Góc giải đáp: Nam giới bị ung thư tinh hoàn có chữa được không?
Bài viết có ích: 623 lượt bình chọn
Ung thư tinh hoàn có chữa được không là câu hỏi được cánh mày râu đặt ra vô cùng phổ biến hiện nay. Ung thư tinh hoàn là căn bệnh khá hiếm gặp, vì vậy không có nhiều người biết đến và hiểu rõ về bệnh. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, các quý ông hãy cùng theo dõi những thông tin được chia sẻ bởi các chuyên gia nam học thông qua bài viết dưới đây.
Chuyên gia trả lời: Đàn ông mắc bệnh ung thư tinh hoàn có chữa được không?
Để giải đáp cho vấn đề ung thư tinh hoàn có chữa được không, các chuyên gia cho biết, trong khi việc điều trị các căn bệnh ung thư khác thường rất phức tạp và tỷ lệ thành công vô cùng thấp, thì bệnh ung thư tinh hoàn lại không khó để điều trị. Những yếu tố quyết định khả năng điều trị bệnh thành công có thể kể đến như sau:
- Phát hiện kịp thời
Ung thư tinh hoàn có chữa khỏi được không cũng tùy thuộc vào dạng ung thư mà nam giới mắc phải bao gồm là ung thư tế bào mầm và ung thư không phải tế bào mầm. Ung thư tinh hoàn do tế bào mầm thường xảy ra ở đàn ông lớn tuổi, dạng ung thư còn lại được phát hiện ở nam thanh niên và có tốc độ di căn rất nhanh.
Nếu như được phát hiện từ giai đoạn sớm khi khối u còn phát triển chậm và vẫn nằm trong phạm vi tinh hoàn. Phương pháp chẩn đoán thường bao gồm xét nghiệm máu, chụp X-quang và chụp CT.
Nhìn chung, ung thư tế bào mầm không ác tính như ung thư tinh hoàn không phải tế bào mầm và đặc biệt có hiệu quả với phương pháp xạ trị. Khả năng chữa khỏi ung thư tinh hoàn trong giai đoạn này là gần như 100%. Thậm chí ngay cả khi ung thư đã di căn cũng có khả năng chữa được khi kết hợp giữa phương pháp phẫu thuật và hóa trị.
- Tầm soát ung thư sớm
Đối với loại ung thư xảy ra thường xuyên ở độ tuổi thanh niên, anh em nam giới nên đi thăm khám định kỳ từ sớm để nhanh chóng kiểm soát và phòng ngừa kịp thời.
Nếu các triệu chứng như da bìu căng tức, mỏng hoặc bị sưng đau, khó chịu xuất hiện liên tục, nam giới cần đến gặp bác sĩ để tìm ra vấn đề bằng cách tiến hành làm siêu âm và một số xét nghiệm khác. Nếu phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng chữa khỏi ung thư tinh hoàn sẽ cao hơn rất nhiều.
- Nhu cầu có con của người bệnh
Nam giới mắc ung thư tinh hoàn cần được phẫu thuật loại bỏ một hoặc cả hai tinh hoàn bị ảnh hưởng, tuy nhiên bác sĩ vẫn cần hỏi ý kiến người bệnh về nguyện vọng sinh con của họ trước khi tiến hành.
Theo các chuyên gia, bạn đọc có thể an tâm phần nào vì nam giới thường chỉ cần tinh hoàn để sản sinh tinh trùng và hormone sinh dục testosterone. Chỉ có số ít người bị ung thư tinh hoàn sử dụng cả hai bên tinh hoàn để sinh tinh. Đa số đàn ông bị ung thư một bên tinh hoàn vẫn có thể có con vì tinh hoàn còn lại đã tạo ra lượng tinh trùng đủ dùng để thụ thai.
- Khả năng tái phát
Nếu khối u được phát hiện ở giai đoạn đầu, thời gian tái phát ung thư tinh hoàn thường rơi vào 2 năm đầu tiên sau điều trị. Mặc dù xác suất tái phát rất thấp, việc thường xuyên kiểm soát và theo dõi định kỳ sau khi điều trị vẫn cần thiết để ngăn ngừa ung thư tinh hoàn quay trở lại.
Những đối tượng nào cần lưu ý về nguy cơ cao mắc ung thư tinh hoàn
Ngoài vấn đề ung thư tinh hoàn có chữa được không, nguyên nhân gây ra sự xuất hiện của ung thư tinh hoàn hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng. Căn bệnh “quái ác” này thường xảy ra khi các tế bào khỏe mạnh của tinh hoàn bị biến đổi một cách bất thường.
Tuy nhiên, các tế bào lành cũng có thể tăng sinh bất thường khiến cho tinh hoàn bị sưng, một triệu chứng lâm sàng mà người bệnh có thể tự cảm nhận thấy. Theo các chuyên gia, các đối tượng dễ có nguy cơ mắc phải bệnh ung thư tinh hoàn bao gồm:
- Tinh hoàn ẩn: Thông thường, tinh hoàn của thai nhi sẽ phát triển trong bụng mẹ và xuống bìu trước khi chào đời. Tuy nhiên, khoảng 3% bé trai sơ sinh mà tinh hoàn không xuống bìu được gọi là bệnh tinh hoàn ẩn. Tình trạng này nếu không được phát hiện và phẫu thuật sớm, nguy cơ ung thư sẽ cao gấp 3-4 lần so với người bình thường.
- Yếu tố di truyền: Hầu hết các bệnh nhân ung thư tinh hoàn không có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh. Tuy nhiên, những người có bố hoặc anh em ruột bị ung thư thì nguy cơ mắc bệnh này là rất cao.
- Do mắc HIV: Nam giới nếu chẳng may bị nhiễm HIV/AIDS sẽ gây suy giảm miễn dịch hệ thống và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn.
- Tiền sử ung thư: Khoảng 3-5% số ca điều trị khỏi ung thư tinh hoàn có khả năng tái phát ở vị trí cũ hoặc bên còn lại.
Những lưu ý giúp nam giới phòng tránh nguy cơ mắc bệnh ung thư tinh hoàn
Không chỉ thắc mắc ung thư tinh hoàn có chữa được không, để phòng ngừa ung thư tinh hoàn, anh em nam giới cần tuân thủ một số lưu ý trong đời sống hàng ngày.
Các quý ông cần xây dựng cho mình thói quen sinh hoạt khoa học để nâng cao sức khỏe tổng quát và khả năng sinh sản bằng việc bổ sung dinh dưỡng và duy trì tập thể dục thể thao, từ đó giảm nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn. Bên cạnh đó, nam giới cũng cần kết hợp ăn nhiều rau củ quả tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt và tránh xa thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường và muối.
Tiếp theo, phái mạnh cần sinh hoạt tình dục an toàn, chuyên gia khuyến cáo anh em chỉ nên quan hệ với một đối tác, chung thủy một vợ một chồng. Anh em cũng cần sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ nhằm giảm nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh lý xã hội và tránh được các tác nhân gây ung thư tinh hoàn.
Nam giới không nên lạm dụng các sản phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… đồng thời tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại trong môi trường công nghiệp.
Một việc rất quan trọng là anh em cần tiến hành tự kiểm tra tinh hoàn khi đi tắm hoặc vệ sinh bộ phận sinh dục để phát hiện kịp thời những điểm bất thường như tinh hoàn sưng to, đau tức, sờ thấy các khối bất thường… Tốt hơn hết, các quý ông nên đi khám sức khỏe nam khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để được kiểm tra và chẩn đoán chính xác.
Việc tầm soát định kỳ như vậy sẽ giúp nam giới phát hiện sớm bất cứ dấu hiệu nào cho thấy nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn, cũng như sự hình thành của tế bào ung thư ở giai đoạn đầu của bệnh. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị kịp thời giúp nâng cao tỷ lệ thành công và tiết kiệm chi phí chữa bệnh.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng (số 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) hội tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, dày dặn kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện tuyến đầu. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tầm soát ung thư với sự trợ giúp của máy móc hiện đại, giúp phát hiện bệnh từ khi chưa có triệu chứng, sau đó tư vấn phác đồ điều trị phù hợp cho người bệnh theo từng giai đoạn.
Có thể nói, hy vọng vấn đề ung thư tinh hoàn có chữa được không được giải đáp trên đây sẽ giúp anh em nam giới bảo vệ tốt sức khỏe của chính mình. Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc nào khác hoặc cần đặt lịch khám trực tiếp, xin vui lòng liên hệ tới tổng đài 0243.9656.999 để được các chuyên gia hỗ trợ ngay.
- Thuốc trị giãn tĩnh mạch thừng tinh: Cách sử dụng và hiệu quả
- Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh ở Hà Nội tại đâu cho hiệu quả, an toàn
- Đừng để giãn tĩnh mạch thừng tinh độ 2 làm phiền bạn
- Tổng hợp thông tin về giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ bạn không nên bỏ lỡ!
- Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y có tốt không? [Giải đáp]
- Phẫu thuật giãn tĩnh mạch thừng tinh ở đâu? [5 địa chỉ uy tín Hà Nội]