Teo 1 bên tinh hoàn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa như thế nào?
Bài viết có ích: 941 lượt bình chọn
Teo 1 bên tinh hoàn xảy ra có thể do các vấn đề tiềm ẩn khiến tinh hoàn bị lại như tuổi tác, lão hóa hoặc có thể do các bệnh lý có từ trước hay do nhiễm trùng gây ra. Nam giới cần chú ý triệu chứng để có hướng phát hiện và điều trị kịp thời, bảo vệ khả năng sinh sản.
Tìm hiểu teo 1 bên tinh hoàn là gì?
Teo 1 bên tinh hoàn là hiện tượng một bên tinh hoàn bị teo lại, kích thước nhỏ hơn bình thường. Nghiên cứu tại Đại học Y Hà Nội cho thấy, bình thường thể tích tinh hoàn ở nam giới dao động 14-15ml.
Teo tinh hoàn là một biến chứng rất nguy hiểm cho sức khỏe sinh sản của nam giới. Tình trạng này có thể diễn ra âm ỉ từ vài tháng đến vài năm. Nam giới có thể tự khám tinh hoàn cho mình sẽ thấy có sự chênh lệch ở hai bên tinh hoàn hoặc một bên tinh hoàn có vẻ nhỏ hơn bên còn lại. Với tình trạng này, nam giới nên đi thăm khám chuyên khoa để kiểm tra xác định tình trạng và can thiệp sớm nhất để tránh gặp phải biến chứng.
Nguyên nhân gây teo 1 bên tinh hoàn do đâu?
Nguyên nhân khiến tinh hoàn bị teo 1 bên là do yếu tố môi trường làm việc, di truyền, lối sống…hoặc do biến chứng của các bệnh lý gây ra.
- Tuổi tác
Tuổi càng cao, cơ thể sẽ càng lão hóa, các cơ quan trong cơ thể cũng dần suy giảm chức năng. Giống như ở nữ giới phải trải qua thời kỳ mãn kinh thì nam giới cũng phải đối mặt với giai đoạn mãn dục nam.
Tuổi càng lớn sẽ kéo theo sự suy giảm nội tiết tố, khi nội tiết tố bị suy giảm sẽ càng làm gia tăng nguy cơ bị teo tinh hoàn.
- Mất cân bằng nội tiết tố
Sử dụng steroid hay các liệu pháp thay thế testosterone hoặc sử dụng estrogen cũng đều có thể gây ra ảnh hưởng đến hoạt động - chức năng của tinh hoàn.
- Viêm tinh hoàn
Đa phần các trường hợp teo tinh hoàn đều là biến chứng sau viêm của bệnh quai bị. Nguyên nhân là do virus quai bị có ái tính rất cao với nhu mô tinh hoàn, ở những trường hợp quai bị nặng có thể khiến tinh hoàn bị tổn thương không thể hồi phục.
Trường hợp một bên tinh hoàn bị teo, bên còn lại có thể phát triển bù trừ. Hầu hết nam giới bị sau dậy thì mắc bệnh quai bị đều có nguy cơ cao biến chứng viêm tinh hoàn và teo tinh hoàn. Trong đó có đến 60% nam giới bị biến chứng teo tinh hoàn ở ít nhất một bên.
- Xoắn tinh hoàn
Bệnh xảy ra khi tinh hoàn tự xoay quanh trục, gây tắc nghẽn đột ngột tại thừng tinh. Từ đó làm suy giảm hoặc ứ máu đến tinh hoàn. Nếu không được tháo xoắn kịp thời có thể khiến tinh hoàn bị tổn thương vĩnh viễn, nhẹ có thể gây teo tinh hoàn, nặng có thể gây hoại tử tinh hoàn và cắt bỏ là điều chắc chắn.
- Tinh hoàn ẩn
Đây là một dị tật khá phổ biến ở trẻ nam, trong đó tỷ lệ bị tinh hoàn ẩn ở trẻ non tháng lên tới 17-36%, với trẻ đủ tháng tỷ lệ này chỉ rơi vào khoảng 3-5%. Tuy nhiên, sau sinh từ 3-5 tháng, có khoảng 70-75% trường hợp tinh hoàn ẩn sẽ tự xuống bìu nhờ đợt tăng cao nồng độ hormone testosterone. Sau 6 tháng, tỷ lệ tinh hoàn ẩn chỉ có chiếm khoảng 0,8-1,8%.
Nhận biết triệu chứng 1 bên tinh hoàn bị teo cần thăm khám sớm
Triệu chứng điển hình nhất của bệnh teo 1 bên tinh hoàn là hiện tượng co rút 1 bên tinh hoàn thì một số trường hợp có thể xảy ra một số triệu chứng khác phụ thuộc vào độ tuổi.
- Triệu chứng teo tinh hoàn một bên trước tuổi dậy thì
Trẻ nam chưa qua tuổi dậy thì, triệu chứng khác khi bị teo tinh hoàn thể hiện qua tình trạng không phát triển đặc điểm sinh dục phụ: Lông mu, lông mặt, kích thước dương vật.
- Triệu chứng teo tinh hoàn 1 bên sau dậy thì
Các triệu chứng teo tinh hoàn ở nam giới sau dậy thì bao gồm suy giảm ham muốn tình dục, giảm khối lượng cơ, khô khan, suy giảm hoặc không có lông mặt - lông mu, tinh hoàn mềm hơn.
Teo 1 bên tinh hoàn có con được không?
Giải đáp về vấn đề bị teo 1 bên tinh hoàn có con được không, các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Nếu chỉ teo một bên tinh hoàn và một bên còn lại vẫn có chức năng và hoạt động bình thường, đảm bảo được quá trình sản xuất tinh trùng và chất lượng tinh trùng thì nam giới vẫn có thể có con bình thường.
Để biết chính xác khả năng có con khi bị teo tinh hoàn một bên, nam giới cần đi thăm khám, xét nghiệm tinh dịch đồ để có kết quả chính xác nhất.
Tinh hoàn một bên bị teo không đồng nghĩa với vô sinh hiếm muộn. Tuy nhiên, khi bị teo tinh hoàn một bên thì chức năng sản xuất tinh trùng và hormone sinh dục nam đều ít nhiều bị ảnh hưởng. Do đó, nam giới nên chủ động đi thăm khám nam khoa để được bác sĩ tư vấn cách khắc phục hiệu quả và nhanh chóng, trường hợp nặng có thể tiến hành trữ đông tinh trùng để bảo tồn khả năng sinh sản trong tương lai.
Bị teo 1 bên tinh hoàn phải làm sao khắc phục?
Như đã chia sẻ, teo 1 bên tinh hoàn thuộc nhóm bệnh gây vô sinh hiếm muộn ở nam giới do đó việc điều trị là vô cùng cần thiết. Do đó, trong mọi trường hợp nghi ngờ mắc bệnh, hãy chủ động đi thăm khám chuyên khoa để được khắc phục điều trị sớm nhất.
Với trường hợp nam giới bị teo tinh hoàn đang mong muốn có con, các bác sĩ sẽ tư vấn điều trị bằng phương pháp bao gồm:
- Micro-TESE. Vi phẫu trích mô tinh hoàn để tìm tinh trùng micro TESE là phương pháp cho hiệu quả tốt nhất với nhóm trường hợp vô sinh xuất phát từ tổn thương sinh tinh. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê/ gây mê và rạch da giữa đường biu để lộ tinh hoàn ra ngoài.
Dưới kính vi phẫu, các bác sĩ sẽ lựa chọn ống sinh tinh tiềm năng và gửi labo tìm tinh trùng. Mẫu tinh trùng được tìm thấy sẽ đem đi nuôi cấy và thực hiện thụ tinh ống nghiệm.
- Điều trị nội khoa: Chỉ định với bệnh nhân bị teo tinh hoàn do nhiễm trùng, chủ yếu điều trị bằng kháng sinh. Với trường hợp bệnh nhân tổn thương nội tiết gây teo tinh hoàn cần được thăm khám, điều trị với phác đồ điều chỉnh nội tiết tố kết hợp tập luyện.
- Phẫu thuật điều trị: Áp dụng với bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn hay giãn tĩnh mạch tinh hoàn.
- Điều chỉnh lối sống: Nam giới có thể kết hợp điều trị y tế đồng thời thay đổi lối sống sinh hoạt nhằm tăng hiệu quả điều trị. Nam giới bị teo tinh hoàn đang mong con cần duy trì lối sống lành mạnh, nói không với chất kích thích, rượu bia thuốc lá, luyện tập thể thao thường xuyên…để cải thiện sức khỏe sinh sản.
Bên cạnh đó, để phòng ngừa nguy cơ bị teo tinh hoàn, nam giới cần có kế hoạch chủ động bảo vệ sức khỏe sinh sản. Thực tế đa số nam giới hiện nay chưa thực sự quan tâm đến sức khỏe sinh sản, chưa có thói quen thăm khám nam khoa định kỳ và khi có vấn đề bất thường sẽ tự mua thuốc hay thực phẩm chức năng trôi nổi. Việc tự ý dùng thuốc có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nặng nề về sau.
Một số biện pháp phòng ngừa teo tinh hoàn bao gồm:
- Tiêm vaccine ngừa bệnh quai bị, mũi tiêm được tích hợp 3 trong 1 sởi - quai bị - rubella và có thể tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung chất xơ, vitamin…tăng cường thịt, cá, trứng, sữa…nhằm bổ sung protein cho cơ thể.
- Vận động thường xuyên nhưng hạn chế các bài tập quá sức.
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ về bệnh teo 1 bên tinh hoàn. Nam giới cần giải đáp thắc mắc có thể để lại số điện thoại hoặc liên hệ về số 0243.9656.999 để bác sĩ chuyên khoa giải đáp nhanh chóng.
- Đau tinh hoàn trái sau quan hệ ở nam giới là bệnh gì?
- Đau tinh hoàn trái không sưng không được xem nhẹ!
- Quai bị đau tinh hoàn mấy ngày là bệnh lý gì?
- Dấu hiệu bị xoắn tinh hoàn: Nguyên nhân và biến chứng khôn lường
- Giải đáp lý do nam giới bị đau tinh hoàn khi cương lâu và đề xuất phương hướng khắc phục hiệu quả
- Nam giới bị đau ống dẫn tinh hoàn là do mắc phải bệnh gì, có nguy hiểm không?