Đầy bụng khi mới mang thai: 6 nguyên nhân & 8 cách khắc phục
Bài viết có ích: 458 lượt bình chọn
Đầy bụng khi mới mang thai được xem là một trong 7 dấu hiệu khó chịu điển hình mà mẹ bầu gặp phải. Đây là hiện tượng thường gặp nhưng lại khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, gây nên những phiền toái trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý của mẹ bầu. Vậy đầy bụng khi mang thai cần làm gì để cải thiện?
Nguyên nhân đầy bụng khi mang thai là do đâu?
Có rất nhiều chị em bị đầy bụng khi mới mang thai nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân gây nên tình trạng này là do đâu, đặc biệt là những chị em mang thai lần đầu tiên. Tùy từng nguyên nhân chị em sẽ thấy có những dấu hiệu kèm theo khác nhau, bạn cần dựa vào những dấu hiệu để xác định chính xác nguyên nhân để có biện pháp chữa trị phù hợp.
Dưới đây là một số nguyên nhân khiến chị em bị đầy hơi khi mới mang thai:
1. Ăn phải thức ăn khó tiêu
Nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai tẩm bổ bằng những loại thực ăn có chứa nhiều đạm, nhiều tinh bột mà không biết rằng đây là những loại đồ ăn có thể gây khó tiêu. Ngoài ra, một số loại thực phẩm giàu chất béo, đồ ngọt cũng có thể khiến chị em bị đầy bụng.
2. Mẹ bầu tăng cân nhanh
Khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng thường lớn hơn bình thường do đó mẹ bầu thường ăn nhiều dẫn đến tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Đặc biệt là những mẹ bầu tăng cân nhanh khi kích thước thai nhi lớn sẽ khiến tình trạng đầy bụng khi mới mang thai xuất hiện nhiều hơn.
3. Do thay đổi nội tiết tố
Quá trình mang thai sẽ khiến nội tiết tố progesterone tăng nhiều quá mức, các cơ bị giãn ra khiến các cơ ruột cũng bị kéo dãn. Điều này sẽ khiến quá trình tiêu hóa bị chậm lại, do đó mẹ bầu sẽ thường có dấu hiệu đầy bụng và khó chịu khi mang thai.
4. Do trọng lượng thai nhi tăng lên
Khi trọng lượng của thai nhi tăng lên và không ngừng phát triển, chiếm nhiều không gian và khiến chị em cảm thấy bụng căng lên gây nên tình trạng đầy bụng khi mới mang thai. Chính điều này sẽ khiến những mẹ bầu luôn có cảm giác đầy bụng, tức bụng, tình trạng này sẽ hết khi mẹ bầu đã quen với sự tồn tại của thai nhi trong bụng.
5. Do mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến chị em bị đầy hơi khi mới mang thai, nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ tình trạng này sẽ càng trở nên nghiêm trong hơn. Khi bị tiểu đường thai kỳ quá trình chuyển hóa sẽ gặp nhiều khó khăn khiến chị em khó chịu và luôn có cảm giác đầy bụng.
6. Do bị táo bón
Một trong những nguyên nhân gây đầy hơi chướng bụng khi mới mang thai chính là do mẹ bầu bị táo bón. Điều này là bởi quá trình mang thai, thai nhi hấp thu lượng nước trong thức ăn khiến phân của thai phụ trở nên khô cứng, lâu dần sẽ tích tụ ở trực tràng gây đầy khí và đầy bụng kèm táo bón và những vấn đề tiêu hóa khác.
Đầy bụng khi mới mang thai có nguy hiểm không?
Đầy bụng khi mới mang thai thường không ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nếu để lâu không được khắc phục cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Bạn cần nhận biết dấu hiệu này là bình thường hoặc bất thường để có những biện pháp phù hợp.
Với những trường hợp do chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không phù hợp thì đa số dấu hiệu đầy bụng sẽ được cải thiện ngay trong ngày hoặc sau ngày hôm sau. Hoặc nếu tình trạng này do kích thước thai nhi lớn chưa kịp thích nghi có thể cải thiện đáng kể khi người mẹ quen với trọng lượng của em bé.
Tuy nhiên, với những trường hợp bị đầy bụng khi mang thai là do những bất thường của cơ thể thì cần được theo dõi và chẩn đoán sớm. Mẹ bầu có thể thấy những dấu hiệu như: chán ăn, ăn uống khó tiêu, táo bón liên tục, đại tiện khó, đại tiện ra máu, cơ thể suy nhược và mệt mỏi… thì nên đi khám ngay.
Tốt nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong bụng ngay khi có dấu hiệu bị đầy bụng bạn nên thăm khám sức khỏe hoặc tư vấn các bác sĩ sản phụ khoa uy tín càng sớm càng tốt. Dựa vào triệu chứng cũng như kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Đầy bụng khi mới mang thai cần làm gì để cải thiện?
Để khắc phục tình trạng đầy bụng khi mới mang thai chị em cần chú ý các dấu hiệu để trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa. Khi được chỉ định điều trị cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ mà các bác sĩ đưa ra, đồng thời áp dụng một số những biện pháp chăm sóc như:
1. Uống đủ nước mỗi ngày
Khi mang thai bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày, có thể uống từ 8 – 10 ly nước. Cần lưu ý với những chị em bị đầy bụng do hội chứng ruột kích thích không nên uống các loại nước trái cây có chứa nhiều đường sẽ khiến quá trình đầy hơi tăng lên nhiều hơn.
2. Thường xuyên tập thể dục
Khi mang thai tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng sẽ giúp hệ thống tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa đầy hơi và đầy bụng. Chị em có thể vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ mỗi ngày không nhất thiết phải đến phòng tập.
3. Không nên sử dụng đường tinh luyện
Các loại nước ép trái cây đóng lon, đồ uống có gas có chứa rất nhiều đường tinh luyện, chúng có hàm lượng fructose nên sẽ khiến tình trạng đầy bụng tăng nhiều hơn, trầm trọng hơn. Do đó, bạn hãy hạn chế sử dụng đường mà nên sử dụng các loại chất tạo ngọt từ tự nhiên
4. Bổ sung nhiều chất xơ
Chất xơ thường có trong các loại rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt… do đó bạn hãy lựa chọn và bổ sung những loại thực phẩm này hàng ngày để giúp thức ăn dễ dàng di chuyển trong ruột đồng thời hạn chế nguy cơ bị táo bón.
5. Không sử dụng đồ ăn dễ gây đầy hơi
Chị em nên tránh xa những loại thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng khi mang thai như nước sô đa, hành, bông cải xanh, cải bắp… Mặc dù những loại thực phẩm này không chứa độc tố nhưng sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa của bạn. Ngoài ra, bạn cũng cần tránh những loại thực phẩm có chứa nhiều đạm, chế biến sẵn
6. Nhai kỹ
Để hạn chế tình trạng đầy hơi khi mới mang thai chị em nên tập thói quen nhai kỹ trước khi nuốt. Khi ăn quá nhanh sẽ nuốt luôn không khí dẫn đến đầy bụng, thay vào đó bạn hãy ăn chậm và nhai kỹ, lượng khí sẽ được giảm đáng kể. Khi ăn bạn cũng không nên quá áp lực hay muộn phiền mà hãy thư giãn.
7. Chia nhỏ bữa ăn
Một trong mẹo giúp giảm đầy bụng khi mang thai chính là chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa ăn bạn hãy nhai ít hơn bình thường nhưng thời gian cách những bữa ăn sẽ thu ngắn lại. Thay vì ăn 3 bữa mỗi ngày, bạn có thể ăn ít nhất 5 – 6 bữa mỗi ngày, lượng thức ăn sẽ ít hơn mỗi lần.
8. Bổ sung các loại thức ăn lên men
Nhóm thực phẩm này sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra hiệu quả và nhanh chóng hơn. Bạn có thể bổ sung một số loại thức ăn lên men tự nhiên, đặ biệt là sữa chua men sống. Loại thực phẩm này không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn giúp bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu và thai nhi.
Đầy bụng khi mới mang thai không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng để đảm bảo an toàn và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ bầu cũng cần đặc biệt chú ý và thăm khám ngay khi có dấu hiệu. Nếu có những dấu hiệu bất thường kèm theo hãy tư vấn ngay với bác sĩ chuyên sản khoa để được hỗ trợ.
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?