Sưng tinh hoàn trái là bị bệnh gì, có nguy hiểm không?

Điểm trung bình: 4.3/5
Bài viết có ích: 855 lượt bình chọn

Sưng tinh hoàn trái nếu xuất hiện 1-2 ngày rồi kết thúc thì không nguy hiểm, có thể do chấn thương nên sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tinh hoàn trái bị sưng kéo dài, đột ngột, đau đớn thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh nguy hiểm. Vậy hiện tượng sưng tinh hoàn bên trái là bị bệnh gì, có nguy hiểm không và điều trị thế nào

Sưng tinh hoàn trái là bệnh gì? 

Bác sĩ Nam khoa tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết, sưng tinh hoàn trái không hiếm gặp, có thể chỉ do chấn thương hoặc có thể do bệnh lý ở tinh hoàn gây ra. Nam giới cần thăm khám để xác định được đúng nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp nhất. 

1. Đau sưng tinh hoàn bên trái - Viêm tinh hoàn 

Sưng đau tinh hoàn là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn. Tình trạng sưng đau có thể xảy ra ở tinh hoàn bên trái/ bên phải hoặc cả hai bên. Viêm tinh hoàn thường đi kèm theo viêm mào tinh hoàn, xảy ra do sự tấn công của virus quai bị hoặc vi khuẩn/ virus lây truyền qua đường tình dục gây ra. 

Một số triệu chứng viêm tinh hoàn thường gặp khác bao gồm: TInh hoàn đau nhức, đau khi quan hệ tình dục, đau khi xuất tinh, cơn đau có thể lan xuống dương vật/ bẹn háng…

Viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn cần được điều trị càng sớm càng tốt. Nếu nam giới chủ quan không phát hiện và điều trị, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mạn tính làm tinh hoàn bị xơ cứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản và ham muốn tình dục. 

2. Bị sưng tinh hoàn bên trái - Do chấn thương

Tinh hoàn chỉ được bao bọc bởi lớp da bìu, hoàn toàn không có xương hay cơ bắp bảo vệ nên rất nhạy cảm. Hơn nữa, tinh hoàn lại nằm ở vị trí ngay trước vùng chậu nên rất dễ chịu tác động ngoại cảnh mà dẫn đến chấn thương. Bất kỳ một tác động nào, dù nhỏ hay lớn đều có thể khiến tinh hoàn bị sưng bên trái hoặc bên phải hoặc cả hai bên.

Trên thực tế, chấn thương tinh hoàn có thể do chịu lực từ cú đấm, chơi thể thao, đạp xe, va chạm vào hạ bộ, quan hệ tình dục thô bạo…

3. Tinh hoàn trái bị sưng - Tràn dịch màng tinh hoàn 

Sưng tinh hoàn trái là bị gì? Tình trạng xuất hiện thanh dịch ở giữa 2 lá màng tinh hoàn được gọi là bệnh tràn dịch màng tinh hoàn. Nguyên nhân gây bệnh có thể do bẩm sinh hoặc có thể do tình trạng viêm/ u tinh hoàn lâu ngày khiến mào tinh bị sưng. 

Dịch ứ ở bìu tăng lên nhưng không gây tình trạng viêm, không gây đau đớn hay thay đổi màu sắc. Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ tiến hành soi đèn sẽ thấy được phần dịch bên trong bìu màu trắng đục hơi hơi hồng. Tuy nhiên, nếu phần dịch có màu đen thì có thể do u tinh hoàn gây ra. 

4. Bị đau và sưng tinh hoàn bên trái - Giãn tĩnh mạch thừng tinh

Giãn tĩnh mạch tinh là bệnh lý thường gặp ở nam giới, là hiện tượng sa giãn bất thường của hệ thống tĩnh mạch, đám rối tĩnh mạch tinh hoàn. 

Tĩnh mạch tinh không có van nên rất dễ gặp phải hiện tượng trào ngược máu, bắt đầu từ thận và các đám rối tĩnh mạch thừng tinh. Không ít trường hợp nam giới bị vô sinh hiếm muộn do bị giãn tĩnh mạch thừng tinh cần thực hiện tinh dịch đồ để đánh giá mức độ ảnh hưởng. 

Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh bao gồm đau tinh hoàn (đau tức), thường sưng đau tinh hoàn trái, dùng tay có thể cảm nhận được búi lùng nhùng trên bề mặt da bìu. 

5. Sưng đau 1 bên tinh hoàn trái - Xoắn tinh hoàn 

Nguyên nhân bị sưng tinh hoàn trái do đâu? Tinh hoàn bị sưng đau đột ngột có thể do xoắn tinh hoàn gây ra. Đây là bệnh lý cấp tính tại tinh hoàn cần được cấp cứu điều trị kịp thời. Xoắn tinh hoàn gây tình trạng dây thừng tinh hoàn bị xoắn lại và xoay quanh trục, lưu lượng máu về tinh hoàn không thể lưu thông gây ra hiện tượng tắc nghẽn. 

Các triệu chứng xoắn tinh hoàn thường gặp bao gồm tinh hoàn sưng to, đau dữ dội đột ngột, chóng mặt, sốt, buồn nôn hoặc nôn…

6. Sưng một bên tinh hoàn bên trái - Ung thư tinh hoàn 

Khối ung thư tinh hoàn có khả năng phát triển lớn và di căn sang các khu vực xung quanh và có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Nam giới có thể sờ thấy bên trong bìu xuất hiện nhiều khối u sưng cứng không đau, hoặc có thể đau ở một hoặc hai bên tinh hoàn. Các triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm đau vùng bìu, nổi hạch bẹn, đau vùng bụng dưới, đau khi quan hệ,...

7. Sưng tinh hoàn ở bên trái - Thoát vị bẹn 

Bệnh lý xảy ra do một bộ phận của bẹn lệch khỏi vị trí ban đầu, gây tình trạng tức nặng khu vực bìu bẹn. Bên cạnh đó, khối sà xuống bìu còn khiến tinh hoàn một bên sưng to (bên trái/ bên phải) kéo theo những cơn đau tức khó chịu. Bệnh nhân bị thoát vị bẹn cần được điều trị phẫu thuật đóng lỗ thoát vị. 

[Shortcode bác sĩ Thế]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Sưng tinh hoàn trái có nguy hiểm không? 

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sưng tinh hoàn trái nếu chỉ xảy ra trong vài ngày và không đi kèm theo các triệu chứng khác thì không cần lo lắng. Tuy nhiên, trường hợp khối sưng đau tăng dần có xu hướng nghiêm trọng hơn, đi kèm với các triệu chứng nổi u cục, đau đột ngột kéo dài, sốt, buồn nôn, đau rát khi quan hệ…thì cần được thăm khám ngay tại cơ sở chuyên khoa uy tín. 

Nếu không sớm điều trị sớm, hiện tượng tinh hoàn trái bị sưng do bệnh lý có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc:

  • Ung thư tinh hoàn: Sưng tinh hoàn bên trái kéo dài kèm theo nhiều triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, rối loạn tiểu tiện, nhất là sự xuất hiện của khối sưng cứng có thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư tinh hoàn nguy hiểm đến tính mạng.
  • Hiếm muộn - vô sinh: Tinh hoàn gặp vấn đề bất thường sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh tinh, đồng nghĩa rằng số lượng - chất lượng tinh trùng bị suy giảm đáng kể.
  • Suy giảm chức năng sinh lý: Tinh hoàn bị tổn thương gây gián đoạn quá trình sản xuất hormone testosterone. Khi lượng testosterone không được cung cấp đầy đủ sẽ gây suy giảm chức năng sinh lý với các triệu chứng như rối loạn cương dương, rối loạn xuất tinh, suy giảm ham muốn, yếu sinh lý,... 

[Shortcode tư vấn 1]

 

Bị sưng tinh hoàn trái phải làm sao?

Trong mọi trường hợp, sưng tinh hoàn trái cần thăm khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Căn cứ vào đó bác sĩ sẽ tư vấn cách khắc phục và điều trị khác nhau. 

Với trường hợp sưng tinh hoàn bên trái do viêm tinh hoàn/ viêm mào tinh hoàn sẽ chủ yếu điều trị bằng thuốc Tây y chuyên khoa nhằm tiêu diệt hiệu quả vi khuẩn/ virus gây bệnh, chữa lành tổn thương nhanh chóng. Để tăng hiệu quả điều trị, tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng kết hợp công nghệ trị liệu quang dẫn CRS II tăng khả năng tiêu viêm, tiêu diệt tác nhân gây bệnh, rút ngắn thời gian hồi phục và ngăn ngừa tối đa nguy cơ tái phát.

Với trường hợp tinh hoàn bên trái bị sưng do  giãn tĩnh mạch thừng tinh, tràn dịch màng tinh hoàn hay thoát vị bẹn sẽ cần tiến hành phẫu thuật điều trị. 

Trường hợp xoắn tinh hoàn là bệnh lý cấp tính cần được điều trị tại cơ sở y tế chuyên khoa để tháo xoắn kịp thời. Nếu tháo xoắn muộn thì khả năng tinh hoàn bị hoại tử và phải cắt bỏ là rất cao nên nam giới cần hết sức lưu ý. 

Bên cạnh đó, khi gặp phải hiện tượng tinh hoàn bên trái bị sưng, nam giới cần lưu ý một số vấn đề dưới đây: 

  • Tuyệt đối không tham khảo và tự ý mua thuốc chống viêm, giảm sưng đau sử dụng tại nhà khi chưa rõ nguyên nhân. Việc tự ý điều trị có thể dẫn đến nhiều rủi ro về sức khỏe cũng như chức năng - hoạt động của tinh hoàn về sau. 
  • Kiêng quan hệ tình dục, tránh vận động mạnh, khiêng vác vật nặng…vì có thể làm tinh hoàn thêm tổn thương. 
  • Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về các biện pháp hỗ trợ tại nhà như dùng đồ bảo hộ nâng đỡ bìu tinh hoàn, tăng nước ấm để giảm sưng tấy. 

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Trên đây bác sĩ đã giải đáp về các nguyên nhân gây sưng tinh hoàn trái ở nam giới.  Nếu còn các vấn đề băn khoăn có thể liên hệ ngay 0243.9656.999 để được tư vấn. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối