Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không? [Chuyên gia giải đáp]

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 309 lượt bình chọn

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không là thắc mắc được đông đảo nam giới quan tâm. Đây là bệnh lý nam khoa không hiếm gặp, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản và sinh lý ở nam giới. Vậy giãn tĩnh mạch thừng tinh nguy hiểm như thế nào, khi nào nên đi khám và điều trị ra sao cùng tìm hiểu dưới đây. 

Định nghĩa về bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự sa giãn bất thường hệ thống tĩnh mạch tinh hoàn bìu ở nam giới. Ước tính có khoảng 15% nam giới thanh niên mắc bệnh, trong đó là nguyên nhân chiếm đến 40% tỷ lệ hiếm muộn vô sinh ở nam giới hiện nay.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh chia làm 5 cấp độ, mức độ nguy hiểm gia tăng dần theo cấp độ bệnh. Do đó, nếu đã xuất hiện triệu chứng sa giãn hoặc vô tình phát hiện khi thăm khám tinh hoàn, hãy nhanh chóng thăm khám để sớm điều trị hiệu quả, tránh các biến chứng không mong muốn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không? 

Như đã chia sẻ, giãn tĩnh mạch thừng tinh phân chia thành nhiều cấp độ. Người mắc mắc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của tinh hoàn bên bị giãn, lưu thông máu kém kéo dài có thể gây teo tinh hoàn bên bị sa giãn, ngoài ra còn gây ra hàng loạt các biến chứng khác. Vậy giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không? 

  • Gây teo tinh hoàn

Teo tinh hoàn là biến chứng thường gặp và điển hình do giãn tĩnh mạch thừng tinh lâu ngày gây nên. Bình thường, mỗi bên tinh hoàn bao gồm 1 hệ thống tĩnh mạch bao xung quanh, tuy nhiên khi một hoặc hai bên hệ thống tĩnh mạch bị giãn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kích thước tinh hoàn, khiến bên đó có kích thước nhỏ hơn, được gọi là teo tinh hoàn.

  • Gây rối loạn cương dương

Bị giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ảnh hưởng đến sự chuyển hoá tinh hoàn bên chịu ảnh hưởng. Bệnh lý này kéo dài lâu ngày sẽ làm suy giảm nồng độ testosterone, khi đó chức năng cương cứng của dương vật sẽ bị ảnh hưởng. 

  • Gây vô sinh 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh chiếm đến 40% tỷ lệ vô sinh ở nam giới, tuy nhiên không phải ai bị giãn tĩnh mạch tinh cũng gặp vấn đề vô sinh, mà mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào cấp độ bệnh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh làm tăng nhiệt độ trong bìu từ 2-3 độ C, trong khi nhiệt độ lý tưởng và luôn giữ ổn định trong vùng bìu là 33-34 độ C. Khi nhiệt độ vùng bìu gia tăng sẽ làm tăng áp lực lên tinh hoàn, cản trở lưu thông máu gây ứ đọng máu, làm giảm chất lượng cũng như số lượng tinh trùng, dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

 

[Shortcode tư vấn 1]

 

Bị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh khi nào thì cần phải đi khám? 

Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không, khi nào cần đi khám? Các bác sĩ cho biết, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm cần thăm khám bệnh càng sớm càng tốt. 

Mặc dù bệnh có biểu hiện không rõ ràng, tuy nhiên những bất thường tại tinh hoàn vẫn xuất hiện và nam giới chú ý hoàn toàn có thể quan sát phát hiện. Khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường như thể tích tinh hoàn nhỏ, bên to bên nhỏ bất thường, cảm giác căng tức nặng ở bìu tinh hoàn, cảm giác đau và sờ thấy khối sưng ở trên bìu, ở gốc dươhng vật có những búi như sợi mì…thì nên đi khám ngay. 

Có nên mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh không? 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không và có nên mổ không. Ở một số trường hợp bị giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị nội khoa kết hợp hỗ trợ tại nhà. Với các trường hợp giãn nặng, phẫu thuật sẽ được chỉ định để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ được chỉ định phẫu thuật trong các trường hợp sau đây: 

  • Người chồng có chỉ số tinh dịch bất thường, trong khi người vợ có sức khỏe sinh sản bình thường. 
  • Người bệnh thấy đau hoặc khó chịu, sự bất thường về kích thước tinh hoàn hoặc các trường hợp sa giãn gây rối loạn cương dương hay xuất tinh sớm…
  • Triệu chứng giãn tĩnh mạch tinh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống như tổn thương tinh hoàn, đau đớn kéo dài, biến dạng bìu…
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây teo tinh hoàn rõ rệt.

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không và nên lựa chọn cách điều trị như thế nào. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, để điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh, người bệnh sẽ cần kết hợp điều trị nội khoa, chăm sóc sức khỏe hoặc can thiệp phẫu thuật điều trị. 

1. Cách điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh 

  • Điều trị nội khoa

Các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 0-1, chưa có triệu chứng rõ ràng và chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản và sinh lý. Trong đó, Daflon là loại thuốc chữa phổ biến ở Việt Nam được sử dụng điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh độ nhẹ.

  • Điều trị ngoại khoa 

Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh được can thiệp nhằm xử lý trường hợp giãn tĩnh mạch trung bình và nặng, nhằm bảo toàn cấu trúc và chức năng ống dẫn tinh cũng như hệ thống tĩnh mạch vùng sinh dục. Từ đó bảo toàn được chức năng sinh sản ở nam giới đang mắc bệnh. 

Phẫu thuật mở hoặc nội soi ổ bụng là phương pháp kinh điển. Phẫu thuật được chỉ định với các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh có triệu chứng đau nhức tinh hoàn kéo dài, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh hoạt và phẫu thuật có thể gây ra một số biến chứng như tràn dịch màng tinh hoàn, nhiễm trùng, giãn tĩnh mạch tái phát…

Hiện nay, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh đã được điều trị với phương pháp mới, trong đó có kỹ thuật can thiệp nội mạch qua da. Một ống được gắn camera có kết nối màn hình theo dõi tiếp cận với hệ thống tĩnh mạch thừng tinh, sau đó đưa vào từ cổ hoặc bẹn của bệnh nhân. Bác sĩ tiến hành làm tắc nghẽn hệ tĩnh mạch thừng tinh nhằm ngăn ngừa trào ngược máu về tĩnh mạch thừng tinh, giải quyết tốt tình trạng bệnh. 

Phương pháp này đang dần được áp dụng phổ biến,, thay thế phẫu thuật vì ưu điểm ít xâm lấn, hiệu quả mang lại cao hơn. Sau 2 ngày thuyên tắc tĩnh mạch thừng tinh, bệnh nhân đã có thể trở về sinh hoạt và cuộc sống bình thường, sau khoảng 7-10 ngày có thể luyện tập thể dục nhẹ nhàng trở lại. 

Bên cạnh phương pháp thuyên tắc tĩnh mạch tinh, để tăng hiệu quả điều trị bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen, paracetamol…và khuyến cáo sử dụng quần lót để nâng đỡ bìu.

2. Chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định bác sĩ, việc thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học và điều độ cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Nam giới cần được bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ cùng vitamin giúp tăng cường sức khoẻ; hạn chế đồ uống chứa cồn hay chất kích thích, các món ăn cay nóng…vì có thể khiến hệ thống tĩnh mạch thừng tinh sa giãn ngày càng nghiêm trọng.

Bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh cần có thời gian nghỉ ngơi, làm việc cân bằng khoa học để giúp sức khoẻ sớm hồi phục. Bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân nên kiêng quan hệ tình dục, kiêng vận động nặng trong suốt quá trình điều trị nhằm rút ngắn thời gian hồi phục. 

Theo dõi và thăm khám sức khoẻ định kỳ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Nếu nhận thấy biểu hiện bất thường cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được hỗ trợ khắc phục sớm nhất. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Hy vọng bài viết giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không đã giúp nam giới hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của bệnh lý này, từ đó có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả. Để được tư vấn vui lòng gọi điện đường dây nóng hoặc đến trực tiếp cơ sở y tế để được hỗ trợ.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối