Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng cách nào tốt nhất hiện nay?

Điểm trung bình: 4.4/5
Bài viết có ích: 676 lượt bình chọn

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng cách nào là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Sau quá trình thăm khám phát hiện cơ thể bị bàng quang tăng hoạt nhưng lại không rõ nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào khiến nhiều người cảm thấy hoang mang và lo lắng vô cùng. Bài viết chia sẻ dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này đặc biệt về cách khắc phục bàng quang tăng hoạt hiệu quả nhất. 

Như thế nào gọi là bàng quang tăng hoạt?

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng cách nào? Trước khi tìm hiểu về cách khắc phục chúng ta cũng cần phải hiểu rõ về bệnh lý này là gì. Bàng quang tăng hoạt là chứng bệnh co bóp không đúng thời điểm của bàng quang khiến cơ thể cảm thấy bị buồn tiểu một cách đột ngột và cần phải được tiểu ngay để không bị són tiểu. 

Khi bị mắc hội chứng bàng quang tăng hoạt, người bệnh sẽ gặp phải các trạng thái tiểu gấp kèm tiểu són ( có hoặc không), tiểu đêm, tiểu nhiều lần,…tuy nhiên không kèm nhiễm trùng tiểu hay các bệnh lý cụ thể nào khác. Theo như các chuyên gia cho biết đây là một bệnh lý không gây nguy hiểm tới tính mạng của người bệnh tuy nhiên lại gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho bệnh nhân, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý, chế độ sinh hoạt hàng ngày, chất lượng công việc, kết quả học tập,…

Tình trạng tăng hoạt bàng quang xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Điển hình về một số những nguyên nhân đó như:

  • Rối loạn thần kinh do bị đột quỵ mắc bệnh Parkinson, đái tháo đường, xơ hóa tủy,…
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu, 
  • Nội tiết tố thay đổi khi mãn kinh ở nữ giới
  • Có sỏi hay khối u bất thường trong bàng quang
  • Do phì đại tuyến tiền liệt hay táo bón gây cản trở dòng chảy của nước tiểu trong bàng quang
  • Do biến chứng phẫu thuật gây tiểu mất kiểm soát. 

Bàng quang tăng hoạt có thể gặp ở mọi đối tượng tuy nhiên thường gặp hơn ở những người lớn tuổi, người đã mang thai nhiều lần, những người nhận thức kém hay đã bị suy giảm nhận thức,…Nếu bệnh lý kéo dài thì đó có thể là nguyên nhân khiến tâm lý người bệnh trở nên lo lắng, bất an hay trầm cảm, giấc ngủ liên tục bị rối loạn, dễ bị viêm đường tiết niệu và có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tình dục. Vậy chúng ta cần khắc phục tình trạng bàng quang tăng hoạt bằng cách nào?

[Shortcode tư vấn 1]

 

Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng cách nào tốt nhất?

Điều trị bàng quang tăng hoạt hiện nay có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, điều này tùy thuộc vào từng mức độ bệnh gặp phải. Ngoài ra người bệnh cũng cần biết cách kết hợp với lối sống khoa học hơn để bệnh được khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất.

1. Điều trị bằng cách thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống là một trong những biện pháp điều trị tích cực để cải thiện tình trạng bàng quang tăng hoạt cho người bệnh. Trong đó bao gồm những vấn đề sau đây:

  • Hạn chế các loại thực phẩm gây tác động, kích thích tới bàng quang: bia, rượu, thuốc lá, đồ uống chứa ga, cà phê, thức ăn cay nóng, sô cô la,…được coi là những loại thực phẩm khiến bàng quang bị kích thích nên người bị bàng quang tăng hoạt cần tránh xa chúng để được cảm thấy dễ chịu hơn. Thay vào đó nên sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như rau xanh, trái cây tươi,…
  • Làm nhật ký về hoạt động của bàng quang: mỗi ngày nên ghi lại số lần đi tiểu, thực hiện trong 1 tuần để giúp người bệnh nắm rõ được tình trạng bệnh lý.
  • Tiểu sạch: sau khi tiểu xong nên chờ đợi để tiểu thêm một lần nữa xem nước tiểu đã được đào thải hết ra ngoài hay chưa. Đây là cách để làm rỗng bàng quang hiệu quả.
  • Rèn khả năng trì hoãn khi tiểu: đối với liệu pháp này người bệnh cần đợi 1 -2 phút trước khi đi tiểu để làm tăng khả năng lưu trữ nước của bàng quang
  • Tiểu đúng giờ: Vệ sinh vào các thời điểm cố định trong ngày, loại bỏ cảm giác buồn đi tiểu khẩn cấp, kiểm soát bàng quang tốt hơn. Người bệnh cần nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ đối với liệu pháp này.
  • Thực hiện một số bài tập để có một bàng quang khỏe mạnh và thư giãn: bị tăng hoạt bàng quang, người bệnh nên tập những bài tập thắt chặt cơ vùng chậu, tăng sức mạnh của cơ vùng chậu như bài tập Kegel.

2. Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng nội khoa và ngoại khoa

Việc thay đổi lối sống hàng ngày chỉ là liệu pháp hỗ trợ điều trị bàng quang tăng hoạt. Muốn có được điều trị bệnh khỏi, người bệnh cần thực hiện theo một trong số những cách sau đây:

  • Điều trị bằng thuốc: Dùng thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ để làm giãn cơ, ngăn bàng quang kích thích thiếu tự chủ. Một số loại thuốc có thể được chế biến ở dạng miếng dán, gel hay dạng uống. 
  • Tiêm botox vào bàng quang: để làm giãn cơ thành bàng quang, giảm tình trạng tiểu gấp, tiểu thiếu tự chủ thì giải pháp tiêm botox vào bàng quang cũng là một phương pháp phù hợp mang lại hiệu quả. Tuy nhiên phương pháp này sẽ có thể gây tái phát bệnh sau 6 tháng điều trị và cần phải được điều trị lặp lại.
  • Kích thích thần kinh: kích thích thần kinh hay còn gọi là điều hòa thần kinh được thực hiện bằng cách gửi xung điện đến dây thần kinh chung đường dẫn tới bàng quang từ đó bàng quang có khả năng hoạt động bình thường đồng thời cải thiện chứng tăng hoạt.
  • Phẫu thuật: bác sĩ có thể dựa trên những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh lý để đưa ra hình thức phẫu thuật phù hợp sau khi đã thực hiện những biện pháp trên mà chưa mang lại hiệu quả. Đây cũng được coi như giải pháp cuối cùng cho bệnh lý này. Các loại phẫu thuật như nâng (co ) bàng quang, phẫu thuật đặt địu quanh 1 phần của bàng quang, phẫu thuật đưa lưới vào niệu đạo, lắp cơ vòng kiểm soát dòng nước tiểu, chèn ống thông kiểm soát tràn nước tiểu,…

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

[Shortcode tư vấn 3]

 

Phòng ngừa bàng quang tăng hoạt bằng cách nào?

Điều trị bàng quang tăng hoạt không đơn giản nhưng cũng không quá phức tạp. Tuy nhiên mỗi người vẫn nên tự chủ động về cách phòng ngừa để không gặp phải căn bệnh này. Một số những điều mà chúng ta cần lưu ý khi phòng bệnh bàng quang tăng hoạt như sau:

  • Cân bằng lại lượng nước cung cấp cho cơ thể mỗi ngày, lựa chọn thời điểm uống cũng như lượng nước  uống phù hợp để có thể kiểm soát lượng nước tiểu tốt nhất, không uống quá nhiều nhưng cũng tuyệt đối không nên uống quá ít nước. 
  • Giảm bớt và né tránh những loại đồ uống gây đi tiểu nhiều như trà, bia, nước ngọt, cà phê,…
  • Không sử dụng quá nhiều những thực phẩm khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn như trái cây giàu axit, chất ngọt nhân tạo, thực phẩm chế biến mặn,...
  • Duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý, nên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày rèn luyện cơ thế khỏe mạnh.
  • Không hút thuốc lá hay sử dụng bất cứ loại chất kích thích nào

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

 

[Shortcode tư vấn 3]

 

Như vậy có thể thấy điều trị bàng quang tăng hoạt là một vấn đề rất cần thiết đối với mỗi người bệnh. Đây là một căn bệnh rất phổ biến vậy nên mỗi chúng đều không được coi thường và chủ quan với nó. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe của bản thân bằng cách tới các đơn vị y tế chuyên khoa để được thăm khám ngay khi gặp phải những dấu hiệu bất thường của cơ thể. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối