Đốt sùi mào gà có để lại sẹo không? Cách vệ sinh sau đốt
Bài viết có ích: 94 lượt bình chọn
Đốt sùi mào gà là phương pháp được nhiều bệnh nhân lựa chọn. Tuy nhiên, còn khá nhiều người băn khoăn không biết đốt sùi mào gà có để lại sẹo không. Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe nếu chậm trễ điều trị. Để giúp người bệnh có câu trả lời chính xác nhất về vấn đề này, theo dõi nội dung dưới đây ngay.
Vì sao cần điều trị sùi mào gà càng sớm càng tốt?
Trước khi tìm hiểu đốt sùi mào gà có để lại sẹo không, người bệnh nên hiểu vì sao phải điều trị sùi mào gà càng sớm càng tốt. Sùi mào gà là bệnh xã hội nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản người bệnh. Một số tác hại:
- Tăng nguy cơ ung thư
Thực tế, trong số các chủng HPV gây bệnh sùi mào gà, có những chủng có khả năng phát sinh các tế bào ung thư. Ung thư vòm họng, ung thư dương vật ở nam giới, ung thư cổ tử cung ở nữ giới và ung thư hậu môn,...
- Suy giảm chức năng sinh dục
Các nốt sùi gây khó chịu, vướng víu, gây đau, ngứa,... tại bộ phận sinh dục khiến người bệnh cảm thấy không tự tin khi “gần gũi” bạn tình. Lâu dần sẽ lãnh cảm, sợ “chuyện chăn gối”, ảnh hưởng đời sống tình dục.
Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?
- Viêm nhiễm bộ phận sinh dục
Sùi mào gà khi phát triển kích thước sẽ liên tục tiết dịch khiến bộ phận sinh dục ẩm ướt. Tạo điều kiện cho vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển gây viêm nhiễm: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung ở nữ, viêm bao quy đầu, viêm tinh hoàn ở nam giới,...
- Ảnh hưởng tâm lý bệnh nhân
Người mắc bệnh sùi mào gà thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần bệnh nhân. Điều này tăng nguy cơ bệnh sùi mào gà phát triển mạnh hơn.
- Gây vô sinh ở nam và nữ giới
Sùi mào gà có thể gây bệnh ung thư và viêm nhiễm phụ khoa. Những bệnh này có thể ảnh hưởng trực tiếp khả năng sinh sản của người bệnh, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
>>Xem thêm: Sùi mào gà đốt có hết không? Cách chữa khỏi hoàn toàn
Khi đốt sùi mào gà có để lại sẹo xấu không?
Sùi mào gà là bệnh xã hội phổ biến nhất tính đến thời điểm hiện tại. Tỷ lệ người mắc bệnh chiếm tới 79% trên tổng số ca bị lây nhiễm bệnh xã hội. Hiện nay, ngoài phương pháp điều trị áp lạnh, dùng thuốc bôi,... vẫn có không ít người lựa chọn điều trị sùi mào gà bằng đốt điện, đốt tia laser,...
Bên cạnh lo lắng đốt sùi mào gà có đau không, có khỏi không, người bệnh cũng rất quan tâm đến việc đốt sùi mào gà có để lại sẹo không?
Theo bác sĩ Lê Văn Minh – chuyên khoa I nam học – ngoại tiết niệu Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng chia sẻ: “Việc dùng nhiệt tác động trực tiếp lên bề mặt da có các nốt sùi mào gà to, mọc đơn lẻ chắc chắn không tránh khỏi tổn thương. Nhưng tổn thương đó để lại sẹo hay không để lại sẹo còn phụ thuộc vào địa chỉ y tế bạn lựa chọn điều trị.”
Kết luận: Nói như vậy có nghĩa, nếu bạn đốt sùi mào gà tại những địa chỉ kém chất lượng, có đội ngũ bác sĩ ít kinh nghiệm, không có trình độ,... khả năng để lại sẹo trên vùng niêm mạc da bị đốt là rất cao. Ngược lại, bạn lựa chọn địa chỉ y tế uy tín, an toàn, có đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, kỹ thuật y tế hiện đại,... thì kết quả điều trị khả quan hơn, không để lại sẹo xấu.
Đốt sùi mào gà có để lại sẹo không?
Ưu điểm của phương pháp đốt sùi mào gà:
- Từ xa xưa, đốt sùi mào gà là giải pháp phù hợp nhất với bệnh nhân có u nhú sùi mào gà mọc đơn lẻ, sau 1 – 2 lần đốt, các nốt sùi trên da có thể teo và biến mất.
- Đốt sùi mào giúp bệnh nhân tiết kiệm chi phí hơn so với phương pháp áp lạnh khí nito
Nhược điểm của phương pháp này:
- Dưới tác động của nhiệt, lớp da quanh vùng tổn thương có thể bị bỏng
- Người bệnh cảm thấy đau đớn vô cùng
- Bên cạnh đó, sau thủ thuật, khả năng vùng da bị viêm nhiễm là rất cao
- Phương pháp đốt chỉ có thể giải quyết các nốt sùi trước mắt chứ không thể tác động sâu vào tế bào virus ẩn náu bên trong
- Sau một thời gian, bệnh sùi mào gà hoàn hoàn có thể tái phát trở lại
Lời khuyên để hạn chế sẹo khi đốt sùi mào gà
Qua nội dung ở trên, người bệnh đã trả lời được câu hỏi đốt sùi mào gà có để lại sẹo không? Vậy, để hạn chế sẹo khi đốt sùi mào gà, nên làm gì tốt nhất?
- Nên thực hiện thăm khám và điều trị khi phát hiện các triệu chứng bất thường. Điều này hạn chế tối đa nguy cơ phải thực hiện kỹ thuật ngoại khoa có nguy cơ để lại sẹo xấu sau điều trị.
- Thời thời kỳ ngành y đang có nhiều bước tiến đột phá như hiện nay, người bệnh có thể thay thế cách chữa sùi mào gà truyền thống bằng việc lựa chọn liệu pháp quang động IRA.
Ưu điểm của liệu pháp này: Hạn chế đau đớn, hạn chế tối đa sẹo xấu sau điều trị, giải quyết được hết những vướng mắc của phương pháp cũ. Ngoài ra, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát bệnh, không chảy máu nhiều, không xuất hiện tác dụng phụ,...
>>Xem thêm: Sùi mào gà có dễ lây không? Lây qua đường ăn uống không?
Hướng dẫn vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà
Khi vấn đề đốt sùi mào gà có để lại sẹo không đã có lời giải đáp rõ ràng. Chúng tôi sẽ hướng dẫn bệnh nhân cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà an toàn, đơn giản ngay tại nhà.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng đốt sùi hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh theo chỉ định của bác sĩ hoặc bằng nước muối ấm loãng.
- Sau khi vệ sinh xong, bạn cần dùng khăn khô chấm sạch vùng tổn thương, tránh để vùng tổn thương bị ẩm ướt vì như vậy có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm nhiễm, lở loét diện rộng hoặc khiến bệnh tái phát lại sẽ rất khó để điều trị.
- Nếu bạn đốt sùi mào gà ở cơ quan sinh dục thì cần chú ý vấn đề đi vệ sinh sau khi đốt sùi xong. Để tránh việc đi vệ sinh khiến phân và nước tiểu dính vào vùng tổn thương thì trước khi đi vệ sinh bạn có thể dùng gạc sạch băng kín vùng tổn thương lại.
- Sau đó, khi đi vệ sinh xong bạn phải lau rửa sạch sẽ, tránh để phân hoặc nước tiểu dính vào vết thương gây viêm nhiễm. Còn đối với đốt sùi mào gà ở miệng, ở mắt, môi lưỡi,... bạn cần hết sức chú ý vấn đề ăn uống để tránh làm tổn thương vùng đốt sùi.
- Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, thấm hút tốt để đảm bảo vùng đốt sùi ở cơ quan sinh dục luôn khô thoáng, không bết dính.
- Thường xuyên vệ sinh chăn, màn, quần áo, đảm bảo những vật dụng cá nhân này phải khô thoáng và sạch sẽ.
- Sau khi đốt sùi mào gà, bạn tuyệt đối không được bơi lội, tắm sông hay tắm hồ khi những vết thương chưa lành hẳn. Việc tắm sông, tắm hồ hoặc đi bơi ở những bể bơi công cộng là nguyên nhân lớn nhất khiến các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bệnh trở lại.
- Không nên dùng giấy vệ sinh hoặc khăn ướt để lau vùng đốt sùi, điều này có thể khiến vùng sùi bị kích ứng và dẫn đến viêm nhiễm nặng hơn.
Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát sau đốt sùi mào gà
Ngoài cách vệ sinh sau khi đốt sùi mào gà như vừa nêu trên, bệnh nhân cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Chế độ dinh dưỡng
Đảm bảo ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ dưỡng chất khiến vùng đốt sùi mau phục hồi.
Tăng cường nhiều chất xơ trong các bữa ăn, bổ sung nhiều chất sắt có trong các loại thịt đỏ vì sau đốt sùi thường bị mất một lượng máu đáng kể, tăng cường nhiều vitamin A, C,... ăn nhiều trái cây, uống sữa,... Hạn chế những đồ ăn cay nóng, những đồ tanh như hải sản.
- Kiêng quan hệ tình dục
Cho đến khi vùng đốt sùi hoàn toàn phục hồi trở lại: Việc quan hệ tình dục ngay không những khiến vùng tổn thương bị ảnh hưởng mà còn làm nguy cơ tái phát bệnh sùi mào gà của bạn tăng lên rất nhiều lần.
- Nghỉ ngơi và làm việc hợp lý
Sau đốt sùi mào gà, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi, dưỡng bệnh. Trong thời gian này, bạn nên làm việc nhẹ nhàng, tránh những căng thẳng và mệt mỏi trong công việc, ưu tiên thời gian nghỉ ngơi để bệnh nhanh chóng phục hồi.
- Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Sau điều trị sùi mào gà, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh cho bạn về dùng thêm. Bạn cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và thời gian uống thuốc, không được tùy tiện dừng thuốc hoặc đổi sang thuốc khác.
Qua nội dung trong bài, người bệnh đã biết đốt sùi mào gà có để lại sẹo không. Cách chăm sóc vết thương sau đốt sùi mào gà là gì? Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ đến hotline 0243.9656.999 hoặc để lại số điện thoại tại [Tư Vấn Trực Tuyến] để được chuyên gia Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội) giải đáp.
- Sùi mào gà ở lưỡi là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
- Sùi mào gà giai đoạn cuối có nguy hiểm không & cách chữa trị hiệu quả
- Bị sùi mào gà có ngứa không? Bệnh có chữa được không?
- Bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu: Nguyên nhân và cách điều trị
- Tìm hiểu bệnh sùi mào gà ở nam giới giai đoạn đầu
- Bệnh viện nào chữa bệnh sùi mào gà tốt nhất tại khu vực Hà Nội?