Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Điểm trung bình: 4.5/5
Bài viết có ích: 610 lượt bình chọn

Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là một tình trạng bất thường khiến nhiều bậc cha mẹ phụ huynh phải lo lắng khi con mình gặp phải. Tình trạng này cần phải được phát hiện sớm cũng như có hướng điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản thậm chí là gây ung thư tinh hoàn về sau. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ, các chuyên gia tại phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng có một số những chia sẻ như sau.

Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là gì?

Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là một dạng dị tật tinh hoàn, đó chính là tình trạng không thể di chuyển tinh hoàn xuống bìu ở những đứa trẻ mới sinh ra. Ở một số trường hợp mắc bệnh cả 2 bên tinh hoàn đều không có khả năng di chuyển xuống bìu.

Thực tế tinh hoàn ẩn ở trẻ sẽ được chia thành 2 loại phổ biến như sau:

  • Tinh hoàn ẩn sờ thấy: sờ thấy tinh hoàn ở ống bẹn, không phải ở 2 bên bìu
  • Tinh hoàn ẩn không sờ thấy: tinh hoàn ở ổ bụng, lỗ bẹn sâu, không thể sờ thấy

Một số những yếu tố làm rối loạn và cản trở tinh hoàn từ ổ bụng di chuyển xuống bìu cụ thể như sau:

  • Suy giảm tuyến yên do thiếu gonadotropin từ đó làm quá trình di chuyển của tinh hoàn xuống bìu chậm thậm chí là không thể xuống, bên cạnh đó là dấu hiệu dương vật nhỏ
  • Sự bất thường của hormone testosterone khiến tinh hoàn không được phát triển bình thường
  • Suy giảm khả năng cảm nhận của thụ thể Androgen từ đó dẫn đến chức năng sinh dục không phát triển bình thường
  • Sự phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn gây cản trở tinh hoàn di chuyển, từ đó làm tinh hoàn có thể nằm ở bẹn hay vị trí lơ lửng trên cao vùng bụng.
  • Phụ nữ khi mang thai dùng chất kháng Androgen hoặc Diethylstilbestrol sẽ có nguy cơ sinh con bị tinh hoàn ẩn cao hơn
  • Nguyên nhân do xơ hóa vùng ống bẹn hay cuống mạch của tinh hoàn ngắn,...

Trong một số trường hợp chúng ta cũng không thể xác định chính xác nguyên nhân gây tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh là do đâu bởi thế nên các bậc cha mẹ cần theo dõi và kiểm tra trẻ sát sao để phát hiện bệnh sớm cũng như điều trị kịp thời trong những trường hợp cần thiết.

[Shortcode tư vấn 1]

 

Dấu hiệu nhận biết tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh

Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh thường không gây đau hay khó chịu gì thế nhưng cha mẹ vẫn có thể nhận biết chứng tinh hoàn này ở trẻ qua sự quan sát túi bìu với các đặc điểm sau đây:

  • Không sờ thấy tinh hoàn có trong bìu, tại ống bẹn sờ thấy có khối u nghi là tinh hoàn hoặc không có 
  • Bìu ở trẻ kém thậm chí không phát triển
  • Chỉ sờ thấy tinh hoàn ở 1 bên bìu
  • Bìu không cân xứng, một bên xẹp hoặc nhỏ còn 1 bên phát triển bình thường.

Trong một số trường hợp nếu cha mẹ chỉ sờ thấy tinh hoàn ở 1 bên thì đó có thể là do trẻ đang gặp phải tình trạng co rút tinh hoàn do phản xạ cơ bìu hay là do tinh hoàn đã dịch chuyển trở lại bẹn.

Trẻ sơ sinh gặp phải chứng tinh hoàn ẩn đa phần thuộc những trường hợp sau đây:

  • Trẻ sinh non
  • Song thai, trẻ sinh ra nhẹ cân
  • Trong gia đình tiền sử đã có những người bị tinh hoàn ẩn hay mắc phải những vấn đề bất thường liên quan tới cơ quan sinh dục
  • Trong quá trình mang thai, mẹ bầu uống nhiều bia rượu, dùng chất kích thích, hút thuốc lá, làm việc phải thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại
  • Bố/ mẹ hoặc cả 2 đều bị phơi nhiễm với 1 số thuốc trừ sâu

[Shortcode bác sĩ Thế]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Biến chứng tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh không điều trị kịp thời

Dựa trên nhiều nghiên cứu cho thấy tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng, số lượng tinh trùng và dẫn tới vô sinh. Tinh hoàn ẩn nên đường kính ống sinh tinh cũng nhỏ hơn, sự xơ hóa tinh hoàn cung diễn ra nhanh hơn và dẫn tới những thay đổi trong mô học tinh hoàn.

Tuy nhiên nếu người bệnh chỉ bị tinh hoàn ẩn 1 bên thì khả năng có con vẫn có thể xảy ra. Thế nhưng sẽ có nguy cơ gây ung thư tinh hoàn và nhiều nguy cơ nghiêm trọng khác.

Tóm lại tinh hoàn ẩn ở trẻ là một bệnh lý hết sức nguy hiểm, cha mẹ cần cho con đi thăm khám sớm và có biện pháp điều trị kịp thời ngay từ khi phát hiện trẻ có những triệu chứng của bệnh lý.

Cách điều trị tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh

Tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh cần phải được thăm khám, phát hiện và điều trị sớm vậy nên cha mẹ nếu thấy trẻ có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh cần đi thăm khám ngay. Sau quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ kết hợp thực hiện một số những thủ thuật cần thiết để phát hiện sớm dị tật bất thường làm ảnh hưởng tới sự phát triển hệ sinh dịch. Đó là một số những thủ thuật như sau:

  • Siêu âm: Đối với trẻ quá béo cần được tiến hành siêu âm để kiểm tra sẽ chính xác hơn, siêu âm xác định tinh hoàn nằm trong ổ bụng hay ở bẹn. Tuy nhiên thủ thuật này có nhiều mặt hạn chế không thể phân biệt được với những trường hợp không có tinh hoàn 
  • Nội soi ổ bụng dưới gây mê: Hơn 95% trẻ bị tinh hoàn ẩn không thể sờ thấy, không phát hiện qua siêu âm đều có thể chẩn đoán bằng thủ thuật này
  • Tìm tĩnh mạch tinh bằng chụp tĩnh mạch chủ dưới thông qua tĩnh mạch đùi. Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ xác định vị trí tinh hoàn ( phương pháp này thường gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ)
  • Đo Testosterone, liệu pháp HCG,...: Với trẻ bị tinh hoàn ẩn 2 bên, tinh hoàn ẩn lỗ tiểu thấp sẽ thường được chỉ định bằng phương pháp này để phát hiện tình trạng lưỡng giới.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phẫu thuật chính là cách khắc phục hiệu quả tình trạng tinh hoàn ẩn ở trẻ. Khoảng thời gian phẫu thuật tốt nhất nên tiến hành trong khoảng từ tháng thứ 6 đến lúc trẻ 1 tuổi. Sau khoảng thời gian 1 tuổi, lượng tế bào mầm chứa trong tinh hoàn đã bị giảm mạnh, ống sinh tinh có thể bị xơ hóa khiến cho khả năng sinh tinh của trẻ sau này sẽ bị ảnh hưởng. 

Thực hiện thủ thuật điều trị tinh hoàn ẩn đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải là người có trình độ chuyên môn cao, tay nghề giỏi để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho trẻ. Sau quá trình làm thủ thuật cha mẹ cũng cần lưu ý đến việc chăm sóc trẻ, nên cho trẻ mặc những bộ đồ thoải mái, thông thoáng và đặc biệt là nên cho trẻ đi thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa.

Thăm khám định kỳ có thể đánh giá vị trí cũng như kích thước, sự phát triển của tinh hoàn, đánh giá khả năng sinh sản sau này khi trẻ trưởng thành, tầm soát ung thư tinh hoàn tốt nhất. Đây là vấn đề mà cha mẹ cần phải đặc biệt quan tâm chú ý.

[Shortcode giới thiệu phòng khám]

[Shortcode tư vấn 3]

 

Dựa trên những thông tin chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc đặc biệt là những người làm cha làm mẹ hiểu rõ về tình trạng tinh hoàn ẩn ở trẻ sơ sinh. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối