Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
Bài viết có ích: 862 lượt bình chọn
Đau bụng buồn nôn đi ngoài là triệu chứng không hiếm gặp, thậm chí đa số mọi người đều ít nhất 1 lần gặp tình trạng này. Khi bị đau bụng buồn nôn tiêu chảy, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mất nước, mệt mỏi, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng đời sống. Nguy hiểm hơn, đi ngoài đau bụng buồn nôn còn có thể cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm cần được thăm khám sớm. Vậy đau bụng buồn nôn và đi ngoài là bị làm sao? Cách chữa như thế nào để khỏi bệnh?
Đau bụng buồn nôn đi ngoài ảnh hưởng như thế nào?
Chắc hẳn rằng, ai cũng đã có ít nhất 1 lần bị đau bụng buồn nôn đi ngoài. Khi đó, bạn sẽ luôn cảm thấy khó chịu, không thể tập trung làm việc. Thay vào đó, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, chán nản, uể oải, ăn không ngon ngủ không miệng.
Không thể phủ nhận, khi bị đau bụng đi ngoài kèm buồn nôn kéo dài, cuộc sống sẽ bị đảo lộn, quan trọng hơn sức khỏe sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Đặc biệt, bạn cần hết sức cảnh giác khi hiện tượng này kéo dài, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Triệu chứng đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì?
Bỗng nhiên một ngày, bạn bị nôn đi ngoài đau bụng, tình trạng này kéo dài và không dừng lại. Bạn hãy cảnh giác vì đây có thể là triệu chứng điển hình một số bệnh lý đường tiêu hóa. Vậy đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì?
1. Đau bụng đầy hơi buồn nôn đi ngoài do rối loạn tiêu hóa
Rối loạn tiêu hóa là một nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đau bụng quanh rốn buồn nôn đi ngoài, khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi, uể oải. Nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa phải kể đến bao gồm:
- Chế độ ăn uống không khoa học
- Lạm dụng kháng sinh, dùng kháng sinh lâu ngày
- Tâm lý không ổn định luôn trong trạng thái bị stress, căng thẳng, trầm cảm,...
- Một số triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn tiêu hóa bao gồm: Đau bụng đi ngoài phân lỏng kèm buồn nôn, có thể bị táo bón, đau âm ỉ hoặc dữ dội bụng trên, chướng hơi, miệng đắng và liên tục ợ chua.
2. Đau bụng kinh buồn nôn đi ngoài - Hội chứng tiền kinh nguyệt
Phụ nữ gần đến ngày đèn đỏ có thể sẽ gặp phải tình trạng đến tháng đau bụng đi ngoài buồn nôn. Nguyên nhân là do gần đến ngày kinh nguyệt, niêm mạc tử cung tăng sinh estrogen & progesterone. Sự tăng sinh các loại nội tiết tố này gây ra một số thay đổi trong dạ dày, từ đó gây ra hiện tượng đau bụng đi ngoài buồn nôn.
Chị em có thể bị đau bụng dưới rốn buồn nôn đi ngoài trước một vài ngày hoặc trong ngày đầu của vòng kinh. Một số biểu hiện khác có thể gặp phải bao gồm: chướng bụng, đau lưng, đau ngực, bị chuột rút, tăng tiết bã nhờn ở da, nổi mụn trứng cá…
3. Đau bụng trên rốn buồn nôn đi ngoài - Viêm loét dạ dày
Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày thường do vi khuẩn HP gây ra và đối tượng gặp phải là người thường xuyên uống bia rượu, ăn uống không khoa học, không đủ bữa, thói quen ăn mặn, căng thẳng, stress kéo dài hay sử dụng kháng sinh không steroid trong 1 thời gian dài.
Các dấu hiệu điển hình của viêm loét dạ dày bao gồm:
- Đau âm ỉ vùng thượng vị nhất là khi đói hay sau ăn
- Thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua
- Sụt cân, chán ăn
- Đau bụng đi ngoài buồn nôn
4. Đau bụng đầy hơi buồn nôn đi ngoài - Viêm đại tràng
Khi đại tràng nhiễm khuẩn, bị virus tấn công hay do xạ trị lâu ngày ở người ung thư xung quanh khu vực đại tràng sẽ dẫn đến tình trạng viêm đại tràng. Bên cạnh đó, khi đại tràng bị thiếu máu cục bộ do mạch máu bị tắc nghẽn lâu ngày cũng có thể dẫn đến bệnh viêm đại tràng.
Một số biểu hiện thường gặp khi bị viêm đại tràng bao gồm:
- Đau bụng tại hố chậu phải hay trái
- Tiêu chảy đi ngoài ra nước
- Phân nhầy, có thể có lẫn máu
- Bị đầy hơi, có cảm giác chướng bụng, cảm thấy ăn không tiêu.
- Đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu
- Buồn nôn hay nôn mửa
- Sụt cân…
5. Đau bụng buồn nôn tiêu chảy - Bệnh tiêu chảy
Người bị tiêu chảy thường do nhiễm khuẩn E.Coli gây ra. Khi bị tiêu chảy, một số triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải bao gồm:
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài
- Cơn đau âm ỉ hoặc đau quặn từng cơn gây ra nhiều phiền toái, khó chịu
- Đi ngoài liên tục, phân lỏng và có thể có lẫn máu
- Buồn nôn, nôn, miệng đắng, chán ăn và ăn không ngon
- Cơ thể bị mất điện giải nên gây ra sốt cao
Các biểu hiện bị tiêu chảy sẽ kéo dài từ 1-4 tuần. Do đó, người bệnh cần tới ngay các cơ sở y tế uy tín để điều trị, tránh bệnh chuyển biến mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
6. Đau bụng buồn nôn tiêu chảy - Ung thư trực tràng
Dấu hiệu đau bụng nôn đi ngoài còn có thể là dấu hiệu cảnh bệnh ung thư trực tràng. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều cơn đau quặn, ói mửa, đi ngoài ra máu hoặc tiểu nhiều lần bất thường.
7. Ăn xong đau bụng đi ngoài buồn nôn - Ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm khởi phát do người bệnh ăn phải thực phẩm nhiễm ký sinh trùng, thực phẩm ôi thiu, chứa nhiều phụ gia hay các thực phẩm chứa độc tố (cá lóc, nấm độc, mật cá trắm…)
Dấu hiệu nhận biết bao gồm: Đau bụng dữ dội, tiêu chảy, nôn hết những gì có trong bụng, có thể sốt hoặc không, một số trường hợp nặng còn có thể nôn ra máu.
Đau bụng buồn nôn đi ngoài có thể cảnh báo nhiều căn bệnh khác nhau, các dấu hiệu có thể tương tự nhau nên người bệnh không thể tự chẩn đoán được. Do đó, việc cần thiết ngay lúc này là cần nhanh chóng đi khám, xác định nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp.
Bị đau bụng nôn đi ngoài phải làm sao?
Như đã chia sẻ, khi gặp phải hiện tượng đau bụng đi ngoài buồn nôn, người bệnh nên sớm đi thăm khám, điều trị theo phác đồ chỉ định. Đồng thời, nên kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng cùng chế độ sinh hoạt lành mạnh để bệnh mau khỏi.
Bệnh nhân bị đi ngoài đau bụng buồn nôn, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, bị mất nước, ăn uống kém nên họ cần được bổ sung một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học để bù nước và nhanh chóng hồi phục.
Bị đau bụng đi ngoài buồn nôn nên ăn gì? Các loại thực phẩm giàu vitamin & chất xơ như rau củ quả, trái cây sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa của người bệnh. Đặc biệt, trong bữa ăn nên hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, thay vào đó nên ưu tiên các món ăn thanh đạm nhưng đủ chất.
Điều quan trọng nhất, người bệnh cần những món ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nên ăn sữa chua để bổ sung nhiều lợi khuẩn cho cơ thể. Để bù nước đã mất, hãy bổ sung nhiều nước lọc hoặc nước có chất bù điện giải để loại bỏ nhanh chóng cảm giác mệt mỏi.
Đau bụng đi ngoài buồn nôn nên uống gì? Ngoài ra, người bệnh cũng có thể uống nước canh rau luộc, nước cam, nước gạo pha muối, nước muối…Đây là những loại nước bù điện giải, chống mất nước dành cho những người bị đi ngoài nhiều. Đồng thời, nên tránh nạp các đồ uống có ga, nước ngọt đóng chai…
Người bệnh cũng nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng để cơ thể nhanh chóng bình phục.
Đọc thêm: Đau bụng buồn nôn đi ngoài - dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm
Đau bụng buồn nôn đi ngoài là dấu hiệu cảnh báo bộ máy tiêu hóa đang gặp vấn đề hoặc triệu chứng một số bệnh lý khác. Để xác định rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này, hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa và tìm ra cách giải quyết kịp thời. Đừng quên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn các món mềm dễ tiêu để tránh gây ra những kích thích tại ruột.
- Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
- Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?
- Sưng cục ở hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?