Triệu chứng căng tức bàng quang coi chừng 5 bệnh nguy hiểm

Điểm trung bình: 4/5
Bài viết có ích: 369 lượt bình chọn

Triệu chứng căng tức bàng quang có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể là dấu hiệu bất thường ở bàng quang hoặc đường tiết niệu. Người bệnh khi gặp triệu chứng này sẽ thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Vậy căng tức bàng quang là dấu hiệu bệnh gì, khắc phục như thế nào, bạn hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Triệu chứng căng tức bàng quang là bệnh gì?

Bàng quang là bộ phận quan trọng trong hệ thống bài tiết nước tiểu, nó có nhiệm vụ chứa nước tiểu từ thận trước khi thải ra bên ngoài. Triệu chứng căng tức bàng quang có thể do nhiều nguyên nhân trong đó phổ biến nhất là nguy cơ bị nhiễm trùng, sỏi thận thậm chí ung thư. 

Triệu chứng căng tức bàng quang là bệnh gì?

Nguyên nhân đau và căng tức bàng quang có thể là do những nguyên nhân dưới đây: 

Do bệnh viêm bàng quang kẽ

Đa số người bệnh đều cho rằng viêm bàng quang kẽ thường chỉ gây đau bàng quang nhưng thực tế, nó cũng có thể gây căng tứ bàng quang. Tình trạng này có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới đặc biệt là nữ giới trong độ tuổi 40.

Do bệnh viêm bàng quang kẽ

Khi bị viêm bàng quang kẽ tùy thuộc tình trạng của mỗi người sẽ có những dấu hiệu khác nhau: 

  • Căng tức ở bàng quang
  • Đau ở vùng xương chậu
  • Nóng rát và đau dọc niệu đạo, đặc biệt là mỗi lần đi tiểu
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường, tiểu gấp lượng nước tiểu ít
  • Đau ở tầng sinh môn nữ giới hoặc giữa bìu và hậu môn ở nam giới
  • Đau mỗi khi nam giới quan hệ tình dục và khi xuất tinh

Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể kể đến như: do thực hiện các bài tập cơ sàn chậu, mặc quần áo quá chật, căng bàng quang khi tập thể dục cường độ mạnh, sử dụng cà phê hoặc đồ uống có chứa nhiều chất kích thích…

Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm tình trạng nhiễm trùng tại các bộ phận như niệu đạo, bàng quang và thận. Bệnh viêm đường tiết niệu có thể gặp ở cả nam giới và nữ giới nhưng nữ giới thường gặp hơn. Tình trạng này nếu không được điều trị có thể lây lan đến thận, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận. 

Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Bạn sẽ thấy có những dấu hiệu như: 

  • Thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu rắt
  • Đau vùng dưới, lưng dưới
  • Bàng quang và vùng chậu bị gia tăng áp lực dẫn đến triệu chứng căng tức bàng quang
  • Có máu lẫn ở trong nước tiểu
  • Nước tiểu đục

Nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu chủ yếu là do vi khuẩn, virus tấn công gây viêm nhiễm ở bàng quang. 

Do mắc bệnh sỏi thận

Do mắc bệnh sỏi thận

Sự xuất hiện của sỏi thận là do xuất hiện những tinh thể rắn được hình thành từ bên trong thận với các khoáng chất là muối không tan trong nước tiểu. Sỏi thận có thể di chuyển đến niệu quản và bàng quang. Các tinh thể sỏi có thể bị kẹt làm cản trở dòng nước tiểu khiến người bệnh bị đau ở bàng quang và căng tức bàng quang. 

  • Bạn sẽ thấy có những dấu hiệu kèm theo như: 
  • Đau mỗi lần đi tiểu, nam giới đau khi xuất tinh
  • Thường xuyên đi tiểu nhiều lần
  • Nước tiểu có màu đỏ hoặc có màu sẫm hơn bình thường
  • Buồn nôn và nôn
  • Đau ở đầu dương vật

Có nhiều nguyên nhân gây sỏi thận, trong đó có những nguyên nhân như uống ít nước, thường xuyên nhịn tiểu, chất khoáng trong nước tiểu tăng cao…

Ung thư bàng quang

Ung thư bàng quang

Một trong những căn bệnh nguy hiểm gây triệu chứng căng tức bàng quang chính là ung thư bàng quang. Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm ở đường tiết niệu, phổ biến ở nam giới, nữ giới 50 tuổi trở lên. 

Khi mắc bệnh viêm bàng quang bạn sẽ thấy có những dấu hiệu kèm theo như: 

  • Đau tức bàng quang
  • Tiểu ra máu
  • Rối loạn tiểu tiện
  • Đau vùng tiểu khung
  • Đau vùng thắt lưng khi đi tiểu

Nguyên nhân gây nên tình trạng này có thể là do thường xuyên trong môi trường độc hại, nhiễm ký sinh trùng…

Do chấn thương cơ học

Do chấn thương cơ học

Va đập mạnh khi chơi thể thao, tai nạn hoặc làm việc quá sức cũng là nguyên nhân khiến bàng quang bị tổn thương và gây nên dấu hiệu căng tức bàng quang. Bạn cũng có thể gặp phải những dấu hiệu khác kèm theo như: 

  • Đi tiểu nhiều, tiểu liên tục
  • Trong nước tiểu có lẫn máu hoặc sợi máu nhỏ
  • Đau vùng bụng dưới nhất là khi vận động
  • Gặp khó khăn khi quan hệ tình dục. 

Ngoài những nguyên nhân nêu trên đây, triệu chứng căng tức bàng quang còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Do đó bạn nên thăm khám, tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. 

Triệu chứng căng tức bàng quang có cần khám bác sĩ

Triệu chứng căng tức bàng quang có cần khám bác sĩ

Triệu chứng căng tức bàng quang do nhiều nguyên nhân gây nên, có những nguyên nhân nguy hiểm nhưng cũng có những nguyên nhân cơ học bình thường, Do đó nếu bạn thấy bàng quang có những dấu hiệu dưới đây thì nên thăm khám các bác chuyên khoa. 

  • Bị đi tiểu són không kiểm soát
  • Đau, căng tức bàng quang kéo dài trong nhiều giờ
  • Nước tiểu có lẫn máu hoặc có màu nâu đỏ
  • Đau dữ dội ở vùng hông, lưng
  • Sốt cao, ớn lạnh
  • Sau khi điều trị bằng kháng sinh các triệu chứng không thuyên giảm thậm chí tái phát. 

Nếu bạn thấy có những dấu hiệu kèm theo trên đây thì nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.

 Nên làm gì khi thấy triệu chứng bàng tức bàng quang?

Nên làm gì khi thấy triệu chứng bàng tức bàng quang?

Khi thấy có dấu hiệu căng tức bàng quang bạn nên có kế hoạch thăm khám và điều trị cùng các bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ dựa vào những dấu hiệu mà người bệnh đang gặp phải để thực hiện khám và chỉ định liên quan. Bạn có thể sẽ được chỉ định: 

  • Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định nguyên nhân nhiễm trùng
  • Xét nghiệm máu nhằm đánh giá các bệnh về máu và chức năng gan, thận
  • Chụp X-Quang ở bàng quang và đường tiết niệu
  • Siêu âm hoặc chụp CT

Ngoài ra, với những trường hợp bị ung thư các bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm hoặc sinh thiết nhằm đánh giá tính chất là tình trạng bệnh. 

Sau khi có kết quả thăm khám và chẩn đoán các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả theo tình trạng bệnh. 

  • Với những trường hợp do viêm nhiễm như viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm kết hợp thuốc đông y và vật lý trị liệu
  • Với những trường hợp do sỏi thận hoặc sỏi bàng quang sẽ được chỉ định sử dụng các phương pháp tán sỏi nội soi tùy thuộc vào kích thước khối sỏi
  • Với những trường hợp do mắc các bệnh ung thư sẽ được mổ loại bỏ loại bỏ khối u, sau đó thực hiện hóa trị và xạ trị. 

Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ bạn cần chú ý đến những lưu ý như: Uống nhiều nước, không nhịn đi tiểu, mặc quần lót vừa vặn và khô thoáng, hạn chế tắm bồn, sau khi quan hệ tình dục nên đi tiểu, lau vùng kín từ đằng trước ra đằng sau để loại bỏ vi khuẩn, quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. 

Người bệnh cũng cần chú ý sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Với chị em nữ giới không nên chà xát quá mức, thụt rửa âm đạo quá sâu, sử dụng các loại nước tẩy rửa có độ sát trùng mạnh sẽ tiêu diệt vi khuẩn có lợi. 

Trên đây là những triệu chứng căng tức bàng quang cảnh báo những bệnh mà bạn có thể gặp phải. Tuy nhiên, những triệu chứng này chỉ nên tham khảo, bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám cụ thể. Nếu cần được bác sĩ tư vấn bạn có thể liên hệ các bác sĩ qua số điện thoại 0243.9656.999. 

Để không mất cước phí điện thoại

Bạn hãy để lại số điện thoại tại đây
Bác sĩ chuyên khoa sẽ gọi ngay cho bạn

Cam kết bảo mật thông tin tuyệt đối