[Tổng hợp] 6 Biện pháp phục hồi chức năng bàng quang hiệu quả, đơn giản

Điểm trung bình: 4.5/5
Bài viết có ích: 392 lượt bình chọn

Phục hồi chức năng bàng quang giúp kiểm soát hiệu quả chứng tiểu không tự chủ, giảm tần suất đi tiểu và giảm hiện tượng bị rò rỉ nước tiểu. Vậy khi nào nên tiến hành phục hồi và biện pháp phục hồi như thế nào tốt nhất sẽ được chia sẻ cụ thể dưới đây.

Khi nào cần phục hồi chức năng bàng quang?

Phục hồi chức năng bàng quang thực chất là hình thực trị liệu trong quá trình điều trị chứng bệnh tiểu không tự chủ. Mục đích mà phương pháp trị liệu này hướng đến là tăng lượng chất lỏng bàng quang có thể lưu trữ, giảm nhu cầu khiến bàng quang rỗng, nhờ đó giảm tần suất tiểu tiện và tạo sự thoải mái trong đời sống sinh hoạt cho người bệnh. 

Không những vậy, phương pháp trị liệu này còn giúp cải thiện rõ rệt tình trạng tiểu són, giảm thiểu cảm giác buồn tiểu gấp. Vậy khi nào thì nên tiến hành phục hồi chức năng cho bàng quang: 

  • Hội chứng bàng quang kích thích, bàng quang hoạt động quá mức.
  • Tiểu mất kiểm soát, không tự chủ.
  • Buồn tiểu gấp không thể trì hoãn, tần suất đi tiểu nhiều hơn bất thường. 
  • Tiểu đêm nhiều lần, trẻ em có dấu hiệu tiểu dầm ban đêm.

Nếu phát hiện bản thân gặp phải những tình trạng kể trên, bạn nên sớm đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để tiến hành chẩn đoán, chia sẻ với bác sĩ về các triệu chứng gặp phải và bắt đầu quá trình phục chức năng bàng quang theo hướng dẫn. 

[Shortcode tư vấn 1]

 

Biện pháp phục hồi chức năng bàng quang hiệu quả nhất

Hiện nay, có rất nhiều biện pháp phục hồi chức năng bàng quang có thể áp dụng. Tùy thuộc vào một số yếu tố như tuổi tác, tiền sử bệnh, sức khỏe hay nguyên nhân mất chức năng bàng quang mà các bác sĩ sẽ chỉ định áp dụng biện pháp phục hồi phù hợp nhất. 

1. Phục hồi chức năng bàng quang - Thay đổi lối sống, sinh hoạt 

  • Bác sĩ có thể hướng dẫn biện pháp thay đổi hành vi nhằm giúp cải thiện tình trạng mất tự chủ của bàng quang, cụ thể: 
  • Đi tiểu tiện đúng giờ

Người bệnh cần đi vệ sinh đúng giờ vào thời điểm cụ thể mà bác sĩ hướng dẫn, nhất là buổi sáng thức dậy. Việc luyện tập thói quen bàng quang sẽ đòi hỏi tuân theo lịch trình cố định, cố gắng làm rỗng bàng quang đúng giờ dù có đang buồn tiểu hay không. Lịch trình này áp dụng vào ban ngày, còn vào ban đêm bạn chỉ nên đi vệ sinh khi thức giấc và thấy cần thiết.

  • Kìm hãm cảm giác muốn tiểu

Nếu buồn tiểu trước thời điểm trong lịch trình, hãy thử cách kìm hãm tiểu tiện như tập trung thư giãn cơ, đếm ngược 100-1 để đánh lừa bản thân hay ngồi xuống hít thở thật sâu đến khi cảm giác buồn tiểu kết thúc. 

  • Thả lỏng sau khi tiểu tiện 

Ngay sau khi tiểu tiện, bạn có thể cúi người về phía trước, lắc lư nhẹ nhàng đồng thời tiến hành thư giãn cơ sàn chậu để làm rỗng bàng quang tốt hơn.

  • Uống đủ nước hàng ngày

Mỗi ngày nên uống đủ 1,5-2l nước, đồng thời hạn chế uống rượu bia hay caffein cũng giúp phục hồi chức năng cho bàng quang hiệu quả.

2. Bài tập phục hồi chức năng bàng quang 

Các bài tập kegel phục hồi chức năng bàng quang cũng được đánh giá mang lại hiệu quả tốt. Nếu bạn luôn buồn tiểu trước thời điểm quy định trong lịch trình, các bài tập kegel là vô cùng hữu ích đối với bạn. Tuy nhiên, hãy hỏi ý kiến bác sĩ nắm được cách thực hiện bài tập kegel tăng cường cơ bàng quang chuẩn xác nhất. 

Cách thực hiện bài tập kegel phục hồi chức năng cho bàng quang như sau:

  • Xác định đúng vị trí cơ sàn chậu thông qua việc tưởng tượng bản thân đang đi tiểu giữa dòng thì ngưng tiểu, nhóm cơ giúp bạn thực hiện việc này chính là cơ sàn chậu. 
  • Trước tiên, giữ cho phần hông, mông, bụng thư giãn; sau đó cố gắng ép và siết chặt nhóm cơ này trong khoảng 5s, đồng thời tiếp tục thở hít sâu; sau đó lại thả lỏng khoảng 5s.
  • Tiến hành lặp lại động tác này 10 lần, thực hiện từ 3 hiệp mỗi ngày để nhanh chóng nhận thấy sự cải thiện. 

Bên cạnh bài tập kegel, để giúp bàng quang phục hồi chức năng thì các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên đi bộ, bơi lội, chạy bộ hay chơi quần vợt cũng rất có lợi trong việc giúp kiểm soát chứng tiểu không tự chủ. 

3. Thuốc phục hồi chức năng bàng quang 

Các bác sĩ chuyên khoa cũng có thể kê thuốc kháng cholinergic cho bạn trong quá trình phục hồi chức năng cho bàng quang. Nhóm thuốc này có khả năng giảm cơn cơ thắt bàng quang mỗi khi buồn tiểu, giảm tần suất đi tiểu đồng thời tăng lưu trữ bàng quang, cải thiện tình trạng mất kiểm soát tiểu tiện.

Đối với nữ giới mắc chứng tiểu không tự chủ, bác sĩ có thể xem xét chỉ định estrogen bôi âm đạo để điều trị cho người bệnh. 

4. Vật lý trị liệu phục hồi chức năng bàng quang 

Vật lý trị liệu là hình thức trị liệu chuyên biệt, có khả năng phối hợp cơ sàn chậu cùng thói quen cơ bàng quang, từ đó cải thiện rõ rệt tình trạng tiểu gấp, tiểu són, giảm tần suất tiểu tiện trong ngày. Biện pháp vật lý trị liệu vùng chậu còn rất tốt đối với người bị đau vùng chậu, tiểu không hết khó làm rỗng bàng quang hay người bị táo bón. 

Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp phục hồi chức năng đường tiết niệu này một cách hiệu quả và an toàn nhất, bạn nên đi thăm khám và điều trị theo bác sĩ vật lý trị liệu. 

5. Phẫu thuật phục hồi chức năng bàng quang

Trong trường hợp chức năng bàng quang bị tổn thương nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ cần can thiệp tiêm botox nhằm làm giãn cơ bàng quang, hoặc phẫu thuật cấy máy điều hòa thần kinh qua mông hay phẫu thuật mổ treo dải băng với phương pháp TOT, TVT; phẫu thuật treo cổ bàng quang hoặc phẫu thuật tạo cơ thắt niệu đạo nhân tạo. 

6. Kích thích dần thần kinh thông qua da

Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng bàng quang trên không hiệu quả thì bạn có thể áp dụng kích thích dây thần kinh qua da. Với biện pháp này, bác sĩ sử dụng một điện cực nhỏ và gắn tạm thời vào mắt cá chân, sau đó kết nối với máy kích thích. 

Máy kích thích này gửi xung động thông qua dây thần kinh chân, sau đó truyền tới dây thần kinh xương cùng - vị trí kích thích bàng quang. Nhờ vậy, tín hiệu thần kinh đi và đến từ bàng quang được làm chậm lại, từ đó cải thiện hiệu quả tình trạng tiểu mất kiểm soát. 

Việc phục hồi chức năng cho bàng quang có thể kéo dài từ 6-12 lần, thậm chí lâu hơn. Trong thời gian đầu thực hiện, bạn sẽ thấy rất khó khăn để kiểm soát cảm giác muốn tiểu, tuy nhiên đừng vội nản lòng, hãy kiên trì và tuân thủ lịch được bác sĩ chỉ định để đào tạo lại bàng quang. Kết quả sẽ không làm bạn thất vọng, bạn sẽ sớm nhận thấy thay đổi rõ rệt theo thời gian. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Tóm lại, để nhanh chóng phục hồi chức năng bàng quang, giảm tần suất đi tiểu nhiều đồng thời kiểm soát tốt nhất tình trạng tiểu không tự chủ, người bệnh nên chủ động đi thăm khám đồng thời điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, đừng quên tái khám thường xuyên để bác sĩ có thể theo dõi tình hình chuyển biến và tư vấn biện pháp xử lý tốt nhất nếu có vấn đề xảy ra. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối