Tinh trùng đặc tốt hay xấu? Có ảnh hưởng gì không?
Bài viết có ích: 844 lượt bình chọn
Tinh trùng đặc tốt hay xấu là thắc mắc của nhiều nam giới khi đang gặp phải hiện tượng này. Trên thực tế, nhiều nam giới vốn có kết cấu tinh trùng bị đặc tự nhiên và điều này không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào. Tuy nhiên, nếu nam giới nhận thấy tinh trùng đặc như thạch và nhiều bất thường, có mùi, có thể có lẫn máu thì tốt nhất nên đi thăm khám sớm.
Tinh trùng đặc như thế nào?
Ở nam giới khỏe mạnh, tinh dịch sau khi xuất tinh thường có màu trắng sữa, kết cấu sệt sệt so với nước. Tuy nhiên, ở một số nam giới, sau khi quan hệ tình dục và xuất tinh thì thấy tinh dịch vón cục, cô đặc như cơm nguội. Như vậy, tinh trùng đặc tốt hay xấu?
Theo bác sĩ Nam học thuộc Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng, tính chất và kết cấu của tinh dịch ở mỗi người đều không giống nhau. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào thói quen sinh hoạt, cơ địa, chất lượng cuộc sống cũng như kết cấu sinh học ở mỗi người. Trong đó, kết cấu sinh học & tinh dịch có sự thay đổi dưới sự tác động của các yếu tố dưới đây:
- Mức độ vận động, luyện tập rèn luyện thể chất
- Chế độ ăn uống, dinh dưỡng hàng ngày
- Hàm lượng vitamin (chủ yếu là vitamin B12) được nạp vào cơ thể
- Thói quen sinh hoạt kém khoa học như sử dụng thuốc lắc, ma túy, cần sa hay rượu bia…
- Do bẩm sinh…
Tinh trùng đặc tốt hay xấu?
Để biết tinh trùng đặc tốt hay xấu, nam giới cần đi thăm khám trực tiếp, thực hiện một số xét nghiệm đánh giá tinh trùng để xác định mức độ đặc của tinh trùng. Cụ thể:
Tinh trùng đặc và dính hơn bình thường
Tinh dịch bình thường sau khi được xuất ra ngoài có màu trắng sữa và đặc quánh nhẹ. Nam giới có tinh dịch sệt và dính hơn bình thường là do có nồng độ tinh trùng cao, thời gian hóa lỏng tinh trùng lâu hơn nhưng sẽ không vượt quá 30-60 phút.
Trong trường hợp này, tinh trùng đặc là tốt và có khả năng thụ thai cao. Nguyên nhân được giải thích bởi tinh trùng có độ đặc cao hơn bình thường, khi vào âm đạo sẽ khó bị chảy ra khỏi âm đạo. Đồng thời, tinh trùng đặc ở đây còn chứng tỏ chất lượng và số lượng tinh trùng ở mức rất tốt, di động nhanh, từ đó giúp tăng tỷ lệ thụ thai thành công.
Tinh trùng đặc quánh có sao không?
Tinh dịch đặc quánh như keo là tình trạng tinh dịch đông đặc, dù đã được xuất ra ngoài quá 60 phút nhưng độ hóa lỏng rất ít, thậm chí không bị hóa lỏng mà vẫn tiếp tục đặc như keo.
Trường hợp này khá nguy hiểm, cảnh báo nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Tinh dịch đặc như keo sẽ làm giảm khả năng di động của tinh trùng, làm cản trở quá trình bơi vào tử cung để gặp trứng. Bên cạnh đó, khi nam giới có tinh dịch đông đặc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quan hệ tình dục & xuất tinh.
Tinh trùng vón cục như cơm nguội
Trường hợp này là nguy hiểm nhất, bởi nó không những gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản mà còn là cảnh báo nhiều bệnh lý nam khoa nguy hiểm. Trong trường hợp này, nam giới sẽ thấy tinh dịch khi xuất ra rất đặc, bị vón cục như cơm nguội, dùng tay bóp ra sẽ tan mịn. Ngoài ra, tinh dịch còn có mùi hôi và thay đổi về màu sắc. Do đó, nếu gặp phải hiện tượng này, nam giới nên đi khám chuyên khoa để được phát hiện và điều trị sớm, tránh tai biến về sau.
Vì sao tinh trùng đặc?
Như đã chia sẻ, tinh trùng đặc tốt hay xấu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào tính chất, kết cấu và mùi của tinh dịch để xác định. Vậy nguyên nhân tại sao tinh trùng đặc? Hiện tượng này phản ánh vấn đề gì?
1. Tinh trùng đặc màu trắng do bị mất nước
Nước là một trong những thành phần của tinh dịch. Nếu cơ thể bị mất nước quá nhiều hoặc không uống đủ nước theo khuyến nghị thì tinh trùng có vấn đề là điều dễ hiểu.
Cơ thể bị thiếu nước sẽ làm rối loạn độ pH trong cơ thể, tăng tính kiềm và axit trong tinh dịch, khiến tinh dịch bị đặc hơn, ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.
2. Tinh trùng đặc là sao? - Rối loạn hormone
Trong tinh dịch có chứa các loại hormone, trong đó phần lớn là hormone testosterone có chức năng bảo vệ tinh trùng khi đi qua môi trường âm đạo. Do đó, khi nồng độ nội tiết tố bị mất cân bằng sẽ khiến tinh trùng đặc màu trắng đục hoặc màu vàng.
Nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố có thể do vấn đề tuổi tác, chế độ sinh hoạt , luyện tập và ăn uống. Một số triệu chứng khi bị rối loạn hormone ngoài triệu chứng tinh trùng đặc bao gồm:
- Khó khăn, thậm chí bất lực khi quan hệ tình dục
- Dương vật khó cương cứng khi quan hệ
- Suy giảm ham muốn
- Rụng tóc, rụng lông
- Mất khối lượng cơ bắp lớn, lượng mỡ tăng lên
- Sút cân nhanh không rõ nguyên nhân,...
3. Nhiễm trùng khiến tinh trùng đặc và dính
Tinh trùng đặc tốt hay xấu? Khi tinh trùng đặc quánh bất thường, có khả năng nam giới đang bị nhiễm khuẩn đường sinh dục. Khi nhiễm trùng xảy ra, số lượng bạch cầu tăng lên và số lượng tinh trùng bị giảm đi, gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về nồng độ tinh trùng, từ đó làm thay đổi tính chất, kết cấu của tinh dịch.
Nhiều nguồn tin cho thấy, khi các tế bào bạch cầu tăng lên và tấn công tinh trùng, khiến tinh trùng bị đông đặc lại, thay đổi mùi vị, màu sắc và tính chất. Ngoài ra, sự tấn công của vi khuẩn cũng khiến tinh trùng bị vón cục, đặc và dính lại.
4. Tinh trùng đặc có nguy hiểm không? - Viêm túi tinh
Nam giới khi mắc viêm túi tinh thường sẽ xuất hiện một số biểu hiện bất thường khi giao hợp, điển hình là hiện tượng di tinh hoặc xuất tinh sớm. Bệnh viêm túi tinh gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản cùng chất lượng tinh trùng ở nam giới.
Một số triệu chứng cảnh báo bệnh viêm túi tinh bao gồm:
- Tinh trùng đặc như thạch, màu trắng đục hay vàng
- Tinh trùng có lẫn máu
- Đau buốt khi quan hệ và khi xuất tinh…
5. Tinh trùng đặc do viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt cũng là một bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng sinh sản và thụ tinh của nam giới. Một số dấu hiệu của bệnh thường gặp nhất bao gồm:
- Tiểu rát buốt, tiểu đêm nhiều lần
- Tiểu gấp, tiểu lắt nhắt
- Tinh trùng đặc, có mùi lạ, rối loạn xuất tinh…
6. Tinh trùng đặc là sao? - Cảnh báo chứng thận hư
Thận ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sản sinh hormone nam cũng như việc sản xuất tinh trùng. Do đó, nam giới gặp tình trạng tinh trùng đông đặc có thể do thận hư yếu gây nên. Những biểu hiện cảnh báo ban đầu bao gồm:
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
- Đau lưng, ham muốn tình dục suy giảm
Tinh trùng đặc - bao giờ cần đến gặp bác sĩ?
Tinh trùng đặc tốt hay xấu sẽ dựa trên tính chất, kết cấu và thời gian xuất hiện quyết định. Theo đó, khi tình trạng tinh trùng đông đặc kéo dài kèm theo hiện tượng đau buốt khi xuất tinh, cơ thể mệt mỏi, tinh trùng dày lên bất thường thì nam giới nên đến gặp bác sĩ ngay.
Ngoài ra, hãy đến các cơ sở chuyên khoa uy tín nếu kèm theo các dấu hiệu dưới đây:
- Dương vật sưng đau
- Sốt cao > 38,8 độ C
- Tinh trùng đông đặc, màu lạ và có mùi hôi
- Tiểu tiện khó khăn, thậm chí không thể đi tiểu
- Dương vật nổi mụn, mề đay…
Tùy theo cơ địa từng người cùng tính chất tinh trùng ở mỗi nam giới sẽ khác nhau. Tuy nhiên, khi tinh trùng đặc gây những ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, chất lượng tình dục thì nam giới nên đi thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
Phải làm sao khi tinh trùng đặc?
Khi đã xác định được tinh trùng đặc tốt hay xấu, các bác sĩ chuyên khoa sẻ tư vấn hướng khắc phục phù hợp nhất cho từng trường hợp.
- Trường hợp tinh trùng đặc do rối loạn hormone hay ở mức độ nhẹ thì có thể tiến hành điều trị bằng thuốc. Các loại thuốc được chính bác sĩ kê đơn, có tác dụng cân bằng hormone, kháng viêm, kháng virus, tiêu viêm hiệu quả…
- Trường hợp tinh trùng đặc do bệnh lý thì được điều trị kết hợp đông tây y và vật lý trị liệu, giúp tiêu diệt triệt để vi khuẩn có hại, loại bỏ triệu chứng, kháng viêm, tăng khả năng hấp thụ thuốc và giảm nguy cơ tái phát.
Lưu ý: Cách chữa tinh trùng đặc cần được thực hiện dưới sự chỉ định và giám sát của các bác sĩ chuyên khoa. Nam giới tuyệt đối không tự mua thuốc hay tự ý bỏ dở phác đồ để tránh xảy ra biến chứng hay hiệu quả không như mong muốn.
Bài viết trên đây đã giải thích cụ thể vấn đề tinh trùng đặc tốt hay xấu. Hy vọng đây sẽ là thông tin bổ ích giúp nam giới có thể phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm. Mọi vấn đề Nam khoa xin vui lòng quay số 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.
- Cách chữa viêm phụ khoa cho bà bầu an toàn cho sức khỏe mẹ và bé
- [Giải đáp] Chữa viêm phụ khoa bằng lá lốt liệu có hiệu quả không?
- Viêm phụ khoa khi mang thai có sao không? Cách điều trị thế nào?
- Chữa viêm nhiễm phụ khoa bằng Đông y có triệt để?
- Bật mí 5 cách chữa viêm phụ khoa bằng dân gian đơn giản tại nhà
- Nhận định uống thuốc tránh thai khẩn cấp có thai được không?