Đau bụng buồn nôn đi ngoài - Dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm

Điểm trung bình: 4.3/5
Bài viết có ích: 651 lượt bình chọn

Đau bụng buồn nôn đi ngoài là tình trạng xảy ra rất phổ biến ở mọi đối tượng, từ trẻ nhỏ cho tới người lớn, nam hay nữ đều có thể bị. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau bụng buồn nôn đi ngoài kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa hoặc tiết niệu như trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, viêm đường tiết niệu,… nên người bệnh không được chủ quan.

1. Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì?

Đau bụng buồn nôn và đi ngoài là những triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa, thường gặp ở đối tượng trẻ nhỏ, người lớn, người cao tuổi, đôi khi còn xuất hiện thêm nhiều triệu chứng kèm theo như đau bụng buồn nôn đi ngoài ra máu, đau bụng buồn nôn đi ngoài chóng mặt, đau bụng buồn nôn đi ngoài sốt,...

Đau bụng buồn nôn đi ngoài là bệnh gì?

Ngoài ra, bị đau bụng buồn nôn đi ngoài cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng mà mọi người thường hay chủ quan, tự ý mua thuốc uống tại nhà, áp dụng các phương pháp dân gian truyền miệng mà không chịu tới bệnh viện khám. Chính vì vậy, có rất nhiều trường hợp đau bụng buồn nôn và đi ngoài nặng phải cấp cứu, đe dọa tới tính mạng.

2. Buồn nôn đi ngoài đau bụng là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng

2.1. Tiêu chảy

Đau bụng đi ngoài buồn nôn là dấu hiệu thường thấy nhất của bệnh tiêu chảy. Người bị tiêu chảy là do nhiễm phải chủng vi khuẩn E Coli khiến cơ thể xuất hiện các triệu chứng đau bụng buồn nôn đi ngoài ra nước nhiều lần trong một ngày. Cơn đau bụng có lúc ngăm ngăm âm ỉ, có lúc quặn lên từng cơn khiến người bệnh mất sức, mệt mỏi.

Tiêu chảy

Kèm theo cảm giác mệt mỏi thì việc đau bụng buồn nôn đi ngoài ra nước còn khiến cơ thể người bệnh mất nước, thiếu hụt các chất điện giải. Người bệnh cần nhanh chóng đi khám để được điều trị sớm nếu không bệnh sẽ chuyển sang mãn tính và ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa.

2.2. Ngộ độc thực phẩm

Nếu bạn vừa ăn xong đau bụng đi ngoài buồn nôn thì khả năng cao bạn đang bị ngộ độc thực phẩm. Những trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ do ăn phải thức ăn bẩn, ôi thiu có thể được điều trị tại nhà, còn trường hợp ngộ độc do ăn phải đồ bị nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn nấm mốc, độc tố có sẵn trong thực phẩm như cá, nấm… thì nguy hiểm hơn, người bệnh phải tới các cơ sở y tế để khám và rửa ruột.

2.3. Viêm loét dạ dày

Nếu bạn bị đau bụng trên rốn buồn nôn đi ngoài kéo dài thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày. Người mắc bệnh này thường cảm thấy đau tức vùng thượng vị khi quá đói hoặc sau khi ăn quá no, ợ chua, đầy bụng, kèm theo đó là cảm giác ậm ạch ở trực tràng khiến người bệnh buồn nôn và luôn muốn đi ngoài.

Viêm loét dạ dày

Khi nhận thấy cơ thể có những triệu chứng trên hãy tới ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị, bởi nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể gây ra hiện tượng chướng bụng, chán ăn, người xanh xao mệt mỏi, thậm chí tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn Hp phát triển gây xuất huyết dạ dày.

2.4. Viêm đại tràng

Buồn nôn đi ngoài đau bụng là một trong những dấu hiệu dễ nhận biết nhất của bệnh viêm đại tràng. Người bị viêm đại tràng thường phải chịu cơn đau ở vùng hạ sườn hai bên hoặc vùng hố chậu, biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu chứng như đau bụng bên trái ngang rốn buồn nôn đi ngoài, đau bụng dưới rốn buồn nôn đi ngoài, đau bụng âm ỉ buồn nôn đi ngoài…

Cơn đau bụng rất dễ tái phát, ở mức độ nhẹ có kèm triệu chứng đi ngoài phân nhầy lẫn máu, tiêu chảy; mức độ nặng hơn xuất hiện các cơn co thắt đại tràng khiến người bệnh sụt cân nhanh, đau quặn, mệt mỏi, vã mồ hôi và mất sức.

2.5. Xuất huyết tiêu hóa trên

Người bị đau bụng dữ dội, buồn nôn kèm theo nôn ra máu, nôn ra bã màu cà phê là dấu hiệu cảnh báo bệnh xuất huyết tiêu hóa trên. Đây là hiện tượng chảy máu ở thực quản, dạ dày do vỡ tĩnh mạch gây ra. 

Xuất huyết tiêu hóa trên

Xuất huyết đường tiêu hóa trên là một dạng bệnh lý nghiêm trọng, nếu không điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân mất máu, tụt huyết áp, và suy hô hấp, đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Ngoài ra, người bị xuất huyết tiêu hóa trên cần tuân theo chế độ dinh dưỡng mà bác sĩ đưa ra, đặc biệt tránh những đồ ăn cay nóng, đồ cứng và chất kích thích, đồ uống có cồn...

2.6. Đau bụng kinh

Vào kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ thường có hiện tượng đau bụng kinh buồn nôn đi ngoài, đau lưng khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. Nếu những triệu chứng này xuất hiện ít vào những ngày đầu kỳ kinh thì chị em không nên quá lo lắng, bởi lúc này nồng độ hormone trong cơ thể tăng giảm thất thường nên cơ thể dễ mệt mỏi kèm những triệu chứng trên.

Tuy nhiên, nếu chị em phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt mà bị đau bụng dưới buồn nôn đi ngoài dữ dội và kéo dài kèm theo chuột rút làm co quắp các ngón tay, ngón chân thì cần đi bệnh viện kiểm tra ngay. 

3. Đau bụng đi ngoài và buồn nôn có nguy hiểm không?

Đau bụng kèm đi ngoài, cảm thấy buồn nôn là tình trạng rất hay xảy ra, tùy từng trường hợp bệnh có thể nguy hiểm đe dọa tới tính mạng, nhưng cũng có trường hợp do rối loạn tiêu hóa thông thường và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ là khỏi.

Đối với trường hợp đau bụng nôn đi ngoài do stress, căng thẳng, do hormone tăng cao trong ngày đèn đỏ gây đau bụng kinh buồn nôn đi ngoài, hay đau bụng buồn nôn đi ngoài khi mang thai,… thì các triệu chứng thường không nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh vẫn nên đi khám để có biện pháp cải thiện các triệu chứng khó chịu kể trên.

Đau bụng đi ngoài và buồn nôn có nguy hiểm không?

Đối với trường hợp nôn đau bụng đi ngoài kèm theo triệu chứng chóng mặt, tụt huyết áp, nôn ra máu, đi ngoài ra máu, sốt cao mệt mỏi thì khả năng lớn đó là dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa như xuất huyết tiêu hóa trên, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng co thắt; bệnh đường tiết niệu như nhiễm trùng đường tiết niệu,…

Nguy hiểm hơn, đau bụng đi ngoài kèm buồn nôn còn tiềm ẩn nguy cơ hình thành u ác tính gây ung thư dạ dày, ung thư đại tràng,... Chính vì vậy khi có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, người bệnh cần đi khám ngay, để lâu sẽ làm cơ thể mệt mỏi, mất sức và phải chịu nhiều đau đớn, khi bệnh chuyển nặng thành mãn tính sẽ khó hồi phục hơn.

4. Đau bụng buồn nôn đi ngoài phải làm sao?

Như đã nhắc tới ở phần trên, đau bụng đi ngoài kèm buồn nôn rất hay gặp ở mọi lứa tuổi, chúng cảnh báo sức khỏe của bạn đang đối mặt với nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên trên thực tế, khi bị nôn đi ngoài đau bụng thì mọi người thường tự tới hiệu thuốc mua thuốc về uống mà không đi khám.

Đau bụng buồn nôn đi ngoài phải làm sao?

Hiện tượng buồn nôn đi ngoài đau bụng có thể biến mất sau khi uống thuốc nên người bệnh không để ý tới những nguy cơ tiềm ẩn, chỉ khi đau bụng nặng, uống thuốc không thấy đỡ phải đi khám mới phát hiện ra biến chứng của các bệnh lý khác.

Vậy đau bụng buồn nôn đi ngoài phải làm sao? Câu trả lời đầu tiên chính là tới ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Khi được các bác sĩ khám và chẩn đoán, bạn sẽ biết tình trạng đau bụng nôn đi ngoài của mình có nguy hiểm hay không, các bác sĩ cũng sẽ dặn dò bạn cần làm gì để mau khỏi và hạn chế hiện tượng này xảy ra. Cụ thể:

Chế độ ăn uống

Đau bụng buồn nôn đi ngoài nên ăn gì? Khi bị các triệu chứng này, cơ thể mất nước, mệt mỏi và hệ tiêu hóa còn yếu nên bên cạnh việc bổ sung các chất tinh bột, đạm, vitamin, chất xơ để cơ thể mau hồi phục thì mọi người nên chế biến đồ ăn thành dạng súp hoặc ninh, hầm mềm sẽ giúp đường ruột dễ hấp thu dưỡng chất hơn.

Ngoài ra, trong chế độ ăn uống nên bổ sung sữa chua để cân bằng men vi sinh đường ruột. Hạn chế uống sữa vào thời gian này bởi sữa làm đầy hơi, khó tiêu, có thể thay bằng các loại trà thảo mộc như trà gừng, trà cam sả, trà hoa cúc.

Lưu ý: Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ ăn cay nóng, đồ cứng, đồ lạnh vì sẽ khiến tình trạng đau bụng buồn nôn và đi ngoài trở nên trầm trọng hơn.

Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì chế độ làm việc, nghỉ ngơi cân bằng cũng giúp hạn chế hiện tượng đau bụng buồn nôn tiêu chảy. Khi bạn quá lo lắng, căng thẳng hay gặp stress trong công việc, cuộc sống cũng dẫn tới tình trạng co thắt đau bụng, buồn nôn. Đồng thời, sự căng thẳng có mối liên hệ mật thiết với chứng rối loạn tiêu hóa, gây mất vị giác, khó tiêu, chướng bụng, đi ngoài.

Chế độ sinh hoạt

Bởi vậy, bạn cần tránh những cảm xúc tiêu cực, làm việc vừa phải và nghỉ ngơi điều độ, tập thể thao nhẹ nhàng như yoga, bơi lội, đi bộ,... Đây không chỉ là biện pháp giúp bạn ngừa bệnh đau bụng đi ngoài buồn nôn mà còn là bí quyết giúp bạn sống vui khỏe, kéo dài tuổi thọ hơn.

Trên đây là những thông tin hữu ích mà chúng tôi muốn cung cấp cho bạn đọc về tình trạng đau bụng buồn nôn đi ngoài - một vấn đề sức khỏe rất hay gặp nhưng không phải ai cũng biết cách xử lý. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh mà chủ động thăm khám kịp thời, tránh để lại những biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0243.9656.999 để được giải đáp và tư vấn, hoặc có thể tới phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng tại số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội gặp các bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa để thăm khám và điều trị kịp thời.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối