Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái: Dấu hiệu và cách điều trị

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 863 lượt bình chọn

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái khá thường gặp khi có khoảng 10-15% người mắc phải bệnh lý này, chiếm đến ⅓ tổng số nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới. Do đó, việc nhận biết được các triệu chứng của bệnh để có hướng thăm khám và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Vậy giãn tĩnh mạch thừng tinh trái là gì, nhận biết như thế nào và điều trị ra sao cùng bác sĩ giải đáp dưới đây.

Tổng quan về bệnh giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái 

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái còn được gọi là bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh trái, là hiện tượng đám rối tĩnh mạch thừng tinh và sinh tinh trong tinh hoàn trái bị giãn rộng bất thường. Khi đó, lưu lượng máu cung cấp cho tinh hoàn bị cản trở, gây tình trạng ứ đọng máu tĩnh mạch tinh hoàn và gây suy giảm chức năng sản xuất tinh trùng của tinh hoàn. 

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn bên trái trong nhiều trường hợp còn khiến tinh hoàn trái bị teo lại hoặc phát triển bất thường. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể nhận biết dễ dàng nên có thể đi thăm khám kịp thời, giảm tối đa tỷ lệ tái phát. 

Nhận biết triệu chứng giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái 

Trong nhiều trường hợp, nam giới mắc giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái nhưng không có triệu chứng nổi bật. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp đều có thể xuất hiện một số triệu chứng dưới đây. 

  • Đau tinh hoàn âm ỉ: Cơn đau xuất hiện thường xuyên ở bìu trái, cảm giác đau rõ rệt hơn khi vận động, đứng lâu hay khi khiêng vác vật nặng. Cơn đau sẽ giảm xuống khi nằm, triệu chứng này điển hình và thường gặp nhất ở nam giới mắc bệnh. 
  • Teo/ co rút tinh hoàn: Do tình trạng ứ máu tại tĩnh mạch tinh hoàn trái nên nhiệt độ tại tinh hoàn trái sẽ tăng lên. Nam giới có thể nhận thấy được tinh hoàn bên trái bị teo đi hoặc bị co rút so với tinh hoàn bên phải. 
  • Suy giảm khả năng sinh sản: Nhiều nam giới lâu không có con khi thăm khám vô tình phát hiện mình giãn tĩnh mạch thừng tinh. Do bệnh lý này có thể gây chết tế bào tinh hoàn, giảm khả năng sinh tinh của các ống sinh tinh nên chất lượng và số lượng tinh trùng không đảm bảo, vô sinh hiếm muộn là hệ lụy tất yếu. 

Bên cạnh đó, nếu gặp phải những triệu chứng dưới đây, nam giới nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám kịp thời:

  • Tinh hoàn và bìu thay đổi bất thường về kích thước, hình dạng…Sờ thấy hoặc nhìn thấy một bên bìu lớn hơn bên còn lại.
  • Bìu sưng to và đau âm ỉ
  • Sờ thấy búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo trông như “búi giun” ở bìu tinh hoàn. 
  • Gặp vấn đề về sinh sản như lâu không có con, vô sinh…

[Shortcode tư vấn 1]

 

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh trái do đâu?

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn bên trái xảy ra thường do lượng máu chảy ngược về tình mạch tinh hoàn (thay vì chảy về tim). Cơ chế bệnh sinh của bệnh do sự suy yếu trong hệ thống van tĩnh mạch gây hiện tượng trào ngược máu từ tĩnh mạch chủ vào tĩnh mạch tinh, hình thành các đám rối tĩnh mạch ở bìu và bẹn. Các đám rối tĩnh mạch sa giãn, gây ứ đọng máu làm tăng nhiệt độ trong tinh hoàn, hủy hoại tinh trùng. 

Nguyên nhân gây bệnh trực tiếp vẫn đang được nghiên cứu, do vậy mà bệnh lý này được xếp vào nhóm bệnh lý tự phát. Một số giả thuyết được đưa ra bao gồm suy van tĩnh mạch, vấn đề bất thường tại vị trí đổ của tĩnh mạch tinh đến tĩnh mạch thận trái hay tĩnh mạch chủ bụng…Hoặc cũng có thể xuất phát từ nguyên nhân làm gia tăng áp lực ổ bụng như khối u sau phúc mạc, khối u vùng tiểu khung…

Giãn tĩnh mạch thừng tinh bên trái có nguy hiểm không?

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái nguy hiểm như thế nào? Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có đến 40% nam giới mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh bị hiếm muộn vô sinh. Điều này cũng nói lên rằng, giãn tĩnh mạch tinh ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của nam giới. 

Giãn tĩnh mạch tinh khiến tinh hoàn bị teo, thậm chí có trường hợp thể tích bị giảm còn dưới 20ml. Các đám rối tĩnh mạch làm ứ trệ máu trong tinh hoàn và làm tăng nhiệt độ trong bìu. Khi nhiệt độ trong tinh hoàn tăng sẽ gây chết tế bào tinh hoàn, hủy hoại tinh trùng được sản xuất, từ đó gây vô sinh ở nam giới.

Trong nhiều trường hợp, giãn tĩnh mạch thừng tinh không có triệu chứng rõ ràng nên nhiều nam giới không phát hiện bệnh sớm. Chỉ đến khi tinh xệ, búi tĩnh mạch nổi như búi giun trên bìu gây đau âm ỉ không chịu nổi mới đi khám. 

Giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái có tự khỏi không? 

Các bác sĩ chuyên khoa biết, khi tĩnh mạch đã bị sa giãn thì sẽ không thể tự hồi phục được. Do đó bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ không thể tự khỏi nếu không tiến hành điều trị.

Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể mà các bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên đa phần bệnh nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh sẽ cần phẫu thuật điều trị để mang lại kết quả tốt nhất. 

Chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh trái 

Nhiều nam giới mắc bệnh chỉ có cảm giác đau nhói hoặc nặng nề ở bìu và đa phần đều sẽ không nhận ra sự bất thường quá lớn. Nhiều người chỉ nhận ra giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái khi thăm khám tinh hoàn hoặc gặp vấn đề về sinh sản. 

Các phương pháp chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được áp dụng bao gồm: 

  • Thăm khám bên ngoài: Bác sĩ sẽ quan sát và nhận diện các tĩnh mạch tinh hoàn bị sa giãn bất thường. 
  • Siêu âm tinh hoàn: Thông qua siêu âm, bác sĩ có thể thấy được các tĩnh mạch bị giãn có dạng búi giun bên trong bìu. Phương pháp này được đánh giá cho hiệu quả chẩn đoán hình ảnh cao và không gây đau đớn. 
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ: Nếu bệnh nhân gặp phải vấn đề trong khả năng sinh sản, hiếm muộn vô sinh thì các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm tinh dịch đồ để đánh giá kiểm tra số lượng - chất lượng tinh trùng. 

Cách điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái hiệu quả

TÙy thuộc vào tình trạng giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái cụ thể cũng như khả năng đáp ứng của cơ địa người bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cách điều trị phù hợp. 

Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám các hạng mục như siêu âm tinh hoàn, chẩn đoán hình ảnh….nhằm xác định được tình sa giãn tĩnh mạch và phương pháp điều trị phù hợp. 

[Shortcode bác sĩ Thế]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái 

Trường hợp bệnh ở cấp độ nhẹ và được phát hiện sớm có thể điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn có tác dụng giảm đau, kháng viêm và ổn định khả năng sinh lý. 

Cách chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn trái bằng ngoại khoa 

Với các trường hợp giãn tĩnh mạch thừng tinh nặng sẽ cần tiến hành phẫu thuật điều trị. Phẫu thuật có khả năng làm tắc tĩnh mạch tinh bị giãn, ngăn lưu lượng máu từ tinh hoàn. Sự tắc nghẽn sẽ kích thích làm chuyển hướng lưu lượng máu đến hệ thống tĩnh mạch khỏe mạnh. 

  • Phẫu thuật mở

Bác sĩ mổ một đường vào vùng bìu hoặc vùng bẹn để can thiệp các tĩnh mạch bị sa giãn. Phương pháp pháp mổ mở có thể khiến người bệnh đau đớn và thời gian hồi phục sẽ chậm hơn. 

  • Phẫu thuật nội soi ổ bụng

Bác sĩ tiến hành tạo đường hầm nhỏ thông qua vùng bụng để vào vùng bìu. Sau đó tiến hành đưa dụng cụ thông qua đường vừa tạo để kiểm tra và sửa chữa tĩnh mạch bị giãn. 

Thủ thuật này sẽ cần gây mê thực hiện nên người bệnh sẽ không thấy đau đớn khi điều trị. Đồng thời, người bệnh cũng có thể ra viện ngay sau thủ thuật nếu không gặp phải vấn đề bất thường.

Thuyên tắc mạch qua da điều trị giãn tĩnh mạch tinh hoàn 

Bác sĩ đưa một nhỏ vào tĩnh mạch cổ hoặc bẹn của bệnh nhân. Sau khi ống nhỏ di chuyển tới được vùng tĩnh mạch sa giãn, thông qua hướng dẫn của siêu âm mà các bác sĩ sẽ tiến hành đóng mạch máu để ngăn dòng chảy, sửa chữa búi tĩnh mạch bị giãn.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Giãn tĩnh mạch thừng tinh trái có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới nên cần được thăm khám và điều trị sớm. Để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch thăm khám chữa bệnh, vui lòng liên hệ số điện thoại 0243.9656.999 để được giải đáp.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối