10 nguyên nhân đau ở tinh hoàn phải và cách điều trị
Bài viết có ích: 971 lượt bình chọn
Nguyên nhân đau ở tinh hoàn phải hầu hết các trường hợp đều đáng báo động. Có thể kể đến như giãn tĩnh mạch thừng tinh, thoát vị bẹn, chấn thương, viêm mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, vỡ tinh hoàn, ung thư tinh hoàn,… Nếu không kịp thời khắc phục, nam giới có thể đối mặt nhiều vấn đề sức khỏe cực kỳ nghiêm trọng.
Nguyên nhân bị đau 1 bên tinh hoàn phải
Nguyên nhân nào gây đau ở tinh hoàn phải? Tinh hoàn là cơ quan vô cùng quan trọng của phái mạnh. Cơ quan này đảm nhận chức năng sinh tinh (sản xuất tinh trùng), duy trì khả năng sinh sản và chức năng sinh lý nam giới. Vì vậy, nam giới tuyệt đối không chủ quan nếu thấy tinh hoàn bên phải, bên trái hay cả hai có triệu chứng đau buốt.
Hiện tượng tinh hoàn bị đau thường kéo dài dai dẳng nhưng mơ Mặc dù có nhiều chức năng quan trọng nhưng tinh hoàn khá nhạy cảm. hồ. Bệnh nhân khó xác định nguyên nhân đau. Dưới đây là 10 tác nhân điển hình:
1. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra khi hệ thống van chống trào ngược bị rối loạn. Từ đó gây ứ đọng quá nhiều máu xung quanh tinh hoàn, dẫn tới giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Trường hợp nhẹ, nam giới không cảm nhận được cơn đau. Trường hợp bệnh phát triển cấp độ 3, nam giới thường xuyên có cảm giác đau ở tinh hoàn phải hoặc trái. Đồng thời khó chịu, nặng vùng bìu.
Triệu chứng:
- Tinh hoàn phù nề, sưng đau
- Búi tĩnh mạch giãn nở có thể nhìn thấy qua vùng da bìu
- Đau tinh hoàn với những đặc điểm: Đau khi nằm ngửa, mức độ đau tăng lên khi gắng sức hoặc đứng dậy, nặng về cuối ngày.
2. Đau tinh hoàn bên phải và đau lưng do viêm mào tinh hoàn
Nguyên nhân: Do nhiễm khuẩn hoặc không phát sinh do nhiễm khuẩn.
Cụ thể: Chấn thương, sử dụng thuốc điều trị bệnh lý tim mạch, căng thẳng kéo dài, nâng vật nặng, nước tiểu chảy ngược vào trong mào tinh hoàn,…
Tùy thuộc thời gian xuất hiện triệu chứng, viêm mào tinh hoàn có thể chia thành cấp tính và mãn tính. Đối với mãn tính, nam giới có nguy cơ đối mặt với biến chứng áp-xe bìu hoặc vô sinh.
Triệu chứng:
- Đau tinh hoàn, đau khi xuất tinh hoặc khi quan hệ tình dục
- Thường xuyên đi tiểu, tiểu đau
- Bìu sưng, đỏ hoặc ấm
- Thường đau ở tinh hoàn phải hoặc trái
- Ớn lạnh và sốt 39 – 40 độ
- Đau khó chịu vùng xương chậu và bụng dưới
- Sưng hạch bạch huyết ở bẹn
- Chảy mủ, chảy dịch từ dương vật
- Có khối u trên tinh hoàn
- Có máu trong tinh dịch
3. Các bệnh về tinh hoàn và triệu chứng – Xoắn tinh hoàn
Là tình trạng tinh hoàn tự xoay quanh trục khiến tĩnh mạch thừng tinh đột ngột tắc nghẽn. Từ đó làm giảm lượng máu di chuyển đến tinh hoàn.
Triệu chứng:
- Cơn đau xuất hiện đột ngột và dữ dội
- Cơn đau xảy ra ở 1 bên tinh hoàn, có thể kéo dài 6 tiếng
- Một bên tinh hoàn bất thường, xuất hiện vị trí cao hơn so với bên còn lại
- Phần bìu sưng to
- Đau bụng dưới, cảm giác buồn nôn và nôn
4. Đau ở tinh hoàn phải do viêm tuyến tiền liệt mãn tính
Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng nhiễm trùng tại vị trí tuyến tiền liệt. Bệnh phát sinh do nhiễm vi khuẩn, chủ yếu là vi khuẩn gram âm sinh dục tiết niệu hoặc đường tiêu hóa như E.coli
Viêm tuyến tiền liệt không được điều trị sớm có thể phát triển và chuyển sang mãn tính. Nguy cơ rối loạn cương cương, suy giảm ham muốn tình dục, rối loạn xuất tinh, thậm chí giảm chất lượng tinh trùng, vô sinh – hiếm muộn,…
Triệu chứng:
- Tắc nghẽn: Tiểu khó, tiểu rắt, tia nước tiểu yếu, tiểu ngắt quãng
- Rối loạn chức năng tình dục: Rối loạn co cứng dương vật, đau buốt khi xuất tinh
- Triệu chứng kích thích: Nước tiểu có thể có máu, tiểu buốt, tiểu nhiều lần, tiểu đêm
- Triệu chứng toàn thân: Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, đau vùng bẹn, đau khắp người, đau thắt lưng, đặc biệt vị trí xương mu và bìu.
5. Đau tức tinh hoàn nhưng không sưng do thoát vị bẹn
Thoát vị xảy ra khi cơ thể có một bộ phận bị tác động và bị đẩy ra khỏi vị trí bình thường. Bệnh xảy ra ngay tại tinh hoàn được nối với cơ thể.
Triệu chứng:
- Đau ở tinh hoàn phải
- Khó chịu bìu và bẹn, bìu xuất hiện cảm giác như bị đè nặng do ruột ở trên dồn xuống nên 1 bên bìu sưng to
- Người bệnh đi lại nhiều, làm việc nặng, thường xuyên chạy nhảy thì tình trạng sưng to ở bìu ngày càng tăng
- Khi nằm nghỉ, tình trạng sưng to ở bìu có thể giảm, khối phồng mất hẳn hoặc thu nhỏ lại
6. Chấn thương và xuất huyết tinh hoàn
Khi bị tai nạn hoặc do tập luyện thể thao,… nam giới sẽ bị chấn thương và xuất huyết tinh hoàn.
Triệu chứng:
- Người bệnh thấy tinh hoàn đau nghiêm trọng
- Cơn đau sẽ giảm khi phẫu thuật hoặc nằm nghỉ tại giường
7. Tức tinh hoàn bên trái hoặc phải do ung thư tinh hoàn
Khi bị ung thư tinh hoàn, khối ung thư nhanh chóng phát triển, gia tăng kích thước theo thời gian, sau đó hình thành cục cứng trong tinh hoàn.
Đối với ung thư tuyến tinh, hầu hết trường hợp mắc bệnh có thể chữa khỏi, tỷ lệ phục hồi gần 100% nếu phát hiện, điều trị kịp thời.
Triệu chứng:
- Sờ thấy khối u trong bìu hoặc bìu to lên bất thường
- Khối u có thể không đau hoặc đau nhói tùy trường hợp
- Đau ở tinh hoàn phải hoặc trái
- Có cảm giác nặng bìu, tụ dịch gây đau hoặc khó chịu
- Đau lưng
- Đau âm ỉ bụng dưới
- Đau âm ỉ vùng bẹn bìu
8. Nang mào tinh hoàn
Là khối u nang hình thành và phát triển trong ống dẫn tinh. Hầu hết trường hợp u nang lành tính. Nguyên nhân do sự hình thành và phát triển của khối u nang này là sự tích lũy của tinh trùng theo thời gian.
Thực tế, nang mào tinh hoàn không xuất hiện triệu chứng đặc trưng. Phái mạnh chỉ phát hiện bệnh khi đi siêu âm hoặc thăm khám bệnh lý khác.
Triệu chứng:
- Tinh hoàn đau
- Xuất hiện cảm giác tức tại bìu
- Có cảm giác vướng víu khó chịu khi quan hệ tình dục, khi vận động mạnh hoặc khi đi lại
- Khi sờ vùng bìu có cảm giác xuất hiện của khối u cứng kèm cảm giác đau đớn, khó chịu
Không xử lý kịp thời, khối u có thể chèn ép và gây tác động xấu tới chức năng sản xuất tinh trùng của mào tinh hay tinh hoàn. Từ đó, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
9. Đau ở tinh hoàn phải do vỡ tinh hoàn
Nguyên nhân do túi bìu bị chấn thương và bị vỡ dẫn tới xuất huyết, chảy máu. Thường xảy ra do sự tác động mạnh từ bên ngoài, có thể là tai nạn giao thông, chấn thương thể thao,…
Triệu chứng:
- Thay đổi hình dáng và cảm giác ở bộ phận sinh dục
- Bìu sưng
- Cảm giác đau tức ở hạ bộ
- Viêm nhiễm bộ phận sinh dục
- Có máu hoặc chất dịch nhầy,mủ kèm mùi hôi chảy ra từ bộ phận sinh dục
10. Tổn thương thần kinh sinh dục
Tổn thương thần kinh sinh dục xảy ra khi tinh hoàn chịu nhiều áp lực thời gian dài từ việc đạp xe. Loại tổn thương này có khả năng phát sinh cơn đau dữ dội tại tinh hoàn.
Triệu chứng:
- Đau tinh hoàn, đau dương vật
- Cơn đau lan rộng đến đáy chậu
- Cảm giác đau nhiều khi đi tiểu hoặc ngồi trên xe đạp
- Rối loạn cương dương
- Đau nhiều khi quan hệ tình dục
Đau tinh hoàn bên phải có nguy hiểm không?
Thực tế, hầu hết trường hợp đau ở tinh hoàn phải đều khỏi bệnh cũng như được điều trị thành công do thăm khám sớm, áp dụng đúng phác đồ của bác sĩ.
Ngược lại, trường hợp chậm trễ điều trị, bị nhiễm trùng lâu ngày như nhiễm nấm Chlamydia có thể làm phát sinh tổn thương vĩnh viễn tại bìu và tinh hoàn. Đồng thời làm suy giảm đời sống tình dục, giảm chất lượng tinh trùng.
Trường hợp đau tinh hoàn do xoắn tinh hoàn, làm tăng nguy cơ hoại tử mô. Khiến tinh hoàn và bìu bị nhiễm trùng. Không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
Đối với ung thư tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, viêm mào tinh hoàn,… Những bệnh lý này cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu chậm trễ điều trị, nam giới có nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
Cách giảm đau tức tinh hoàn phải hiệu quả
Để chữa đau ở tinh hoàn phải, tốt nhất nam giới đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa tại địa chỉ y tế uy tín, chất lượng. Nếu đang ở Hà Nội, nam giới hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội). Đây là đơn vị y tế chữa bệnh viêm nhiễm nam khoa theo thủ thuật:
- Đông – tây y kết hợp vật lý trị liệu (sóng hồng ngoại, sóng ngắn)
Ưu điểm:
- Đau tinh hoàn trái sau quan hệ ở nam giới là bệnh gì?
- Đau tinh hoàn trái không sưng không được xem nhẹ!
- Quai bị đau tinh hoàn mấy ngày là bệnh lý gì?
- Dấu hiệu bị xoắn tinh hoàn: Nguyên nhân và biến chứng khôn lường
- Giải đáp lý do nam giới bị đau tinh hoàn khi cương lâu và đề xuất phương hướng khắc phục hiệu quả
- Nam giới bị đau ống dẫn tinh hoàn là do mắc phải bệnh gì, có nguy hiểm không?