Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
Bài viết có ích: 429 lượt bình chọn
Khó đi đại tiện ở người lớn là vấn đề nan giải đối với nhiều người. Nếu không khắc phục và điều trị hiệu quả sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe và cuộc sống bệnh nhân. Vậy đại tiện khó ở người trưởng thành phải làm sao? Những chia sẻ trong nội dung bài viết dưới đây là đáp án chính xác và đầy đủ nhất cho mọi người cùng tham khảo.
Đầy bụng khó đi ngoài là gì?
Khó đi đại tiện ở người lớn là một trong triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Người bệnh buồn đi đại tiện nhưng không đi được, mất nhiều thời gian ngồi trong nhà vệ sinh.
Triệu chứng điển hình: Cảm giác đau bụng, căng tức hậu môn, buồn đi đại tiện nhưng không đi được, đau rát hậu môn mỗi lần đại tiện vì phải dùng sức rặn quá nhiều, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn,...
Khó đi đại tiện
Nhiều người nhầm lẫn giữa đại tiện khó và táo bón. Nhưng thực chất 2 hiện tượng này hoàn toàn khác nhau. Không phải do phân khô cứng không đào thải ra ngoài được mà do nhiều nguyên nhân khác gây ra. Số lần đi đại tiện trong ngày của người bệnh đại tiện khó thường xuyên và liên tục hơn, khoảng cách ngắn hơn so với người bị táo bón.
Tại sao khó đi đại tiện ở người lớn?
Khó đi đại tiện ở người lớn do nhiều tác nhân gây ra. Trong khuôn khổ giới hạn nội dung bài viết, chúng tôi xin liệt kê một số nguyên nhân điển hình dưới đây. Mời mọi người cùng theo dõi.
- Thói quen sinh hoạt, thường xuyên ngồi lâu một chỗ, ít vận động... Khiến máu không lưu thông, ảnh hưởng cơ hậu môn, hệ thống tiêu hóa.
- Thường xuyên nhịn đại tiện khiến phân khô lại, vón cục, dẫn tới táo bón.
- Chế độ dinh dưỡng không cân bằng và hợp lý, ăn ít chất xơ, rau củ quả tươi,... khiến phân khô cứng, khó đại tiện.
- Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm... làm cho nhu động ruột hoạt động kém.
- Đường đi của phân bị tắc nghẽn do có khối u trong hậu môn trực tràng hoặc bị dính ruột do phẫu thuật...
- Do tác dụng phụ của một số loại thuốc chữa bệnh hoặc lạm dụng thuốc nhuận tràng khiến hoạt động của đường ruột bị suy giảm.
- Thường xuyên lo lắng, căng thẳng hoặc áp lực từ công việc,... khiến việc đại tiện trở lên khó khăn.
- Do mắc bệnh về đại tràng như viêm đại tràng, viêm kết tràng,... dẫn tới co thắt đại tràng, phân không di chuyển được.
Đi đại tiện không hết, khó đại tiện là bệnh gì?
Khó đi đại tiện ở người lớn cảnh báo bệnh gì là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Thông thường, phân được tạo ra từ chất thải, thức ăn không thể tiêu hóa kết hợp với nước để đào thải qua đường ruột. Có nhiều yếu tố rủi ro dẫn tới tình trạng phân cứng và khó đi cầu.
- Táo bón
Thức ăn không di chuyển đến hệ thống tiêu hóa đủ nhanh, đại tràng có thể hấp thụ nhiều nước từ thức ăn và chất thải. Điều này khiến phân khô cứng, khó ra khỏi hậu môn. Tình trạng này gọi là táo bón. Táo bón có thể gây chướng bụng, đầy hơi, đau bụng khi đại tiện.
- Bệnh trĩ
Trĩ là tình trạng sưng tĩnh mạch ở hậu môn. Xảy ra khi người bệnh căng thẳng quá mức khi đại tiện. Tình trạng này có thể dẫn tới khó đại tiện, đại tiện đau hoặc có máu dính trên phân.
Bệnh trĩ
- Rò hậu môn
Phân khô cứng, táo bón mãn tính dẫn tới hình thành vết nứt nhỏ ở hậu môn. Các vết nứt này khiến cơ xung quanh hậu môn bị co thắt, dẫn tới khó đại tiện.
- Viêm loét đại tràng
Là bệnh viêm ruột, gây đau, sưng, loét ruột già và trực tràng. Khiến việc đại tiện trở nên khó khăn và đau đớn. Viêm loét đại tràng là tình trạng mãn tính, suốt đời, khó trị dứt điểm.
- Nhiễm trùng
Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể dẫn tới chứng khó đi cầu hoặc đau đớn trước, trong và sau đại tiện. Các dạng nhiễm trùng phổ biến: Áp xe hậu môn, nhiễm nấm gây đau, tiết dịch, chảy máu khi đại tiện, nhiễm trùng qua đường tình dục (lậu, herpes, giang mai...)
- Lạc nội mạc tử cung
Là tình trạng các mô bên trong tử cung phát triển bên ngoài tử cung của phụ nữ. Đôi khi ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác nhau bên trong khung chậu. Sự tích tụ máu tương tự như chu kỳ kinh nguyệt, gây sưng, viêm, đau, đại tiện khó,...
- Ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn có thể dẫn tới chứng khó đại tiện. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp các dấu hiệu như áp lực, đau nhức, ngứa, tiết dịch hậu môn...
Khó đại tiện ở người lớn gây ra hậu quả gì?
Khó đi đại tiện ở người lớn là hiện tượng khá phổ biến mà bất cứ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Trong đó, phụ nữ có thai, sau sinh, người già, trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhất. Tình trạng này không điều trị kịp thời, hiệu quả sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm:
- Nguy cơ ung thư đại trực tràng và nhiều bệnh lý khác: Bệnh trĩ, polyp trực tràng, nứt kẽ hậu môn,...
- Gây suy thận mãn tính
- Ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần bệnh nhân
- Suy giảm chất lượng cuộc sống
Kết luận: Biến chứng của đại tiện khó rất nguy hiểm và khó lường. Chất thải phân không được đào thải hết mà bị giữ lại trong cơ thể sẽ gây ra nhiều tác hại: Chèn ép lên dây thần kinh, dẫn tới rối loạn toàn thân, đau đầu... dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Làm thế nào để buồn đi đại tiện?
Hiện nay, có rất nhiều cách chữa khó đi đại tiện ở người lớn. Tuy nhiên, muốn đạt hiệu quả thực sự cần căn cứ vào nguyên nhân, mức độ bệnh cụ thể ở từng người. Từ đó áp dụng cách chữa bệnh phù hợp, hiệu quả và tốt nhất.
1. Cách đi đại tiện nhanh bằng thuốc tây y
Khi gặp tình trạng khó đi đại tiện, người bệnh có thể áp dụng cách chữa bằng thuốc tây. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Thuốc tây y (Hình ảnh minh họa)
Vì thuốc tây thường để lại tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân cần dùng đúng liều lượng theo chỉ định, tránh ngừng thuốc hoặc sử dụng thuốc quá liều.
- Thuốc nhuận tràng thông tiện: Sorbitol, các muối của docusate, bisacodyl, hemicellulose, pectin,... có tác dụng thẩm thấu làm mềm phân, tạo khối, kích thích đại tiện,...
- Thuốc tăng thể tích phân: Dùng thạch hoặc rau câu. Giúp tăng thể tích phân ở trực tràng, giúp người bệnh muốn đi và đi đại tiện dễ dàng.
- Thuốc hút nước vào lòng ruột: Sorbitol, Macrogol, Magie sulfat ngậm nước,... Có tác dụng giữ nước, hạn chế phân khô cứng.
- Thuốc gây kích thích: Bisalaxyl (Việt Nam), dulcolax (Pháp),... kích thích làm tăng vận động kết tràng, nhuận tràng, tăng tiết nước...
- Thuốc làm trơn phân: Dùng chất dầu khoáng, giúp phân trơn, dễ dàng đại tiện,...
2. Cách đi ngoài ngay lập tức bằng thuốc đông y
Cách chữa khó đi đại tiện ở người lớn bằng thuốc đông y người bệnh cần tham khảo ý kiến của người có chuyên môn, thầy thuốc đông y uy tín. Tuyệt đối không tự mua thuốc về điều trị tại nhà. Điều này có thể dẫn tới những tác dụng phụ khó lường.
Bài thuốc trị đại tiện khó do địa tạng âm hư, huyết nhiệt
Triệu chứng: Táo bón lâu ngày, khô họng, miệng khô, lở loét miệng, lưỡi đỏ, khát nước...
Nguyên liệu: Lá dâu, vừng đen: 100g; Sa sâm, mạch môn 200g.
Cách thực hiện: Tán nhỏ vị thuốc thành bột. Sau đó trộn với mật ong viên tròn lại. Cho vào lọ bảo quản trong tủ lạnh, mỗi ngày uống 10g.
Bài thuốc trị đại tiện khó do thiếu máu
Triệu chứng: Bệnh thường gặp ở người thiếu máu, phụ nữ sau sinh, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, táo bón lâu ngày...
Nguyên liệu: Hà thủ ô, kỷ tử, long nhãn, tang thầm, bá tử nhân: 100g; Vừng đen 200g.
Cách thực hiện: Tán bột trộn với mật ong làm viên, mỗi ngày 10g.
3. Trị chứng khó đại tiện, sa búi trĩ bằng thủ thuật ngoại khoa
Sa búi trĩ là triệu chứng nặng cần được điều trị bằng thủ thuật ngoại khoa. Bởi lúc này, sử dụng thuốc tây y, thuốc đông y không mang lại hiệu quả.
Hiện nay, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín điều trị tình trạng sa búi trĩ, khó đại tiện bằng phương pháp: Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Phương pháp HCPT
Ưu điểm của phương pháp:
- Hạn chế chảy máu và đau đớn
- Không ảnh hưởng mô lành tính lân cận
- Không để lại sẹo xấu sau thủ thuật
- Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, nhuận tràng, tiêu viêm, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y...
Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết khó đi đại tiện ở người lớn cảnh báo bệnh lý khu vực hậu môn trực tràng. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
- Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?
- Sưng cục ở hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?