[ GIẢI ĐÁP] Nội soi bàng quang có đau không?

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 291 lượt bình chọn

Nội soi bàng quang có đau không là thắc mắc của khá nhiều người hiện nay. Như chúng ta cũng biết khi bị tiểu buốt, tiểu rắt, đặc điểm nước tiểu đục và và mùi khai nồng cũng nhiều dấu hiệu bất thường khác…người bệnh sẽ cần phải đi thăm khám và hầu hết sẽ được chỉ định nội soi bàng quang để tìm ra chính xác nguyên nhân. Vậy thực hư về thủ thuật nội soi bàng quang có gây đau cho người bệnh hay không mời bạn đọc cùng theo dõi qua những chia sẻ để tìm ra lời giải đáp dưới bài viết này nhé. 

Nội soi bàng quang là gì?

Nội soi bàng quang có đau không? Nội soi bàng quang là một thủ thuật được thực hiện để đánh giá những sự bất thường xảy ra tại đường tiểu dưới qua máy nội soi, trong đó bao gồm có niệu đạo, bàng quang. Đây là một giải pháp dùng ống kính nội soi thông qua ngã niệu đạo để đưa vào bàng quang từ đó bác sĩ có thể trực tiếp nhìn qua ống nội soi để thấy được hình ảnh trong bàng quang. 

Mỗi quy trình thực hiện nội soi bàng quang sẽ có sự khác nhau về thời gian tùy thuộc vào mức độ đơn giản và phức tạp của bệnh lý cũng như yêu cầu kiểm tra của người bệnh. Với những bệnh lý nhẹ thì quy trình thực hiện sẽ nhanh hơn, thông thường chỉ diễn ra trong khoảng từ 10 đến 15 phút.

Trên thực tế không phải ai cũng có thể được chỉ định nội soi bàng quang, mà hầu hết thủ thuật này chỉ được sử dụng với những trường hợp như sau:

  • Tìm nguyên nhân gây tình trạng tiểu ra máu hay bị tiểu máu đại thể và tiểu máu tái phát nhiều lần.
  • Rối loạn tiểu tiện ( tiểu khó, tiểu rắt, tiểu buốt,…), tiểu không kiểm soát, tái phát nhiễm trùng đường tiểu, chuẩn đoán viêm bàng quang kẽ,...
  • Hẹp niệu đạo, xuất tinh ra máu, chấn thương bàng quang, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo,...
  • Tầm soát và kiểm tra bướu bàng quang, bướu niệu đạo, bướu niệu mạc đường tiểu trên.
  • Vùng chậu có khối u và cần kiểm tra sự chèn ép, xâm lấn của chúng đối với niệu quản và bàng quang.
  • Kiểm tra sau khi điều trị bệnh bướu bàng quang thể nông ở giai đoạn sớm. 

Có rất nhiều bệnh lý cần phải được kiểm tra qua nội soi bàng quang nhưng bên cạnh đó cũng có một số những trường hợp chống chỉ định với việc kiểm tra này như:

  • Hẹp niệu đạo ở mức độ nhiều
  • Nhiễm khuẩn tiết niệu cấp tính
  • Rối loạn tâm thần, không chịu được đau
  • Bị dị ứng với thuốc Lidocain

Vậy nên trước khi thực hiện nội soi bàng quang người bệnh cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, chia sẻ về những tiểu sử bệnh lý, tình trạng bất thường gặp phải để được tư vấn một cách tốt nhất. Vậy liệu rằng nội soi bàng quang có gây đau cho người bệnh không?

[Shortcode tư vấn 1]

 

Nội soi bàng quang có đau không?

Nội soi bàng quang có đau không? Trên thực tế việc sử dụng ống nội soi tác động vào bàng quang sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu cũng như phải cảm nhận được những cơn đau nhất định. Tuy nhiên nếu trước khi tiến hành nội soi người bệnh được dùng thuốc tê, thuốc làm trơn thì cảm giác đau của cơ thể sẽ được hạn chế ở mức tối đa. 

Cũng có thể đánh giá nội soi bàng quang là một thủ thuật y khoa khá đơn giản tuy nhiên việc thực hiện vẫn cần phải tuân thủ theo một quy trình nhất định để có đảm bảo tính chính xác trong kết quả nội soi cũng như ngăn ngừa mọi biến chứng có thể xảy ra.  Trước khi thực hiện nội soi, chúng ta cần phải chuẩn bị những vấn đề sau:

  • Người bệnh cần được chuẩn bị tâm lý, không ăn uống đối với những bệnh nhân nội soi không gây mê, thông báo với bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng ví dụ như các loại thuốc loãng máu.
  • Bác sĩ  tư vấn và giúp người bệnh có tâm lý thoải mái nhất, bớt lo lắng căng thẳng để thủ thuật diễn ra dễ dàng. 

Sau khi đã thăm khám sơ bộ bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định về cách nội soi hiệu quả phù hợp nhất:

Nội soi bàng quang gây mê:

  • Để người bệnh có thể giảm cảm giác đau khi làm thủ thuật bác sĩ tiến hành tiêm thuốc giảm đau trước khi nội soi và  tiến hành gây tê tại chỗ.
  • Người bệnh sẽ được thực hiện nội soi ở tư thế sản khoa
  • Dùng thiết bị soi bàng quang kiểm tra tình trạng của bàng quang, hai lỗ niệu quản và niệu đạo. 

Nội soi không gây mê bàng quang:

  • Đối với thủ thuật nội soi này sẽ tiến hành ở tư thế ngửa lưng, nằm trên giường phẳng, niệu đạo và vùng da xung quanh cần được vệ sinh sạch sẽ
  • Bác sĩ tiến hành bôi gel vào ống soi và lỗ niệu đạo để việc đưa ống soi vào niệu đạo được dễ dàng hơn, ít gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Tiếp tục nhẹ nhàng đưa ống nội soi vào niệu đạo, hướng về phía bàng quang. Qua kênh phụ tại ống nội soi dẫn dung dịch vô trùng vào làm đầy bàng quang để từ đó việc quan sát niêm mạc bàng quang rõ hơn.
  • Nếu chỉ kiểm tra và quan sát bàng quang thì việc nội soi sẽ tiến hành trong khoảng từ 5 đến 10 phut, nhưng nếu cần kết hợp một số thủ thuật khác thì thời gian sẽ kéo dài lâu hơn. Ví dụ như thủ thuật lấy mẫu mô sinh thiết,…
  • Sau khi nội soi xong đưa từ từ nhẹ nhàng ống nội soi ra ngoài.

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

[Shortcode tư vấn 3]

 

Những biến chứng có thể gặp phải khi nội soi bàng quang

Nội soi bàng quang có đau không? Nội soi bàng quang không gây đau tuy nhiên vẫn cần đảm bảo sự an toàn cho người bệnh và đảm bảo cho kết quả chính xác từ việc nội soi. Nếu việc nội soi không được đảm bảo có thể người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng sau đây:

  • Trong và sau thủ thuật bị chảy máu

Trong những lần đi tiểu đầu tiên có thể người bệnh sẽ thấy một lượng máu rát nhỏ trong nước tiểu. Đối với những chị em nếu thực hiện sinh thiết thì sẽ thấy máu trong nước tiểu khi nội soi bàng quang. Tuy lượng máu khá ít nhưng cũng cần được loại bỏ đặc biệt là những cục máu đông còn sót lại

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu

Sau thực hiện thủ thuật nếu người bệnh cảm thấy bản thân bị đi tiểu quá nhiều lần mà mỗi lần tiểu ra lượng rất ít cùng với những cảm giác khó chịu thì đó có thể là dấu hiệu của việc bị nhiễm trùng đường tiểu. Nếu kéo dài tình trạng nhiễm trùng sẽ ngày càng nghiêm trọng vậy nên cần phải tới gặp bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường này. 

  • Hẹp niệu đạo

Nội soi gây tổn thương niệu đạo, hình thành nên các mô sẹo là nguyên nhân gây hẹp niệu đạo, tuy rằng đây là một biến chứng khá hiếm gặp tuy nhiên không phải vì thế mà chúng ta được phép chủ quan. Điều này cần phải được khắc phục bằng cách phẫu thuật chỉnh sửa lại

  • Thủng 1 lỗ ở bàng quang

Khi gặp phải biến chứng này người bệnh sẽ cần thực hiện thủ thuật đặt ống thông bàng quang vài ngày tới khi lỗ thủng lành lại. Trong trường hợp áp dụng cách đặt ống không mang lại hiệu quả sẽ tiếp tục tiến hành phẫu thuật.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

 

[Shortcode tư vấn 3]

 

Nội soi bàng quang có đau không? Nội soi bàng quang không phải là thủ thuật quá phức tạp nhưng cũng không hẳn là quá đơn giản, việc nội soi có đau hay không và đau nhiều hay ít phụ thuộc vào cách mà người bệnh thực hiện nội soi gây mê hay không gây mê. Nội soi bàng quang sẽ ít nhiều gây đau cho người bệnh tuy nhiên cũng sẽ có những giải pháp để làm giảm tình trạng đau đớn này ở mức tối đa nên người bệnh cần phải lựa chọn những đơn vị y tế uy tín chất lượng để thực hiện cũng như nên lắng nghe ý kiến và sự tư vấn tốt nhất từ bác sĩ chuyên khoa. 

Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết, hy vọng đó là những thông tin cần thiết đối với mỗi chúng ta. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối