Tại sao lại bị viêm bàng quang và làm thế nào để khắc phục?

Điểm trung bình: 4.9/5
Bài viết có ích: 907 lượt bình chọn

Tại sao lại bị viêm bàng quang? Viêm bàng quang là một trong các bệnh lý đường tiết niệu thường gặp gây ra nhiều triệu chứng khó chịu trong cuộc sống. Nếu không có phương án giải quyết đúng đắn từ sớm, bệnh sẽ dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Vì thế, khi đã biết tường tận vì sao bị viêm bàng quang bạn nên tuân thủ điều trị theo phác đồ phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Lý giải tại sao lại bị viêm bàng quang

Tại sao lại bị viêm bàng quang? Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng cấp tính,chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua niệu đạo. 

Bình thường, hệ tiết niệu có thể ngăn chặn vi khuẩn tồn tại và phát triển do đặc tính khó bám dính trên bề mặt đường tiểu. Theo đó vi khuẩn nhanh chóng bị tống xuất ra ngoài. Cộng thêm nước tiểu cũng có tính kháng khuẩn, ức chế vi khuẩn sinh sôi.

Tuy nhiên, khi cơ thể suy yếu, đề kháng giảm hoặc niệu đạo tổn thương sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Chúng sẽ gây viêm bàng quang theo con đường ngược dòng từ niệu đạo.

Những vi khuẩn gây viêm bàng quang thường gặp gồm có:

  • E.coli là vi khuẩn thường gặp nhất, chiếm tới 80% tỷ lệ trường hợp bị viêm bàng quang. Bình thường chúng tồn tại chủ yếu ở ruột già. Nhưng khi loại khuẩn này quá nhiều, cơ thể không thể thải hết qua nước tiểu nên sẽ tích tụ và gây nhiễm trùng.
  • Một số vi khuẩn khác cũng có khả năng gây viêm bàng như: chlamydia, mycoplasma, proteus, klebsiella, enterococcus faecalis, tụ cầu vàng hay trực khuẩn mủ xanh.

Mặc dù nhiễm trùng do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhưng một số yếu tố không lây nhiễm cũng có thể khiến bàng quang bị viêm. Kể đến như sau:

  • Viêm bàng quang kẽ: Là một loại bệnh tiết niệu với những cơn đau vùng chậu mãn tính kèm theo tình trạng tăng số lần đi tiểu. Dựa trên các kết quả nghiên cứu cho thấy sinh lý của viêm bàng quang kẽ có liên quan đến tình trạng suy giảm chất nhầy bảo vệ của niệu quản. Hơn nữa, chất kali niệu được xác nhận là tác nhân gây ảnh hưởng xấu tới bàng quang, có thể gây ra sự kích thích dây thần kinh cảm giác và làm tổn thương cơ trơn ở bàng quang.
  • Viêm bàng quang do thuốc: Thuốc sau khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ thông qua thận xử lý lọc bỏ những chất độc hại và loại bỏ khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện. Tuy nhiên, một số loại thuốc có thể gây kích ứng cho bàng quang khi thoát ra ngoài cơ thể và dẫn đến hiện tượng viêm.
  • Viêm bàng quang do bức xạ: Xạ trị được ứng dụng trong điều trị các tế bào ung thư và thu nhỏ các khối u. Mặc dù vậy nó cũng có thể làm tổn thương các tế bào khỏe mạnh. Điều trị bằng bức xạ ở vùng xương chậu có thể ảnh hưởng tới bàng quang ngay cạnh đó và gây nên viêm.
  • Viêm bàng quang do dị vật: Dùng ống thông tiểu tạo điều kiện cho nước tiểu thoát ra khỏi bàng quang nhưng nếu để quá lâu cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn. Đồng thời có thể làm tổn thương các mô trong đường tiết niệu. Khiến bàng quang bị viêm vừa do vi khuẩn, vừa do tổn thương mô.
  • Viêm bàng quang do hóa chất: Vì sao bị viêm bàng quang thì một số người có thể bị mẫn cảm với các hóa chất có trong một số sản phẩm nhất định, chẳng hạn như sữa tắm, thuốc xịt hay dung dịch vệ sinh,... Điều này có thể phát triển phản ứng dạng dị ứng trong bàng quang và gây viêm
  • Biến chứng viêm bàng quang: Viêm bàng quang đôi khi có thể xảy ra như một biến chứng của các tình trạng khác. Chẳng hạn như bệnh tiểu đường, sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt, HIV hoặc chấn thương tủy sống.

[Shortcode tư vấn 1]

 

Đối tượng nguy cơ cao bị viêm bàng quang

Viêm bàng quang có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng nữ giới lại có tỷ lệ cao hơn cả. Tại sao lại bị viêm bàng quang ở nữ dễ hơn là do cấu tạo niệu đạo ở cả hai giới có phần khác nhau. Niệu đạo - đường dẫn nước tiểu của nữ giới khá ngắn, mầm bệnh theo đó dễ dàng di chuyển lên bàng quang và gây viêm nhiễm.

Bên cạnh đó, những đối tượng có nguy cơ bị viêm bàng quang cần phải chú ý kể đến như sau:

  • Người có lối sống tình dục phóng khoáng: Khi quan hệ tình dục, các khuẩn gây viêm sinh dục cũng có thể đẩy vào niệu đạo và ngược dòng lên bàng quang.
  • Nữ giới dùng tampon (băng vệ sinh dạng que) cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào nếu vệ sinh không kỹ.
  • Phụ nữ mang thai có nhiều sự thay đổi nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng bàng quang.
  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm khiến niêm mạc niệu đạo trở nên mỏng hơn, dễ bị tổn thương và tăng khả năng nhiễm trùng. 
  • Người bị sỏi bàng quang hoặc nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt chèn ép lên bàng quang, khiến nước tiểu dễ bị ứ đọng lại trong bàng quang, lâu dần dẫn đến viêm nhiễm.
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như người bệnh tiểu đường, nhiễm HIV hay đang điều trị ung thư cũng làm gia tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn gây viêm bàng quang.
  • Người phải sử dụng ống thông bàng quang kéo dài có thể làm tăng khả năng viêm nhiễm do vi khuẩn cũng như tổn thương mô bàng quang.

[Shortcode bác sĩ Thế]

 

[Shortcode tư vấn 3]

 

Điều trị viêm bàng quang như thế nào?

Để điều trị hiệu quả viêm bàng quang, người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán tìm ra lý do tại sao lại bị viêm bàng quang cũng như đánh giá tình trạng thương tổn. Dựa vào đó bác sĩ mới có thể đưa ra hướng điều trị sao cho hợp lý và hiệu quả nhất.

Ngay khi có những dấu hiệu kể đến như: nước tiểu sẫm màu, có mùi hôi, lẫn máu hoặc dịch mủ; tiểu rắt, tiểu buốt, cảm giác buồn tiểu liên tục; đau ở lưng dưới hoặc bụng dưới, đau khi quan hệ tình dục; sốt nhẹ,... thì hãy nhanh chóng đi khám ngay vì khả năng cao bạn đã bị viêm bàng quang.

Chia sẻ từ các bác sĩ tại phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng đồng, bệnh viêm bàng quang thường được điều trị theo phác đồ sau:

  • Với mức độ bệnh nhẹ và mới mắc lần đầu, bạn sẽ dùng thuốc kháng sinh với công dụng diệt khuẩn gây viêm.
  • Trong trường hợp viêm bàng quang diễn ra trong thời gian dài, cơ địa người bệnh không đáp ứng với thuốc sẽ áp dụng vật lý trị liệu với hệ thống quang dẫn CRS II. Sử dụng sóng cao tần tác động trực tiếp tới ổ viêm, đẩy mạnh điều tiết các dịch viêm ra ngoài một cách triệt để. Đồng thời thúc đẩy tuần hoàn máu, nâng cao miễn dịch cơ thể để tăng cường hiệu quả hấp thụ thuốc. Sau điều trị, người bệnh có thể dùng thêm thuốc đông y để hạn chế những tác dụng phụ của thuốc tây y.

Bên cạnh điều trị theo phác đồ chuyên khoa, người bệnh cần tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh qua sự tư vấn của bác sĩ để nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa bệnh tiến triển dai dẳng.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

 

[Shortcode tư vấn 3]

 

Hy vọng bài viết đã cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về thắc mắc tại sao lại bị viêm bàng quang. Cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch hẹn khám, hãy liên hệ ngay hotline 0243 9656 999 để được hỗ trợ chi tiết nhất.

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối