Tư vấn về việc điều trị viêm bàng quang mãn tính
Bài viết có ích: 75 lượt bình chọn
Điều trị viêm bàng quang mãn tính là vấn đề nhận được sự quan tâm của không ít người bệnh. Bởi, nếu không khám chữa kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ tái phát nhiều lần và dẫn đến các biến chứng khó lường. Trong bài viết dưới đây, các bác sĩ đến từ Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ cung cấp các thông tin về viêm bàng quang mãn tính và cách điều trị hiệu quả.
Vì sao cần thiết phải điều trị viêm bàng quang mãn tính?
Điều trị viêm bàng quang mãn tính tại sao cần được thực hiện càng sớm càng tốt? Bạn cần hiểu rằng, viêm bàng quang mãn tính là giai đoạn đến sau xảy ra khi bệnh lý này không được phát hiện và chữa trị sớm hoặc điều trị không đúng cách ở thời kỳ cấp tính.
Nguyên nhân gây ra viêm bàng quang có rất nhiều, nhưng phổ biến hơn cả là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Niệu đạo là bộ phận bị tác nhân gây bệnh xâm nhập đầu tiên, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời, vi khuẩn có thể lây lan đến bàng quang, niệu quản hoặc thận, tình trạng này vô cùng nguy hiểm.
Nếu bạn có tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thì nguy cơ chuyển biến thành viêm bàng quang mãn tính là không hề hiếm. Tuy nhiên, các triệu chứng này có thể tự biến mất sau một thời gian và dễ dàng tái phát nếu không được điều trị.
Nghiêm trọng hơn, viêm bàng quang mãn tính còn có thể lây lan ngược dòng, gây ra viêm bể thận, suy thoái chức năng thận và cả cơ quan sinh dục. Thậm chí, hại khuẩn có khả năng xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng huyết, với tỷ lệ dẫn đến tử vong là rất cao.
Làm sao để biết viêm bàng quang mãn tính cần được điều trị?
Bao giờ thì cần điều trị viêm bàng quang mãn tính, các chuyên gia cho biết, ngay khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện, đó là thời điểm bạn cần nhanh chóng tìm tới các cơ sở y tế để được thăm khám và có hướng xử lý sớm.
Về cơ bản, các biểu hiện của bệnh viêm bàng quang mãn tính so với giai đoạn cấp tính không quá khác nhau. Tuỳ vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng trong bàng quang mà người bệnh có thể nhận ra một số dấu hiệu bất thường dưới đây:
- Thường xuyên mót tiểu, tần suất đi vệ sinh trong ngày nhiều hơn bình thường do niêm mạc bàng quang nhiễm trùng bị kích thích;
- Có cảm giác đau buốt khi tiểu tiện xuất hiện dọc từ niệu đạo đến lỗ tiểu theo đường di chuyển của nước tiểu;
- Tiểu lắt nhắt, mỗi lần đi vệ sinh chỉ thải ra một lượng nước tiểu rất ít, mới đi tiểu chưa được bao lâu đã buồn tiểu;
- Trong nước tiểu thấy có lẫn máu, biểu hiện này thường xảy ra ở những người bệnh có sỏi tiết niệu hoặc lao bàng quang;
- Nước tiểu đục vì có lẫn mủ và thường có mùi hôi;
- Căng tức, đau và khó chịu ở vùng bụng dưới rốn hoặc thắt lưng;
- Mệt mỏi;
- Có thể sốt cao.
Đâu là các phương pháp hiệu quả trong điều trị viêm bàng quang mãn tính?
Được biết, hiện nay điều trị viêm bàng quang mãn tính được tiến hành theo hướng kết hợp các phương pháp với nhau nhằm giảm thiểu biến chứng và ngăn bệnh tái phát. Sau đây, các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng sẽ giới thiệu cho bạn đọc về những phương pháp phổ biến để chữa viêm bàng quang mãn tính:
1. Phác đồ thuốc nội khoa
Người mắc bệnh viêm bàng quang mãn tính có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kê đơn để khắc phục các triệu chứng tạm thời như:
- Pentosan polysulfate natri là sản phẩm có tác dụng hỗ trợ sửa chữa những tổn thương niêm mạc các tổn thương do viêm nhiễm mãn tính, làm giảm áp lực trong bàng quang. Khuyến cáo không nên chỉ định sử dụng loại thuốc cho các trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc đang có dự định sinh con.
- Một số loại thuốc kháng viêm không chứa thành phần steroid như aspirin, naproxen, ibuprofen và các sản phẩm khác.
- Thuốc chống trầm cảm (ví dụ: amitriptyline) có thể hỗ trợ giúp thư giãn bàng quang để giảm bớt các cơn đau tức.
- Các thuốc kháng histamin như Claritin có hiệu quả tiết chế tần suất đào thải nước tiểu.
Sử dụng thuốc đặc trị viêm bàng quang mãn tính là phương pháp nội khoa được ứng dụng rộng rãi, có khả năng cải thiện các triệu chứng ban đầu và làm gián đoạn các tín hiệu từ các dây thần kinh bên trong bàng quang và gây đau đớn. Quá trình điều trị bằng thuốc thường mất khoảng 2-4 tuần để khắc phục tình trạng bệnh.
Bên cạnh đó, việc dùng các loại thuốc chữa bệnh viêm nhiễm bàng quang mãn tính còn có thể được thay thế bằng dung dịch dimethyl sulfoxide. Dung dịch này được bơm vào bàng quang và giữ trong đó khoảng 15 phút để ngăn ngừa các cơn co thắt khẩn cấp, giảm viêm, chu kỳ điều trị kéo dài khoảng 6-8 tuần.
2. Phương pháp ngoại khoa
Đối với các trường hợp điều trị nội khoa thất bại, viêm bàng quang mãn tính có biến chứng tắc cổ bàng quang hoặc có sỏi, các kỹ thuật ngoại khoa sẽ được cân nhắc áp dụng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ thảo luận về vấn đề này trước khi đề xuất một phương pháp thực sự thích hợp.
Kỹ thuật xung điện kích thích xuyên da, tác động vào các dây thần kinh bàng quang. Phương pháp này giúp khắc phục các triệu chứng bằng cách tăng lưu thông máu đến bàng quang, cơ xương chậu và giải phóng các chất làm giảm nhẹ cơn đau đớn.
Phẫu thuật xâm lấn cho người bị viêm bàng quang mãn tính là phương án sau cùng được áp dụng để mở rộng kích thước bàng quang, đồng thời loại bỏ hoặc khắc phục những mô tổn thương bên trong.
3. Phương pháp hỗ trợ
Bên cạnh những phác đồ nội khoa và kỹ thuật ngoại khoa, dưới đây là một vài đề xuất của bác sĩ chuyên khoa để hỗ trợ quá trình chữa nhiễm trùng bàng quang mãn tính:
- Cân bằng dinh dưỡng
Tình trạng viêm bàng quang mãn tính có nguy cơ trở nên trầm trọng hơn khi người bệnh tiêu thụ những đồ ăn, thức uống không phù hợp. Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như đồ ăn có gia vị cay, nóng, socola, các thực phẩm có tính axit cao như cam, quýt, cà chua…
- Tránh xa chất kích thích
Người bị viêm bàng quang mãn tính cần hết sức chú ý tuân thủ chế độ kiêng cữ, loại bỏ các thói quen độc hại như sử dụng bia, rượu, thuốc lá, thực uống có chứa caffeine và các chất kích thích khác.
- Tập luyện điều độ
Việc duy trì thói quen tập thể dục thể thao có thể giúp người bệnh tăng cường cơ xương chậu và bàng quang, từ đó kiểm soát các biểu hiện của bệnh như các bài tập đơn giản: đi bộ, yoga, đạp xe, aerobic,.... Ngoài ra, người bị viêm bàng quang mãn tính hãy thay đổi thói quen nhịn tiểu để hạn chế khiến cho bệnh bùng phát.
- Vệ sinh đúng cách
Việc tắm với nước ấm có thể giúp người bệnh viêm bàng quang tăng cường tuần hoàn máu, làm dịu đáng kể cơn đau đớn và các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, từ đó cải thiện chất lượng giấc ngủ và sinh hoạt thường ngày.
Đối với việc vệ sinh hàng ngày, người bệnh nên tránh sử dụng xà phòng hay các loại dung dịch có chất hoá học mạnh để rửa vùng kín. Thay vào đó, hãy dùng nước ấm rửa từ trước ra sau mỗi khi đi vệ sinh xong. Chị em phụ nữ không nên thụt rửa sâu bên trong âm đạo khiến cho vi khuẩn có cơ hội xâm nhập sâu hơn và gây nhiễm trùng nghiêm trọng hơn trong bàng quang.
Trên đây là những điều cần biết về điều trị viêm bàng quang mãn tính mà các chuyên gia tổng hợp để chia sẻ tới bạn đọc. Mọi thắc mắc còn lại về vấn đề này cần được hỗ trợ giải đáp, bạn xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999.
- Nước tiểu của người mang thai và những thông tin quan trọng bạn cần nắm
- Viêm bàng quang có thai được không? Nên làm gì khi bị mắc bệnh
- Viêm bàng quang điều trị bao lâu? Gợi ý địa chỉ chữa bệnh uy tín nhất hiện nay
- [Giải đáp] Viêm bàng quang có uống nước dừa được không?
- 9+ Cách điều trị viêm bàng quang tại nhà không nên bỏ lỡ
- 5 Cách bấm huyệt chữa viêm bàng quang hiệu quả được áp dụng hiện nay