Hậu môn trực tràng là gì? Những bệnh lý điển hình
Bài viết có ích: 986 lượt bình chọn
Tỷ lệ người mắc bệnh hậu môn trực tràng ngày càng tăng cao với thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học. Triệu chứng bất thường liên quan tới bệnh lý ở khu vực này là đau rát, ngứa, chảy mủ ở hậu môn,... Vì vậy, chủ động tìm hiểu nguyên nhân điều trị kịp thời, triệt để là vô cùng cần thiết để phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Hậu môn trực tràng là gì?
Hậu môn trực tràng là gì? Là phần kết thúc của ruột già và chấm dứt ở hậu môn. Bộ phận này có nhiệm vụ chủ yếu là chứa phân ở trực tràng, đẩy phân ra ngoài qua lỗ mở hậu môn.
Bình thường, trực tràng trống rỗng vì phân lưu trữ trong đại tràng giảm dần. Tuy nhiên, khi đại tràng đầy, phân sẽ di chuyển vào trực tràng, tạo nên sự thôi thúc buồn đại tiện.
Hậu môn trực tràng
Nói chung, người trưởng thành thường chịu sự thôi thúc này cho đến khi họ vào nhà vệ sinh. Tuy nhiên, trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh thiếu kiểm soát có thể đại tiện tại chỗ. Khi đó, hậu môn mở cửa để phân rời khỏi cơ thể.
Hậu môn hình thành một phần từ các lớp bề mặt của cơ thể, gồm cả phần da và phần ruột. Ngoài ra, hậu môn được lót bằng một lớp da bên ngoài và có một vòng cơ thắt hậu môn thực hiện chức năng đóng mở hậu môn khi buồn đại tiện.
Các bệnh lý hậu môn trực tràng thường gặp
Bệnh lý hậu môn trực tràng có thể gặp ở mọi độ tuổi, giới tính và mọi ngành nghề. Đặc biệt là những người ít vận động, ngồi nhiều, ăn uống thiếu khoa học,... Tùy thuộc từng loại bệnh lý như trĩ, áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn,... mà nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
1. Các bệnh lý cần khám hậu môn trực tràng – Bệnh trĩ
Trĩ là bệnh lý liên quan tới khu vực hậu môn khá phổ biến. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới, người già có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người trẻ.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ: táo bón kinh niên, hội chứng kiết lỵ, người bệnh mắc một số bệnh mãn tính như viêm phế quản, giãn phế quản, những người có thói quen đại tiện lâu, đứng ngồi lâu trong thời gian dài, làm công việc mang vác nặng nhọc,…
Bệnh trĩ
2. Bệnh nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn chiếm khoảng 10% bệnh lý liên quan tới khu vực hậu môn và trực tràng. Bệnh thường gặp ở trẻ em lẫn người trưởng thành, đặc biệt là người già.
Nguyên nhân dẫn tới nứt kẽ hậu môn: Chủ yếu do thói quen đại tiện không tốt, rặn nhiều và liên tục khiến hậu môn chịu áp lực gây nứt kẽ. Ngoài ra, do viêm hậu môn cấp tính và mãn tính, táo bón, vết thương ngoài, co thắt cơ vòng hậu môn, quan hệ tình dục “cửa sau”,...
3. Bệnh lý rò hậu môn trực tràng
Rò hậu môn là tình trạng ống hậu môn sưng lên do lỗ rò bên trong, đường rò hoặc lỗ rò bên ngoài.
Nguyên nhân chính gây rò hậu môn: Viêm nhiễm từ tuyến hậu môn từ vi khuẩn như trực khuẩn coli, tụ cầu trùng, liên cầu trùng, áp xe hậu môn không được điều trị.
Bên cạnh đó, bệnh nhân lao, bệnh Crohn, người ung thư trực tràng và hậu môn, người phẫu thuật tiền liệt tuyến, chấn thương vì va đập vào hậu môn, cắt tầng sinh môn lúc sinh nở, mổ trĩ,...
4. Bệnh áp xe hậu môn trực tràng
Áp xe hậu môn xảy ra do tình trạng nhiễm trùng khiến xung quanh hậu môn xuất hiện những khối cứng sưng tấy, gây đau đớn, căng tức khó chịu, đôi khi còn mưng mủ, đau nhức.
Nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn: Là các dạng vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm dưới niêm mạc da rồi lan sang vùng xung quanh, lan xuống ống hậu môn, hình thành khối áp xe gây cứng, đau.
5. Bệnh polyp hậu môn trực tràng
Là tình trạng các lớp niêm mạc bên trong hậu môn bị tăng sinh quá mức dẫn đến hình thành các khối u lành tính có hình tròn hoặc elip trong hậu môn và đường ruột.
Bệnh polyp hậu môn trực tràng
Nguyên nhân gây bệnh polyp hậu môn – trực tràng: Do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, do di truyền, quan hệ tình dục đường hậu môn, tắc tĩnh mạch hậu môn, lao đường ruột,...
Triệu chứng chung của bệnh đường hậu môn trực tràng
Hậu môn trực tràng là một bộ phận tiêu hóa tham gia vào quá trình đào thải phân ra khỏi cơ thể. Vì một số lý do mà chức năng của trực tràng bị ảnh hưởng, dẫn tới nhiều bệnh lý. Dưới đây là một số triệu chứng điển hình:
- Rối loạn tiêu hóa
- Chán ăn, đầy bụng
- Sụt cân bất thường
- Đại tiện phân nhỏ
- Đi ngoài kèm máu
- Táo bón
- Co thắt dạ dày
- Mệt mỏi, căng thẳng, chóng mặt
Nội soi hậu môn trực tràng có đau không?
Nội soi hậu môn trực tràng có đau không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Trực tràng là đoạn ruột già thẳng, không gập góc nên nội soi trực tràng không gây đau.
Cộng thêm ống nội soi mềm, cùng thao tác khéo léo của bác sĩ nên người bệnh chỉ hơi khó chịu vùng bụng dưới và cảm giác buồn đại tiện.
Ống nội soi đưa vào hậu môn chỉ khoảng 15 – 20 cm và thời gian ngắn, đa số bệnh nhân trong ngưỡng chịu đựng được.
Tuy nhiên, có nhiều người khả năng chịu đau thấp sẽ thấy đau khi nội soi trực tràng. Trường hợp này cần tiến hành tiền mê để người bệnh chìm vào giấc ngủ sâu trong quá trình nội soi.
Trung tâm hậu môn trực tràng- Phòng khám hậu môn trực tràng Hà Nội - Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng
Khám hậu môn trực tràng ở đâu tốt nhất Hà Nội? Câu trả lời là Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là địa chỉ khám nội soi hậu môn hội tụ đội ngũ bác sĩ lành nghề, nhiều năm kinh nghiệm.
Từ khi hoạt động đến nay, phòng khám đã và đang nhận được sự tin tưởng từ phía bệnh nhân mắc bệnh lý ở khu vực hậu môn và trực tràng. Tiến sĩ. Bác sĩ Trịnh Tùng – Nguyên Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn của Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương luôn cố gắng, nỗ lực mang lại sự tin tưởng, thoải mái, yên tâm cho bệnh nhân đến khám chữa hậu môn và trực tràng.
Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng
Sau khi được bác sĩ CKII Ngoại tiêu hóa khám hậu môn và trực tràng, trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân được chỉ điều trị điều trị theo phương pháp:
- Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
Đây là kỹ thuật tân tiến, hiện đại, tiến hành bằng kỹ thuật này hoàn toàn không có cảm giác đau, thời gian hồi phục nhanh chóng.
Ưu điểm:
- An toàn, hiệu quả, chính xác
- Thời gian điều trị nhanh, không tốn nhiều thời gian
- Không ảnh hưởng khu vực lân cận, ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả
- Đảm bảo tính thẩm mỹ, thời gian hồi phục nhanh chóng
- Thuốc đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, tiêu viêm, thải độc tố, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,...
Nội soi hậu môn trực tràng giá bao nhiêu?
Nội soi hậu môn trực tràng giá bao nhiêu? Tùy từng địa chỉ y tế, phương pháp nội soi cũng như kỹ thuật phát sinh trong quá trình nội soi mà chi phí khác nhau và có sự chênh lệch.
Nhìn chung, chi phí nội soi hậu môn và trực tràng ở các địa chỉ y tế không chênh lệch quá nhiều. Bệnh nhân đừng băn khoăn về vấn đề chi phí. Tốt nhất chọn lựa những địa chỉ có đội ngũ bác sĩ với trình độ chuyên môn cao, uy tín, đem đến sự tin cậy cao nhất.
Tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, chi phí nội soi hậu môn – trực tràng chỉ còn 150.000 vnđ (giá gốc 450.000 vnđ).
Cách phòng ngừa bệnh lý hậu môn trực tràng
Để phòng ngừa bệnh lý hậu môn trực tràng, người bệnh nên thay đổi lối sống, sinh hoạt hàng ngày. Tạo những thói quen tốt để hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, nhịp nhàng,...
- Thêm chất xơ: Ăn khoảng 25 – 30g chất xơ mỗi ngày giúp mềm phân, cải thiện khả năng chữa lành vết nứt. Thực phẩm giàu chất xơ gồm rau, trái cây tươi, các loại hạt, ngũ cốc,...
- Uống đủ nước: Bổ sung đủ nước cho cơ thể, ít nhất 6 – 8 cốc nước mỗi ngày. Không chỉ tốt cho quá trình trao đỏi chất, còn giúp mềm phân, ngăn ngừa táo bón.
- Tránh căng thẳng khi đại tiện: Căng thẳng khi đại tiện có thể dẫn tới một số vết rách ở hậu môn. Nên giữ tinh thần thoải mái.
Như vậy, có nhiều bệnh lý liên quan tới hậu môn trực tràng. Những bệnh lý này không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng, bệnh nhân nên chủ động đến địa chỉ y tế chuyên khoa kiểm tra, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Mọi vấn đề muốn biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được bác sĩ tư vấn, giải đáp kịp thời.
- Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì? Có nghiêm trọng không?
- Khó đi đại tiện ở người lớn có nguy hiểm? Khắc phục cách nào?
- Da thừa cạnh hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?
- Nguyên nhân thịt dư hậu môn và cách điều trị
- Đau hậu môn táo bón là bệnh gì? Chữa tại nhà có tốt?
- Sưng cục ở hậu môn là bệnh gì? Điều trị như thế nào?