Những điều cần biết về tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Bài viết có ích: 451 lượt bình chọn
Là biện pháp sử dụng phổ biến ở phái nữ, song việc xảy ra tác dụng phụ của thuốc tránh thai là điều khó có thể tránh khỏi. Tùy vào cơ địa của từng người mà những tác dụng phụ này có thể diễn ra từ 1 - 3 tháng. Dùng thuốc tránh thai gây ra những tác dụng phụ gì, có cách nào để hạn chế không? Mọi thắc mắc sẽ được các bác sĩ tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng giải đáp trong bài viết dưới đây.
Lý do dẫn đến tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai xảy ra do sự thay đổi nội tiết tố của sản phẩm này mang lại.
Thuốc tránh thai là sự kết hợp của hormone estrogen và progestin hoặc chỉ đơn thuần là progestin. Khi sử dụng, thuốc có tác dụng tạo ra môi trường âm đạo không lý tưởng cho quá trình thụ tinh, ngăn ngừa rụng trứng, từ đó hạn chế tối đa khả năng thụ thai. Chính vì thế, việc sử dụng sản phẩm có khả năng làm thay đổi nội tiết tố vô tình có thể dẫn đến những phản ứng sinh lý của cơ thể.
Bên cạnh đó, dùng thuốc tránh thai chống chỉ định cho một số trường hợp như có thai hoặc nghi ngờ đang mang thai, đang cho con bú trong khoảng 6 tuần sau sinh, mắc bệnh lý về gan, thận, tim mạch, tiểu đường, rối loạn chức năng đông máu,...
Như vậy, tác dụng phụ của thuốc tránh thai xảy ra trong quá trình sử dụng là điều mà ai cũng đều có thể gặp phải. Đồng thời, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, hãy hỏi ý kiến và thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để xem tình trạng bản thân có phù hợp sử dụng hay không.
Tổng hợp các tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường gặp
Sau đây là những tác dụng phụ của thuốc tránh thai mà chị em có thể gặp phải trong quá trình sử dụng;
- Gây cảm giác buồn nôn
Buồn nôn là tác dụng phụ phổ biến nhất khi dùng thuốc ngừa thai. Thông thường, cảm giác này sẽ diễn ra trong khoảng 3 tháng kể từ lúc dùng thuốc và sẽ tự giảm dần.
Triệu chứng buồn nôn có thể trở nên tệ hơn nếu bạn uống thuốc khi đang đói. Tốt hơn hết, nên sử dụng thuốc khi bạn vừa ăn no.
- Thay đổi tâm trạng
Nhiều nghiên cứu cho thấy nữ giới sử dụng thuốc tránh thai có nguy cơ dễ bị trầm cảm hơn hơn so với những người không uống. Các chuyên gia cho biết, hormone sinh dục có tác động đáng kể đến các vùng não liên quan đến hoạt động cảm xúc và nhận thức.
Đặc biệt, progesterone tổng hợp có tác động không nhỏ đến các hoạt chất não là serotonin và monoamine oxidase. Từ đó, dẫn đến tinh thần dễ bị lo âu, bứt rứt và nặng hơn là bị trầm cảm.
Chính vì thế, dùng thuốc tránh thai chỉ chứa thành phần progesterone được nhận định có khả năng gây trầm cảm cao nhất trong tất cả loại thuốc tránh thai.
- Đau và căng tức ngực
Dùng thuốc tránh thai có khả năng làm phì đại tuyến vú nên một số chị em sẽ có cảm giác ngực căng lên kèm theo đau tức. Tình trạng này có thể tự hết trong vài này. Trong thời gian đó, chị em nên mặc áo ngực loại mềm, hạn chế muối trong chế độ ăn và giảm tiêu thụ caffein.
- Cảm giác đau nửa đầu
Có nhiều báo cao về trường hợp bị tác dụng phụ của thuốc ngừa thai gây đau nửa đầu. Cường độ của cơn đau có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo tỷ lệ hormone của thuốc sử dụng. Và cơn đau sẽ giảm dần khi cơ thể dần quen với tác dụng của thuốc.
- Tăng cân đột ngột
Tăng cân cũng là một tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc tránh thai hàng ngày. Tình trạng này xảy ra là do việc tăng nồng độ estrogen trong cơ thể có thể làm thay đổi kích thước và sự phân bố các tế bào mỡ trong cơ thể.
- Thay đổi trong tiết dịch âm đạo
Sự thay đổi nồng độ hormone do thuốc tránh thai có thể làm tăng hoặc giảm sự tiết dịch bôi trơn trong âm đạo. Theo đó, ở một số chị em có thể gặp phải hiện tượng dịch âm đạo tiết ra nhiều gây ẩm ướt. Hoặc âm đạo khô hạn trở nên kích ứng, gây ngứa và khó chịu.
Vì thế, nếu nhận thấy tiết dịch âm đạo bất thường và kèm theo mùi khó chịu, hãy liên hệ với bác sĩ để phòng trừ trường hợp viêm nhiễm.
- Ra máu ngoài kỳ kinh
Ra máu âm đạo không phải trong ngày kinh cũng là một tác dụng phụ hay gặp phải khi dùng thuốc tránh thai. Nguyên nhân là do cơ thể thay đổi về nồng độ hormone hoặc tử cung đang điều chỉnh nội mạc tử cung mỏng hơn.
Tình trạng xuất huyết âm đạo thường xảy ra giữa các chu kỳ. Trường hợp ra máu ngoài chu kỳ 5 ngày kể từ lúc dùng thuốc tránh thai hoặc ra máu nặng từ 3 ngày trở nên thì nên đi khám để có hướng xử trí phù hợp.
- Trễ kinh
Khi dùng thuốc tránh thai, việc thay đổi nồng độ hormone và cơ thể dễ bị căng thẳng là điều không thể tránh khỏi. Chính những điều này ảnh hưởng phần nào đến chu kỳ kinh, chủ yếu là bị chậm kinh ở người phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai.
Bên cạnh đó, nếu thấy bị chậm kinh hoặc lượng máu kinh ra ít khi sử dụng thuốc tránh thai, bạn nên thử thai trước khi bắt đầu liều tiếp theo.
- Tăng hoặc giảm ham muốn tình dục
Nội tiết tố thay đổi cũng khiến cho chị em có cảm giác tăng hoặc giảm ham muốn tình dục hơn so với bình thường. Cùng với đó, nếu quan hệ tình dục cũng gặp phải tình trạng khô âm đạo, đau vùng xương chậu thì hãy cẩn thận nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa và cần gặp bác sĩ để tư vấn cách điều trị.
- Gây hiện tượng giữ nước
Ở nữ giới uống thuốc tránh thai, cơ thể có xu hướng giữ lại chất lỏng dư thừa tại các khu vực như ngực, hông, mắt cá chân.
Ngoài ra, dùng thuốc cũng ảnh hưởng đến hệ vi khuẩn đường ruột. Vi khuẩn gia tăng số lượng làm tăng sinh khí và dẫn đến hiện tượng đầy hơi.
- Ảnh hưởng tới vấn đề thị lực
Nội tiết tố thay đổi là nguyên nhân dẫn đến chứng khô mắt, ảnh hưởng đến thị lực. Thêm nữa, tác dụng phụ giữ nước và sưng viêm cũng có thể làm thay đổi hình dạng giác mạc. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với những chị em có thói quen sử dụng kính áp tròng.
- Nguy cơ ung thư
Lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hoặc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư như ung thư buồng trứng, ung thư vú, ung thư cổ tử tử cung,...
- Vấn đề tim mạch
Dùng thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ liên quan đến các bệnh tim mạch, cao huyết áp hoặc tiền căn bị nhồi máu cơ tim. Vì thế mà sản phẩm này chống chỉ định với những nữ giới đang gặp phải tình trạng này. Bởi vậy, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về các biện pháp ngừa thai thích hợp khác.
Làm thế nào để hạn chế tác dụng phụ của thuốc tránh thai?
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai gặp phải ở mỗi người có thể khác nhau. Tựu chung lại, để giảm bớt phần nào những ảnh hưởng khó chịu từ những tình trạng này, chị em cần chủ động trang bị cho mình một số lưu ý quan trọng sau đây:
- Nắm rõ các thông tin của thuốc như hướng dẫn sử dụng, liều lượng như thế nào cho đúng. Đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ nên dùng tối đa 2 lần trong vòng 1 tháng và không quá 3 lần trong 1 năm.
- Sẵn sàng tâm lý có thể gặp phải tác dụng phụ của thuốc tránh thai ngay trong những thời gian đầu sử dụng. Trường hợp tác dụng phụ kéo dài và có xu hướng nghiêm trọng hơn, hãy nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế phụ khoa để được bác sĩ kiểm tra cũng như can thiệp xử lý.
- Giữ tinh thần thoải mái, không nên để bản thân căng thẳng quá mức để thuốc có thể phát huy công dụng hiệu quả hơn, giảm thiểu bớt những tác dụng phụ không mong muốn.
- Xây dựng lối sống lành mạnh bao gồm ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc, tránh xa chất kích thích, hạn chế dùng đồ uống có cồn,...
- Thuốc tránh thai chỉ có công dụng ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn, không có khả năng phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Vì thế, chị em cần có thói quen đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc đi khám ngay lập tức khi có dấu hiệu bất thường nhằm kiểm soát tình trạng sức khỏe sinh sản tốt nhất.
Trên đây là những thông tin cần biết về tác dụng phụ của thuốc tránh thai. Hy vọng qua đó sẽ giúp chị em phụ nữ biết cách sử dụng thuốc tránh thai hiệu quả, an toàn, hạn chế tối đa tác dụng phụ, bảo vệ an toàn sức khỏe thể chất và khả năng sinh sản. Cần hỗ trợ thêm, bạn đọc vui lòng liên hệ số điện thoại 0243 9656 999 để được đội ngũ chuyên gia sức khỏe trực tiếp tư vấn hoàn toàn miễn phí.
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?