Cách đi đại tiện nhanh, vào đúng khung giờ nhất định
Bài viết có ích: 989 lượt bình chọn
Cách đi đại tiện nhanh chóng và dễ dàng có khó không? Làm cách nào để đi đại tiện vào đúng khung giờ nhất định trong ngày để tránh táo bón và bệnh trĩ là niềm ao ước của tất cả mọi người. Các bạn hãy tham khảo và áp dụng các biện pháp dưới đây giúp giảm áp lực nhu động ruột và hỗ trợ đi ngoài hiệu quả.
Cách đi đại tiện ngay lập tức không nên bỏ qua
Cách đi đại tiện nhanh chóng để tránh bị táo bón, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ… là niềm mong muốn của rất nhiều người. Thực tế, đi đại tiện khó do nhiều nguyên nhân. Đơn giản là người bệnh thiếu chất xơ hoặc có biểu hiện mất nước trong cơ thể… Chính vì vậy, cách giải quyết tốt nhất vấn đề này là bạn tham khảo và thực hiện một số cách dưới đây.
1. Cách đi đại tiện mỗi ngày – Bổ sung chất xơ
Bổ sung chất xơ là cách tốt để giảm áp lực nhu động ruột và hỗ trợ quá trình đại tiện. Chất xơ có thể làm tăng khối lượng và số lượng phân, điều này giúp phân được đẩy ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Bổ sung chất xơ
Người bệnh táo bón có thể ăn một khẩu phần nhiều chất xơ như:
- Yến mạch
- Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt
- Rau xanh và trái cây tươi
- Gạo và các loại đậu
Hoặc nếu gặp khó khăn khi tiêu thụ các loại thức ăn kể trên, người bệnh táo bón có thể bổ sung chất xơ bằng các sản phẩm như:
- Canxi polycarbophil (FiberCon)
- Psyllium (Metamucil, Konsyl)
- Methylcellulose (Citrucel)
Tuy nhiên hãy trao đổi với bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi sử dụng các loại chất xơ bổ sung.
2. Cách đi đại tiện nhanh - Uống nhiều nước
Uống nước đúng cách, ít nhất là 8 ly (1,5 – 2 lít) mỗi ngày là điều cần thiết cho nhu động ruột bình thường. Do đó, nếu bạn bị táo bón, hãy tiêu thụ nhiều nước để làm loãng phân và hỗ trợ đẩy phân ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn.
Ngoài ra, nước có thể giúp làm ẩm và mềm phân. Điều này có thể cải thiện cảm giác đau đớn khi đi đại tiện.
3. Cảm giác muốn đi đại tiện nhưng không đi được hãy dùng thuốc nhuận tràng
Sử dụng thuốc nhuận tràng là cách đi ngoài ngay lập tức hiệu quả nhất. Thuốc có thể thúc đẩy chuyển động ruột giúp phân di chuyển nhanh hơn và dễ dàng đi ra khỏi cơ thể.
Các loại thuốc nhuận tràng phổ biến bao gồm:
Thuốc nhuận tràng kích thích Dulcolax
- Thuốc nhuận tràng kích thích: Dulcolax, Correctol hoặc Senokot.
- Thuốc nhuận tràng thẩm thấu: Magie Hidroxit, Polyethylene, Lactulose.
- Thuốc nhuận tràng bôi trơn có thể hỗ trợ bôi trơn thành ruột và cho phép phân đi qua đại tràng và thoát ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. Uống thuốc nhuận tràng bôi trơn trong vòng 2 giờ sau khi ăn, người bệnh có thể đi ngoài trong 6 – 8 giờ tiếp theo.
Thuốc nhuận tràng có thể không có hiệu quả với một số đối tượng. Bên cạnh đó thuốc nhuận tràng có thể gây ra một số hệ quả không mong muốn. Do đó hãy trao đổi với bác sĩ để chọn loại thuốc phù hợp nhất.
4. Cách đi đại tiện nhanh chóng là dùng chất làm mềm phân
Ngoài cách uống nhiều nước để làm mềm phần, người bệnh có thể sử dụng các chất làm mềm phân để hỗ trợ việc đi ngoài. Các chất làm mềm phân phổ biến như:
- Colace
- Surfak
Tuy nhiên các chất làm mềm phần thường rút nước từ ruột để làm mềm phân để người bệnh đi ngoài ngay lập tức. Do đó, để tránh tình trạng mất nước, người bệnh cần bổ sung nhiều nước hoặc chất lỏng.
5. Không có còn buồn đại tiện - Uống thuốc xổ
Uống thuốc xổ là một trong những cách đi ngoài ngay lập tức mang lại hiệu quả khá tốt. Các loại thuốc xổ được chỉ định điều trị táo bón thường chứa Natri Photphat, dầu khoáng hoặc chứa hoạt chất khiến người bệnh tiêu thụ nhiều nước.
Thuốc xổ có thể làm sạch đường ruột. Tuy nhiên đây là liệu pháp này thường được sử dụng khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị. Tác dụng phụ phổ biến thuốc xổ có thể làm mất nước và khiến người dùng cảm thấy mệt mỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nghiêm trọng, thuốc xổ có thể làm chảy máu trực tràng, tắc nghẽn phổi và có thể dẫn đến tử vong, mặc dù trường hợp này rất hiếm khi xảy ra.
6. Cách đi ngoài ngay lập tức - Dùng thuốc đạn điều trị táo bón
Thuốc đạn cũng là một liệu pháp được khuyến khích khi bạn đang cố tìm cách đi ngoài ngay lập tức. Thuốc đạn trực tràng có thể làm tăng nhu động ruột bằng cách làm mềm phân và đẩy phân ra khỏi cơ thể.
Các loại thuốc đạn không kê đơn phổ biến bao gồm Glycerin hoặc Bisacodyl. Người bệnh có thể tìm thấy các loại thuốc này tại các nhà thuốc mà không cần toa thuốc của bác sĩ.
Thuốc đạn trị táo bón
Tuy nhiên, việc đặt thuốc đạn có thể gây khó khăn và đau đớn, đặc biệt là ở những người lần đầu tiên thực hiện. Bên cạnh đó, thuốc đạn tác dụng trực tiếp lên trực tràng và tan vào máu, do đó một số đối tượng như phụ nữ mang thai cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
7. Cách đi đại tiện nhanh – Sử dụng bài thuốc đông y
Theo quan điểm Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh táo bón là do nhiệt chứng, tà nhiệt xâm nhập vào kinh dương minh phủ thực hoặc do khí hư, huyết hư, tân dịch suy kém gây ra. Muốn điều trị táo bón hiệu quả thì phải tư âm dưỡng huyết, sinh tân nhuận tràng, phá kết thông tiện.
Dựa theo nguyên lý này, đội ngũ chuyên gia của Trung tâm Thuốc dân tộc đã kết hợp nhiều loại thảo dược quý hiếm, tạo nên một giải pháp hoàn hảo cho người bị táo bón.
Thành phần bài thuốc chia làm 2 chế phẩm nhỏ. Bao gồm:
Bài thuốc uống từ thảo dược:
- Thành phần: Nghệ, tam thất, địa du, đương quy, sài hồ, cùng các thảo dược quý khác.
- Công dụng: Hoạt huyết, thông kinh, thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, chống viêm. Giúp tăng sức bền thành mạch, giữ tĩnh mạch khỏe mạnh, nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa.
Bài giải độc hoàn:
- Thành phần: Bồ công anh, hồng hoa, đơn đỏ, ké đầu ngựa, tơ hồng xanh, vỏ gạo,… cùng nhiều loại thảo dược quý khác.
- Công dụng: Có tác dụng như một kháng sinh đông y, giải độc, mát gan, thanh nhiệt, tiêu viêm, tiêu sưng, giảm phù nề.
8. Làm sao để đi cầu mỗi sáng dễ dàng - Thay đổi lối sống
Các tình trạng táo bón lâu ngày hoặc mãn tính có thể cần thời gian lâu hơn để điều trị. Do đó, người bệnh có thể xây dựng lối sống hoặc chế độ dinh dưỡng để làm hỗ trợ việc đi ngoài. Các biện pháp bao gồm:
Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao
- Thêm nhiều chất xơ vào chế độ ăn uống. Người táo bón nên tiêu thụ ít nhất là 14 gram chất xơ trong 1000 calo chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.
- Tập thể dục đều đặn như đi bộ, đi xe đạp, bơi hoặc các hình thức thể dục nhẹ nhàng khác có thể hỗ trợ quá trình đi ngoài. Ngoài ra, luyện tập thể dục cũng duy trì lưu thông máu và giữ cho ruột luôn khỏe mạnh.
- Tiêu thụ nhiều chất lỏng như nước hoặc nước ép. Điều này giúp phân không khô cứng, dễ di chuyển và không gây đau đớn cho người bệnh.
- Hạn chế các vấn đề căng thẳng, giảm stress và giữ cho tâm trạng thoải mái.
9. Một số cách đi đại tiện nhanh khác
Ngoài cách biện pháp đi ngoài ngay lập tức nói trên, người bệnh có thể áp dụng một số cách như:
- Căng thẳng và lo lắng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây táo bón, trĩ thậm chí là sa trực tràng. Do đó, hạn chế căng thẳng là cách đi ngoài ngay lập tức tốt nhất.
- Thay đổi tư thế đi vệ sinh cũng là một cách hiệu quả. Người bệnh có thể mang một chiếc ghế nhỏ vào nhà vệ sinh sau đó kê hai chân lên ghế sao cho đầu gối cao hơn hông để giúp phân đi qua trực tràng tốt hơn.
- Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ cũng làm tăng lượng máu di chuyển ở ổ bụng và hỗ trợ vấn đề đi ngoài.
- Xoa bóp đại tràng có thể kích thích nhu động ruột và giúp người bệnh táo bón đi ngoài dễ dàng hơn.
Khuyến cáo: Trên đây là một số giải pháp kích thích việc đi đại tiện. Tuy nhiên, một số cách đi ngoài ngay lập tức như sử dụng thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn như mất nước hoặc mệt mỏi. Chính vì thế, người bệnh cần lắng nghe ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
Như vậy, thông qua nội dung bài viết, mọi người đã nắm rõ cách đi đại tiện nhanh. Nếu những cách giúp đại tiện dễ dàng tại nhà này không phát huy hiệu quả. Thậm chí, tình trạng táo bón của bạn nặng thêm, kéo dài nhiều ngày, kèm ra máu, đau rát hậu môn, có cục thịt lồi ra… rất có thể bạn đã mắc bệnh trĩ. Việc cần làm lúc này là liên hệ tới các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ giải đáp miễn phí.
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
- Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
- Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?