệu bệnh trĩ dù là dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và điều trị. Bên cạnh đó bạn cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng trước khi bệnh chuyển nặng. Bên cạnh đó, người bệnh cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng để nắm rõ tình trạng bệnh của mình cũng như có phương pháp điều trị bệnh trĩ tốt nhất.
2. Cách chữa bệnh trĩ hiệu quả nhất hiện nay
- Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp Tây Y
- Điều trị nội khoa bằng thuốc: Những loại thuốc phổ biến dùng để chữa bệnh trĩ bao gồm: Thuốc tăng cường tĩnh mạch, thuốc bôi hoặc viên đặt, thuốc co mạch, thuốc kháng sinh giảm đau...
- Sử dụng phương pháp phẫu thuật: Người mắc bệnh trĩ độ 3, 4 cần được phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc da, sử dụng phương pháp phẫu thuật Longo để loại bỏ búi trĩ.
- Sử dụng thủ thuật chữa bệnh trĩ khác: Chích xơ, thắt trĩ bằng vòng cao su, quang đông hồng ngoại, cắt cơ thắt trong,... giúp giảm lượng máu đến búi trĩ, cố định trĩ vào hậu môn.
- Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp Đông Y an toàn
- Sử dụng các bài thuốc Nam: Trong dân gian từ xưa, các bậc tiền bối thường áp dụng một số bài thuốc chữa bệnh trĩ như: rau diếp cá, lá trầu không, lá lốt, mật ong và đung với nước, uống hàng ngày.
- Liệu pháp châm cứu: Việc châm cứu điều trị bệnh trĩ rất phù hợp với người bệnh ở cấp độ 1, 2 tại các huyệt Bách Hội, huyệt Hợp Cốc hoặc huyệt Đại Tràng giúp điều hòa dương khí, thúc đẩy cơ thành mạch cứng cáp hơn.
- Cách chữa bệnh trĩ bằng phương pháp HCPT
Phẫu thuật cắt búi trĩ bằng kỹ thuật HCPT (hoặc pp tiên tiến nhất hiện nay là HCPTII) sử dụng sóng cao tần cầm máu tốt, không gây bỏng các tổ chức búi trĩ và các vùng xung quanh, hạn chế chảy máu, không đau, an toàn, thời gian thực hiện khoảng 30-45 phút tùy mức độ và thể trạng của người bệnh.
Trên đây là những thông tin về chủ đề bệnh trĩ là bệnh như thế nào có nguy hiểm không, nếu như bạn còn những thắc mắc liên quan đến bệnh trĩ thì có thể tư vấn TẠI ĐÂY hoặc đến Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (193C1 Bà Triệu, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội).
Hiện nay Phòng khám đang sử dụng phương pháp điều trị bệnh trĩ hiện đại và tiên tiến nhất cùng với đó là đội ngũ Y – bác sĩ chuyên môn với nhiều năm kinh nghiệm như TS. Bác sĩ CHKII Trịnh Tùng – Nguyên Trưởng khoa Phẫu thuật Bệnh viện Xanh Pôn.
Bên cạnh đó Phòng khám còn có đội ngũ y tế tư vấn chuyên nghiệp, người bệnh sẽ được tận hưởng những dịch vụ chăm sóc tận tình, chu đáo nhất, cảm giác đến với Phòng khám thoải mái, thư thái như đang ở nhà vậy. Đặc biệt, thông tin cá nhân của người bệnh được bảo mật an toàn tuyệt đối khi thực hiện quy trình “1 bác sĩ – 1 bệnh nhân”. Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khám và chữa bệnh tại đây.
Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng mở cửa khám bệnh từ 8h-20h các ngày trong tuần và kể cả ngày Lễ, Tết. Nếu bạn muốn liên hệ với phòng khám Đa khoa Cộng Đồng thì hãy gọi qua hotline 0243.9656.999.
- Mọc cục thịt thừa ở hậu môn: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- [Gỡ rối thắc mắc] Tiêm xơ búi trĩ có đau không cùng chuyên gia
- Lắng nghe bí quyết từ chuyên gia: Người mới mổ trĩ xong nên ăn gì để sớm bình phục?
- Những điều cần biết về mổ trĩ bằng Longo và địa chỉ thực hiện phương pháp uy tín tại Hà Nội
- Chuyên gia giải đáp: Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT bao nhiêu tiền?
- Vành hậu môn có cục cứng cảnh báo bệnh gì? Khi nào cần đi khám?