Chia sẻ về cách chẩn đoán và điều trị viêm bàng quang kẽ

Điểm trung bình: 4.7/5
Bài viết có ích: 260 lượt bình chọn

Điều trị viêm bàng quang kẽ là việc làm rất cần thiết, đặc biệt là khi tình trạng này gây ra nhiều hoang mang, bất tiện cho người bệnh. Viêm bàng quang kẽ là một bệnh tương đối phức tạp không do vi khuẩn gây ra, vì vậy bạn cần điều trị đúng theo chỉ định từ các bác sĩ. Trong bài viết sau đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách chữa viêm bàng quang kẽ hiệu quả nhé.

Làm sao để biết bản thân có bị viêm bàng quang kẽ hay không?

Trước khi đi vào tìm hiểu về điều trị viêm bàng quang kẽ, bạn cần biết cách phát hiện bệnh kịp thời, bởi việc này sẽ giúp cho quá trình khám chữa đạt hiệu quả khả quan hơn. 

Nhận biết qua triệu chứng

Tùy vào tình trạng bệnh lý và sức khỏe của mỗi người mà các triệu chứng viêm bàng quang kẽ có thể biểu hiện khác nhau, cụ thể:

  • Căng tức tại bàng quang và cơn đau trở nên nặng nề hơn khi bàng quang đầy nước tiểu.
  • Đau ở bụng dưới, lưng dưới, vùng chậu hoặc niệu đạo, có thể dao động từ đau âm ỉ đến đau nhức.
  • Đối với phụ nữ, đau ở âm hộ, âm đạo hoặc vùng phía sau âm đạo, đặc biệt là khi giao hợp.
  • Đối với nam giới, đau bìu, tinh hoàn, dương vật hoặc vùng phía sau bìu, khi đạt cực khoái hoặc sau khi quan hệ tình dục.
  • Tiểu thường xuyên hơn bình thường, từ 7-10 lần một ngày.
  • Cảm giác thôi thúc muốn đi tiểu, thậm chí ngay sau khi vừa mới đi vệ sinh.
  • Đi tiểu có cảm giác châm chích nhẹ hoặc bỏng rát nghiêm trọng. 

Phát hiện khi thăm khám

Đa phần các triệu chứng viêm bàng quang kẽ không xuất hiện từ đầu, nhưng sẽ trở nên trầm trọng nếu bàng quang liên tục bị tổn thương và không được điều trị. Muốn việc chữa bệnh hiệu quả tốt, bạn cần đi khám ngay khi gặp các dấu hiệu kể trên.

Một số phương pháp có thể được bác sĩ sử dụng để chẩn đoán bệnh viêm bàng quang kẽ bao gồm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Phân tích mẫu nước tiểu để tìm kiếm xem có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
  • Nội soi bàng quang: Sử dụng một chiếc ống nhỏ gắn camera luồn qua niệu đạo để kiểm tra niêm mạc bàng quang. 
  • Khám vùng sinh dục: Trong khi khám vùng chậu, bác sĩ cũng kiểm tra và đánh giá bộ phận sinh dục ngoài, ngoài ra bạn cũng được kiểm tra khu vực hậu môn - trực tràng.
  • Sinh thiết: Bác sĩ gây mê cho người bệnh trong lúc nội soi để lấy mẫu mô bàng quang để quan sát dưới kính hiển vi, xét nghiệm này được áp dụng để tầm soát nguy ung thư hoặc các nguyên nhân khác. 
  • Xét nghiệm tế bào: Bác sĩ thu thập mẫu nước tiểu để soi tế bào viêm nhiễm và loại bỏ nguy cơ ung thư. 

[Shortcode tư vấn 1]

 

Viêm bàng quang kẽ không được điều trị thì ảnh hưởng ra sao?

Nếu không phát hiện và điều trị viêm bàng quang kẽ kịp thời, các biến chứng không mong muốn có thể xuất hiện, gây phiền toái trong sinh hoạt và khiến sức khỏe suy giảm dần, cụ thể như sau:

  • Bất tiện trong cuộc sống

Triệu chứng đau, tiểu rắt đã trở thành những tác nhân gây xáo trộn sinh hoạt và làm mất tập trung trong công việc hàng ngày của người bị viêm bàng quang kẽ. 

  • Giảm dung tích bàng quang

Bệnh viêm bàng quang kẽ theo thời gian sẽ khiến cho thành của bàng quang dày và cứng hơn, từ đó giới hạn lượng nước tiểu mà cơ quan này có thể chứa đựng. 

  • Bất tiện trong chuyện “yêu”

Những cơn đau vùng mu chậu do viêm bàng quang kẽ sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi quan hệ tình dục. Chính điều này đã khiến cho nhiều người bệnh ngại “gần gũi”, thậm chí làm giảm nhu cầu tình dục.

  • Ảnh hưởng tới thần kinh

Khó kiểm soát cảm xúc, stress vì những cơn đau và mất ngủ là những tình trạng mà viêm bàng quang kẽ gây ra. Thậm chí, một số người bệnh có nguy cơ bị trầm cảm nếu sự căng thẳng thần kinh tiếp diễn trong thời gian dài.

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

Một số cách chữa viêm bàng quang kẽ dễ thực hiện tại nhà

Trong và sau quá trình điều trị viêm bàng quang kẽ, người bệnh có thể kiểm soát và cải thiện các triệu chứng bằng cách thay đổi lối sống. Một số biện pháp hỗ trợ chữa trị viêm bàng quang kẽ mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà có thể kể đến như:

Uống nhiều nước

Việc này giúp các cơ quan đường tiết niệu tăng tốc độ đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể, từ đó loại bỏ được các tác nhân gây ra nhiễm trùng đường tiểu. Người bị viêm bàng quang kẽ nên bổ sung cho cơ thể tối thiểu 2 lít nước lọc mỗi ngày.

Rèn phản xạ bàng quang

Nếu bị viêm bàng quang kẽ, bạn có thể tập luyện phản xạ bàng quang bằng cách bắt đầu đi tiểu vào các khung giờ cố định cho dù bạn có buồn tiểu hay không.

Bạn cũng có thể kéo dài thời gian giữa những lần đi tiểu với việc thực hiện liệu pháp thư giãn, hít thở chậm và sâu hoặc đánh lạc hướng thần kinh bài tiết bằng hoạt động khác, điều này sẽ giúp bàng quang khỏe mạnh hơn.

Biện pháp cải thiện khác

  • Cắt giảm các nhóm thực phẩm làm kích thích bàng quang và gây đau đớn khó chịu cho người bệnh như đồ uống chứa cafein, rau củ quả chứa hàm lượng cao vitamin C, natri saccharin,...
  • Người bệnh nên mặc quần áo, đồ lót rộng rãi, thoáng mát để không tạo áp lực lên bàng quang.
  • Không nên hút thuốc lá vì thói quen này sẽ làm các cơn đau do viêm tại bàng quang thêm phần trầm trọng.
  • Tình trạng căng thẳng thần kinh sẽ khiến các cơn đau càng khó chịu hơn, do đó, giảm cường độ làm việc, tăng cường nghỉ ngơi cũng là một cách giúp bạn thoải mái hơn.

Các phương pháp điều trị viêm bàng quang kẽ theo y khoa

Điều trị viêm bàng quang kẽ được thực hiện ra sao, dưới đây là một số phác đồ nội khoa và kỹ thuật ngoại khoa được giới y khoa áp dụng rộng rãi hiện nay:

Điều trị bằng thuốc

Một vài loại thuốc và phác đồ điều trị nội khoa cho người bị viêm bàng quang kẽ có thể được chỉ định bao gồm:

  • Pentosan polysulfate natri liều 100mg uống 3 lần/ ngày sẽ hỗ trợ phục hồi lớp lót bề mặt bảo vệ bàng quang, bạn có thể thấy được sự cải thiện sau khoảng 2-4 tháng. 
  • Bơm vào bàng quang 15ml dung dịch gồm 100mg pentosan hoặc 40.000 đơn vị heparin cùng 80mg lidocain và 3ml natri bicarbonat có thể mang tới hiệu quả cho những đối tượng không đáp ứng với thuốc uống. 
  • Thuốc chống trầm cảm và thuốc giảm đau không steroid với liều tiêu chuẩn để làm giãn cơ bàng quang, giảm căng tức. Ngoài ra, thuốc kháng histamin có thể phát huy tác dụng ngăn chặn các tác nhân gây kích ứng bàng quang.
  • Dimethyl sulfoxide được truyền vào bàng quang và giữ tại chỗ trong 15 phút; dùng liều 50ml mỗi 1-2 tuần trong vòng 6-8 tuần, lặp lại nếu cần để khắc phục triệu chứng. 

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ đề xuất người bệnh điều trị bằng các hình thức phẫu thuật, thủ thuật ngoại khoa. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc đáng kể vào mức độ viêm ở bàng quang và thể trạng người bệnh. Có người phẫu thuật xong vẫn có dấu hiệu tái phát, nhưng cũng có những trường hợp đã cải thiện tích cực sau khi điều trị. 

Người bị viêm bàng quang kẽ bị đau cường độ lớn và cơ thể không đáp ứng với các hình thức chữa trị khác có thể được chỉ định các phương pháp như: 

  • Tạo hình bàng quang
  • Cắt bàng quang bán phần
  • Chuyển dòng nước tiểu
  • Bơm nước muối sinh lý để giãn cơ bàng quang
  • Mở rộng thể tích bàng quang

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Trên đây là những thông tin về chẩn đoán và điều trị viêm bàng quang kẽ được các chuyên gia đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng chia sẻ. Nếu bạn đọc còn có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề này, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối