Đâu là nguyên nhân khiến bà bầu bị khó thở, hụt hơi?
Bài viết có ích: 517 lượt bình chọn
Bà bầu bị khó thở, hụt hơi thường xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn tam nguyệt cá thứ 3. Tình trạng này sẽ khiến chị em mệt mỏi, nặng nhọc, căng thẳng nhiều hơn. Do đó việc tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng khó thở, hút hơi là hết sức cần thiết, giúp mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh, tâm lý thoải mái.
Tình trạng bà bầu bị khó thở, hụt hơi
Bà bầu bị khó thở, hụt hơi là tình trạng phổ biến, có thể gặp ở bất cứ mẹ bầu nào đặc biệt là ở những mẹ bầu đang mang thai những tháng cuối. Tình trạng này khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở, hơi thở ngắn và dồn dập.
Khi mang thai, lượng oxy sẽ tăng lên khoảng 20% so với bình thường do đó bà bầu bị khó thở hụt hơi là điều dễ hiểu. Đa số các trường hợp gặp phải tình trạng này đều không cần tiến hành điều trị mà chỉ cần áp dụng một số bài tập thở hoặc vận động để tăng cường quá trình hô hấp.
Tuy nhiên, một số trường hợp mắc phải tình trạng thở hụt hơi khi mang thai do nguyên nhân về bệnh lý hoặc mắc các dấu hiệu bất thường ở thai nhi thì nên đi khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân bà bầu bị khó thở, hụt hơi do đâu?
Bà bầu bị khó thở, hụt hơi có thể do nhiều nguyên nhân, để cải thiện tình trạng này thì cần xác định chính xác nguyên nhân gây nên. Dưới đây là một số nguyên nhân gây khó thở, hụt hơi khi mang thai mà mẹ bầu có thể gặp phải.
Do thay đổi nội tiết tố
Ngay thời gian đầu mới mang thai, có nhiều chị em đã gặp phải tình trạng khó thở, hụt hơi. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này, lượng hormone progesterone tự nhiên có trong cơ thể gia tăng mạnh hơn, tác động là làm ảnh hưởng đến hơi thở của bạn. Do đó bạn sẽ cần hít thở sâu hơn, mỗi lần hít thở sẽ cần nhiều sức lực hơn.
Do vòng bụng phát triển và tử cung lớn hơn
Trong thời gian mang thai, tử cung sẽ phát triển lớn dần hơn để thích nghi với kích thước và cân nặng của em bé. Khi tử cung phát triển sẽ chèn ép lên các bộ phận phía trên cơ hoành, khiến lượng không khí khó đưa vào phổi. Nhiều trường hợp tử cung bị chèn ép nhiều sẽ khiến thai phụ bị ngất đặc biệt là khi đứng ở những nơi không gian chật hẹp.
Do thiếu máu
Thiếu máu có thể do thiếu sắt khi mang thai, nếu không được bổ sung lượng sắt phù hợp sẽ khiến tình trạng mệt mỏi, chóng mặt, bà bầu bị khó thở, hụt hơi tăng nhiều hơn. Nếu bạn thấy có dấu hiệu thiếu máu thì nên tư vấn ngay với các bác sĩ điều trị để được bổ sung các loại chất dinh dưỡng phù hợp.
Do cơ thể bị tích nước
Ở một số chị em phụ nữ khi mang thai thường gặp phải tình trạng phù nề. Tình trạng này khiến cơ thể giữ nước nghiệm trọng, có thể ảnh hưởng đến phổi và xoang mũi. Nếu để lâu sẽ khiến bạn gặp phải những dấu hiệu như mệt mỏi, khó thở, hụt hơi.
Do bệnh cơ tim chu sản
Bệnh cơ tim chu sản là tình trạng suy tim có thể gặp khi mang thai hoặc sau khi sinh. Mẹ bầu có thể gặp phải những dấu hiệu như: huyết áp thấp, mệt mỏi, tim đập nhanh hơn bình thường. Bệnh tim chu sản nếu không được khám và chữa trị sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.
Do thuyên tắc phổi
Thuyên tắc phổi là tình trạng xuất hiện các huyết khối trong động mạch phổi. Khi bị thuyên tắc phổi bạn sẽ thấy có những dấu hiệu như ho, đau ngực, khó thở gây ảnh hưởng đến hoạt động thở.
Do mắc bệnh hen suyễn
Hen suyễn cũng là một trong những căn bệnh khiến bà bầu bị khó th, hụt hơi. Khi bị hen suyễn quá trình mang thai cũng trở nên nghiệm trọng hơn, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về phương pháp điều trị an toàn trong thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Hụt hơi khó thở khi mang thai khi nào cần đi khám
Tình trạng bà bầu bị khó thở, hụt hơi khi mang thai cần được thăm khám và điều trị nếu do nguyên nhân bệnh lý. Với những trường hợp do nguyên nhân sinh lý hoặc sự thay đổi hormone trong quá trình mang thai thì chỉ cần điều chỉnh thói quen sinh hoạt.
- Nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, nhịp tim tăng cao hơn
- Đau ngực khó thở, thở khó
- Ngón tay, môi chuyển sang màu xanh
- Có máu lẫn trong đờm
- Ho nhiều ngày, dai dẳng
- Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bất thường dưới đây thì nên đi khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Bà bầu bị khó thở, hụt hơi phải làm sao để khắc phục?
Bà bầu bị khó thở, hụt hơi cần được thăm khám các bác sĩ sản khoa để xác định nguyên nhân. Tùy từng nguyên nhân gây khó thở mà các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị hiệu quả và phù hợp.
Trong một số nguyên nhân bạn sẽ không thể chữa trị tận gốc tình trạng này, thế nhưng một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện một số dấu hiệu bệnh bao gồm:
1. Tập thở bằng bụng
Đây là phương pháp hiệu quả nếu mẹ bầu đang cảm thấy khó thở, cần nhiều sức lực mới có thể thở được. Khi áp dụng bài tập thở này sẽ cải thiện được độ sâu của hơi thở, bạn sẽ cảm thấy thoải mái và đỡ khó chịu hơn.
Để tập thở bằng bụng bạn có thể thực hiện theo cách như sau: mẹ bầu nằm ngửa, thư giãn và đặt tay trên bụng. Hãy từ từ hít vào bằng mũi và phình bụng để tay bạn có thể cảm nhận được chuyển động này. Bạn có thể hít vào cho đến khi phổi và bụng đã chứa đầy không khí rồi ngưng lại vài giây. Từ từ thở ra đến khi phổi và bụng trống rỗng. Hãy thực hiện động tác này lặp lại trong 5 – 10 phút.
2. Tập thở bằng miệng
Ngoài cách thở bằng bụng thì bà bầu bị khó thở hụt hơi cũng có thể áp dụng bài tập bằng miệng. Để thực hiện bài tập này này bạn nên lựa chọn tư thế ngồi thoải mái, thư giãn cổ và vai. Khép môi lại với nhau chỉ để chừa lại khoảng nhỏ chính giữa, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng, nhẩm trong đầu từ 1 – 4. Tiếp tục lặp lại động tác này từ 4 – 10 phút.
3.Áp dụng các biện pháp chăm sóc bản thân
Ngoài những bài tập thở nêu trên đây, để cải thiện tình trạng khó thở và hụt hơi bạn cần chú ý các biện pháp chăm sóc bản thân như:
- Uống nhiều nước mỗi ngày để cải thiện sức khỏe
- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh để bảo vệ sức khỏe và chăm sóc sức khỏe thai nhi tốt nhất
- Hạn chế đi lại nhiều, không nên làm việc nặng
- Thực hiện các biện pháp thăm khám thai định kỳ
- Chọn những môn thể thao và vận động phù hợp như đi bộ, yoga... sẽ giúp điều hòa nhịp tim và cải thiện nhịp thở
- Tránh căng thẳng, áp lực quá mức sẽ khiến nhịp tim đập nhanh và dồn dập hơn
- Tích cực nằm nghiêng sang bên phải để hạn chế áp lực lên vùng cơ hoành
- Bổ sung những loại vitamin, thực phẩm chức năng, nhất là những loại thuốc sắt, thuốc bổ máu...
Bà bầu bị khó thở, hụt hơi không phải là hiện tượng hiếm gặp nhưng cũng có thể gây nên những ảnh hưởng, biến chứng nguy hiểm nếu không được theo dõi và khám chữa bệnh. Nếu bạn đang gặp phải dấu hiệu này, nên đi khám các bác sĩ chuyên sản khoa uy tín để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?