Mang thai quá 40 tuần nên làm gì để nhanh chuyển dạ an toàn?

Điểm trung bình: 4.5/5
Bài viết có ích: 511 lượt bình chọn

Mang thai quá 40 tuần nên làm gì là những lo lắng của rất nhiều mẹ bầu, mang thai quá 40 tuần tức là mẹ bầu đã quá ngày dự sinh. Nếu quá ngày dự sinh quá lâu mẹ bầu và thai nhi có thể đối mặt với nhiều nguy hiểm tiềm ẩn, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng và sức khỏe. Nếu mẹ bầu đã quá ngày dự sinh có thể tham khảo một số thông tin dưới đây: 

Vì sao mang thai quá 40 tuần cần can thiệp sớm?

Hiện nay để xác định ngày dự sinh của mỗi mẹ bầu thường sẽ xác định bằng ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Đây cũng là mốc giúp tính tuổi thai thông nhất dựa vào ngày dương lịch, một thai kỳ tính từ ngày đầu của kỳ kinh cuối sẽ cán đích lúc 40 tuần. Nếu chị em mang thai quá 40 tuần nên làm gì để cải thiện?

Nếu thai nhi kéo dài từ 41 tuần đến tuần thứ 42 thì được coi là thai trễ ngày kinh, thai quá ngày dự sinh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Một số những ảnh hưởng không mong muốn khi mang thai quá 40 tuần mà chị em có thể gặp phải như:

  • Kích thước thai nhi quá lớn
  • Thai nghén quá kỳ
  • Thai lưu
  • Có phân ở trong phổi của thai nhi, gây khó thở nghiêm trọng sau sinh
  • Lượng nước ối suy giảm khiến dây rốn bị chèn ép, lượng oxy cũng bị hạn chế. 

Mặc dù thai nhi quá 40 tuần gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng thực tế thời gian mang thai ở mỗi thai phụ lại khác nhau, thời điểm sinh con có thể xê dịch khoảng 7 – 10 ngày. Do đó chị em cần bình tĩnh theo dõi các dấu hiệu và tư vấn các bác sĩ nếu cần thiết. 

Mang thai quá 40 tuần nên làm gì để đảm bảo an toàn?

Khi mẹ đã mang thai đến tuần 40 của thai kỳ có nghĩa em bé có thể chào đời bất cứ khi nào, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý thai nhi không nhất thiết sinh vào đúng ngày dự sinh vì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Vậy mang thai quá 40 tuần nên làm gì để đảm bảo an toàn?

Thống kê cho thấy đa số trẻ được sinh ra từ tuần thứ 37 đến tuần thứ 41 của thai kỳ, nhưng cũng có những trường hợp thai nhi được sinh ra trước 37 tuần. Ngày dự sinh chỉ là ước tính và chủ yếu thay đổi theo tiến triển của thai kỳ. Một số em bé vẫn được sinh ra ở tuần 42 mặc dù cơ hội là rất hiếm. 

Do đó nếu bạn mang thai quá 40 tuần mà chưa có dấu hiệu sinh con thì vẫn không nên quá lo lắng vì chỉ có khoảng 10% trẻ sơ sinh được sinh ra đúng vào ngày dự sinh.

Trường hợp quá ngày dự sinh chưa đến 1 tuần

Cách tốt nhất khi đã quá ngày dự sinh mà em bé vẫn chưa có tín hiệu chào đời đó là tư vấn và thăm khám các bác sĩ chuyên sản phụ khoa uy tín. Nếu trong trường hợp bạn quá ngày dự sinh chưa đến 1 tuần thì không cần quá lo lắng. Bạn có thể áp dụng một số những biện pháp sau đây: 

  1. Ngồi thiền, thư giãn: Khi mang thai những tháng cuối, bạn thường cảm thấy lo lắng, do đó hãy ngồi thiền và thư giãn. Bạn có thể thư giãn nhẹ nhàng bằng cách đi bộ, đọc sách, nghe nhạc…
  2. Ngủ đủ giấc: Mặc dù lo lắng con yêu vẫn chưa chào đời, nhưng đừng vì thế mà thay đổi giấc ngủ của mình. Bạn hãy ngủ đủ 8 tiếng để khi em bé chào đời sẽ không bị thay đổi lịch ngủ nghỉ. 
  3. Thỏa mãn sở thích của mình: Sau khi sinh xong, để đảm bảo sức khỏe của bản thân bạn cần tránh hoặc không thỏa mãn được sở thích cá nhân. Do đó, tranh thủ thời gian này bạn hãy thỏa mãn cá nhân bằng các việc như đọc sách, cắm hoa, vẽ tranh, trang trí…
  4. Leo cầu thang: Nếu bạn đang lo lắng mang thai quá 40 tuần nên làm gì thì hãy thử vận dụng các bài tập leo cầu thang nhẹ nhàng. Việc leo cầu thang hoặc đi bộ sẽ giúp giảm áp lực lên vùng khung chậu và giúp kích hoạt quá trình chuyển dạ hiệu quả.
  5. Lựa chọn một số loại thực phẩm lành mạnh: Khi chưa sinh em bé mà ngày dự sinh đã trôi qua bạn có thể sử dụng một số loại thực phẩm lành mạnh, có tác dụng hỗ trợ quá trình sinh con hiệu quả như dứa, rau ngót, nước lá tía tô, đu đủ xanh, vừng đen…

Trường hợp quá ngày dự sinh 1 tuần

Nếu bạn đã quá ngày dự sinh 1 tuần mà vẫn chưa có dấu hiệu sinh con thì nên nhập viện để các bác sĩ kiểm tra cũng như đánh giá về tình trạng của mình. Qúa trình nhập viện sẽ được đánh giá, kiểm tra thường xuyên để đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp. 

1. Những xét nghiệm cần thiết phải làm

Dựa vào tình trạng của sản phụ, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện 1 số các xét nghiệm nhằm kiểm tra tình trạng của thai nhi:

  • Đo Monitor theo dõi đáp ứng của thai nhi: Thông qua thiết bị này các bác sĩ sẽ kiểm tra cũng như đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi, nếu có bất thường sẽ được kết hợp với siêu âm.
  • Thử nghiệm Non – stress Test: Được thực hiện trong khoảng 20 phút, nếu có phản ứng thì là kết quả tốt hoặc không có phản ứng là kết quả xấu. Nếu kết quả xấu sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác tình trạng của thai nhi. 
  • Làm trắc đồ sinh vật lý: Mang thai quá 40 tuần nên làm gì? Trắc nghiệm này liên quan đến quá trình theo dõi tim của thai nhi dựa trên hơi thở, chuyển động, trương lực cơ. 
  • Xét nghiệm CST: Theo dõi những cơn gò tử cung nhằm xác định tình trạng sức khỏe của em bé. 

Việc thực hiện các xét nghiệm này sẽ phụ thuộc vào tình trạng của mỗi thai phụ mà có chỉ định phù hợp. 

2. Áp dụng một số phương pháp giục sinh

Mang thai quá 40 tuần nên làm gì? Phương pháp này sẽ được chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa theo tình trạng sức khỏe của mẹ bầu cũng như sức khỏe của thai nhi.Một số phương pháp giục sinh có thể được thực hiện bao gồm:

  • Lóc ối (Bấm ối): Bác sĩ sẽ sử dụng găng tay, dùng ngón tay để tách màng ối ra khỏi thành tử cung
  • Phá vỡ túi nước ối: Tạo một lỗ nhỏ trên túi nước ối nhằm làm vỡ ối, từ đó kích thích chuyển da
  • Tiêm Oxytocin: Nhằm tạo những cơn co thắt chuyển dạ, thông thường sẽ tiêm qua đường tĩnh mạch, liều lượng tăng dần và cần theo dõi chặt chẽ
  • Sử dụng các chất như Prostaglandin: bằng cách đặt vào bên trong âm đạo giúp làm chín muồi cổ tử cung. 
  • Đặt bóng làm giãn cổ tử cung: Bác sĩ sẽ sử dụng ống thông có gắn 1 quả bóng nhỏ vào cuối cổ tử cung, nước được bơm vào quả bóng đến khi căng nhằm tạo áp lực giúp cổ tử cung mở ra và kích thích quá trình chuyển dạ. 

Đa số những phương pháp giục sinh này đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ, do đó chị em cần lựa chọn đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị. 

Trên đây là một số thông tin chia sẻ mang thai quá 40 tuần nên làm gì để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả cho mẹ bầu và em bé. Những thông tin trên đây chỉ mang tính tham khảo, phương pháp cụ thể sẽ do các bác sĩ chỉ định tùy thuộc tình trạng của mẹ bầu và em bé. Nếu cần được tư vấn và hỗ trợ bạn hãy liên hệ với các bác sĩ sản phụ khoa uy tín.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối