Nước tiểu có mùi là dấu hiệu của bệnh lý nào? Cách khắc phục
Bài viết có ích: 874 lượt bình chọn
Nước tiểu có mùi hôi, khai gây khó chịu có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và viêm nhiễm vùng kín. Lúc này bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở Y tế để xác định bệnh lý, từ đó có hướng điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây nước tiểu có mùi là gì?
Tình trạng nước tiểu có mùi không phải hiếm gặp, thông thường nước tiểu đã có mùi khai nhẹ. Tuy nhiên khi nước tiểu của bạn có mùi khai nồng, mùi hôi kèm theo đau rát cơ quan sinh dục… thì có thể bạn đang mắc bệnh viêm đường tiết niệu, bệnh về gan, đái tháo đường. Xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng nước tiểu có mùi, sẽ có các biện pháp chữa trị kịp thời.
Nước tiểu có mùi
Nguyên nhân gây nước tiểu có mùi được chia làm 2 loại: Nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý.
Nguyên nhân sinh lý gây nên nước tiểu có mùi
Nước tiểu có mùi ở nam giới và nữ giới về cơ bản là giống nhau, nhưng ở nữ giới có nhiều nguyên nhân hơn do cấu tạo âm tạo phức tạp hơn, nhiều bệnh lý vùng kín hơn. Các nguyên nhân sinh lý gây ra hiện tượng nước tiểu có mùi.
Nước tiểu có mùi do uống ít nước
- Do uống ít nước: Nồng độ amoniac tăng cao hơn do thiếu nước dẫn đến nước tiểu bị cô đặc và có màu vàng đậm.
- Do tác dụng của sử dụng thuốc: Sử dụng nhiều thuốc, vitamin sẽ khiến nước tiểu có màu vàng tươi, cam hoặc sang đỏ; mùi của nước tiểu cũng có mùi của thuốc do một phần thuốc được đào thải qua thận.
- Uống cà phê quá nhiều: Uống cà phê nhiều sẽ khiến nước tiểu có mùi cà phê. Các thành phần trong cà phê có tác dụng lợi tiểu, làm tăng nồng độ amoniac khiên nước tiểu có mùi khai hơn. Ngoài ra, các phụ gia có mùi trong cà phê cũng góp phần gây nên nước tiểu có mùi.
- Ăn các thực phẩm gây mùi: Các thực phẩm như tỏi, măng tây, hành phi sẽ không chỉ khiến nước tiểu có mùi khó chịu mà cũng gây mùi cho bộ phận sinh dục. Lý giải cho hiện tượng thực phẩm gây mùi cho nước tiểu, các chuyên gia cho rằng cơ thể thiếu mấy loại enzyme để phá vỡ liên kết trong măng tây, tỏi,…
- Nước tiểu có mùi khi mang thai: Phụ nữ có thai có thể tiết nhiều hormon hCG làm cho nước tiểu có mùi hôi, khai là tình trạng rất thường gặp. Có thể bổ sung nhiều nước để hạn chế tình trạng này.
Các nguyên nhân sinh lý sẽ biến mất sau khi người bệnh ngưng sử dụng các thực phẩm, thuốc và bổ sung nước đầy đủ. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở Y tế.
Nguyên nhân bệnh lý của nước tiểu có mùi
Nước tiểu có mùi hôi kèm theo các triệu chứng như đau nhức bộ phận vùng kín, đau bụng dưới, xuất hiện có máu và mủ...thì có thể bạn đang mắc các bệnh lý sau và cần được điều trị kịp thời.
Viêm đường tiết niệu khiến nước tiểu có mùi
- Bệnh đái tháo đường: Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường khiến nước tiểu có màu vàng đậm và mùi hơi ngọt, bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng nên cần được nhanh chóng điều trị
- Bệnh gan: Hệ thống đào thải các tạp chất của gan bị suy giảm khiến cho nước tiểu có mùi.
- Rò rỉ bàng quang: Lỗ rò bàng quang kết nối với ruột và cơ quan sinh dục, chính vì vậy khi bàng quang bị chấn thương sẽ là môi trường cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm vùng, khiến nước tiểu có mùi.
- Bệnh sỏi thận: Sỏi thận nhiều khiến cho việc bài tiết ở thận bị ảnh hưởng, nước tiểu có mùi thậm chí là có máu.
- Nhiễm trùng nấm men: Cấu tạo của cơ quan snh dục rất phức tạp, nếu không vệ sinh sạch sẽ dễ gây bệnh, do đó nấm men tấn công và phát triển. Vi khuẩn men tiếp xúc với nước tiểu tạo, gây ra nước tiểu có mùi
- Viêm nhiễm đường tiết niệu: Viêm đường tiết niệu khiến cho nước tiểu có mùi và các hiện tượng tiểu khó, tiểu nhiều, tiểu dắt
- Bệnh đường tình dục: Bệnh xã hội và bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục sẽ gây đau đớn và tiết dịch hôi nhiều ở vùng kín.
Không giống như nguyên nhân sinh lý, nguyên nhân của bệnh lý rõ ràng hơn, và cần đi thăm kham bác sĩ ngày để tránh bệnh chuyển biến nặng gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Biến chứng của hiện tượng nước tiểu có mùi đến sức khỏe
Về cơ bản tình trạng nước tiểu có mùi sẽ không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn, những về lâu dài những ảnh hưởng của nó sẽ gây khó khăn và làm hao hụt sức khỏe.
- Ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công và gây bệnh
- Nước tiểu có mùi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu không chữa trị và điều trị, cơ quan sinh dục rất dễ bị viêm nhiễm gây hoạt tử, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn tinh…
Mỗi một bệnh lý sẽ có cách điều trị khác nhau, việc phát hiện sớm sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng, hạn chế tình trạng lây lan và tiêu diệt tận gốc ổ gây bệnh.
Cách điều trị nước tiểu có mùi hiện nay là gì?
Trước hết, người dân nên đi thăm khám tại cơ sở Y tế để xác định nguyên nhân nước tiểu có mùi do bệnh gì và có hướng điều trị tích cực.
- Đối với trường hợp do sinh lý gây ra, bệnh nhân nên uống nhiều nước, hạn chế dùng các chất kích thích như cà phê, bia rượu. Bệnh nhân không nên quá làm dụng thuốc, vitamin mà thay vào đó là lối sống sinh hoạt khoa học và bổ sung các thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng.
- Đối với bệnh trường hợp viêm nhiễm cấp tính, cá bác sĩ sẽ kê thuốc chuyên dụng nhằm chấm dứt nhanh các biểu hiện của bệnh, tiêu diệt ngay các nguồn gốc, tác nhân gây bệnh
- Đối với bệnh trường hợp mãn tính các bác sĩ sẽ điều trị kết hợp phương pháp Đông- Tây y kết hợp vật lý trị liệu, tiêu diệt ổ viêm nhiễm, tránh để bệnh lây lan sang các cơ quan liên quan. Người bệnh cần hạn chế tối đa lượng đường đưa vào cơ thể để hạn chế các bệnh tiểu đường…, Đây cũng là nguyên nhân nền gây ra các căn bệnh nguy hiểm khác.
Điều trị bệnh phụ thuộc vào từng tình trạng của bệnh nhân
Các phương pháp điều trị dựa trên tình hình của bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Trong quá trình điều trị bệnh nhân nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ, theo dõi sức khỏe, tái khám theo định kỳ. Nếu cơ thể có bất kỳ thay đổi nào nên đến ngay cơ sở Y tế để khắc phục.
Lưu ý khi điều trị nước tiểu có mùi
Bệnh nhân nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc đầy đủ, kiêng các loại thực phẩm cản trở quá trình phục hồi của bệnh, hạn chế sử dụng đường và tân thủ những chú ý sau:
Tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp đẩy lùi mùi nước tiểu hôi hiệu quả
- Uống đủ nước
- Tập luyện thể dục, thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng
- Duy trì di tiểu 5-7 lần/ ngày, đêm nên đi 1 lần
- Đi tiểu tự nhiên, không nhịn tiểu, không dùng quá nhiều sức
- Không tự ý mua thuốc, đổi thuốc hay ngừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, điều này để khiến bệnh nặng hơn và gay ra tình trạng nhờn thuốc rất khó điều trị.
Địa chỉ điều trị nước tiểu có mùi uy tín nhất Hà Nội
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng là địa chỉ uy tín điều trị các bệnh lý nam giới, nữ giới và bệnh xã hội. Nơi đây đã khám và điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân, được Sở Y tế cấp phép hoạt động.
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng- Địa chỉ điều trị nước tiểu có mùi uy tín nhất Hà Nội
- Các phương pháp điều trị tại phòng khám là những phương pháp tiên tiên tiến nhất, hiện đại nhất đảm bảo thực hiện chính xác và nhanh chóng nhất
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao, từng giữ các chức vụ cao trong các bệnh viện công lớn trên cả nước
- Cơ sở vật chất được đầu tư, phòng khám khang trang sạch sẽ, hệ thống máy móc được trang bị đầy đủ, được tiệt trùng sau mỗi khi thực hiện xong
- Chi phí luôn được công khai minh bạch
- Chế độ bảo mật bệnh án của bệnh nhân cao
Cuối cùng, hy vọng những thông tin về: Nước tiểu có mùi là dấu hiệu của bệnh lý nào? Cách khắc phục ra sao? sẽ giúp cho bạn có thêm nhiều thông tin về các bệnh lý khác nhau. Khi nhận thấy nước tiểu có mùi nên đi thăm khám ngay. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn liên hệ ngay: 0234 9656 999 để được tư vấn và giải đáp. Chúc bạn sức khỏe.
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?